Tình hình phát triển các ngành nghề sản xuất của huyện Thanh Sơn – Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một Số Giải Pháp Đề Xuất Góp Phần Hoàn Thiện Chính Sách Giao, Khoán Đất Lâm Nghiệp Và Chính Sách (Trang 35 - 40)

Sơn – Phú Thọ

a. Tình hình sản xuất nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp là nguồn thu chủ yếu của huyện Thanh Sơn. Hàng năm, sản xuất nông nghiệp thu được trên 628 tỷ đồng, chiếm trên 60% tổng thu của toàn huyện. Sản xuất nông nghiệp của người dân Thanh Sơn gồm có trồng trọt và chăn nuôi.

Hoạt động trồng trọt của người dân huyện Thanh Sơn chủ yếu là trên đất nông nghiệp và trồng xen trên đất lâm nghiệp.

Diện tích, năng suất sản lượng một số cây trồng chủ yếu được thể hiện trong biểu 3-4.

Biểu 3-4. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chủ yếu năm 2005 - huyện Thanh Sơn

STT Cây trồng Diện tích ( ha) Năng suất ( tạ/ha) Sản lượng ( tấn ) 1 Cây lúa 10.547,35 46,4 48.993,9 2 Cây ngô 2.855,0 27,4 7.821,3

3 Cây Khoai Lang 1.011,5 48,9 4.951,9

4 Cây sắn 1.929,0 118 22.782,7 5 Rau xanh 1.161,0 77,9 9.044,2 6 Đậu các loại 265,5 8,87 235,5 7 Lạc 541,3 18,5 1.001,4 8 Đậu tương 331,7 15,9 527,4 9 Mía 251 434,0 10.893,4 10 Chè 3.747,7 84,6 24.141,8 11 Sơn 178,9 3,1 42,6 12 Dừa 64,1 34 192,9 13 Cam , Quýt 96 48,9 413,7 14 Chanh 97 38 271,3 15 Bưởi 88,5 93 755,1 16 Táo 40,1 66 247,5 17 Nhãn 40,1 66 247,5 18 Vải 141,8 53 666,2 19 Chuối 486 175 7532 20 Dứa 64,1 34 199,9

Qua biểu 3 - 4, cho thấy:

Năng suất các loại cây trồng của huyện Thanh Sơn còn thấp.

Cây trồng chủ yếu ở Thanh Sơn là cây lúa, cây chè, ngô. Đây là những cây trồng có tiềm năng sản xuất, đem lại nguồn thu cho Thanh Sơn

Lúa được trồng trên những ruộng bậc thang, nương cố định, ruộng nước. Hoạt động trồng lúa chưa có đầu tư, thâm canh, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, năng suất bình quân thấp (chỉ đạt 4,5 tấn/ha), chỉ phục vụ nhu cầu lương thực tại địa phương

Cây Chè được trồng trên những vườn đồi, vườn nhà. Nó được xác định là cây công nghiệp chủ lực của huyện. Một số xã trong huyện như: Địch Quả, Minh Đài... đã bắt đầu hình thành lên vùng sản xuất chè, tạo ra thu nhập đáng kể cho người dân

Ngô được trồng trên những chân ruộng 1 vụ, vườn nhà, năng suất thấp (chỉ đạt 2,7 tấn/ ha).

Các loài cây trồng khác, người dân huyện Thanh Sơn trồng với một diện tích nhỏ, phục vụ cho tiêu dùng địa phương là chính, không thể phát triển với quy mô lớn.

Trình độ trồng trọt của huyện Thanh sơn còn thấp, chưa tìm ra cây chủ lực thực sự để giúp người dân phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo

- Chăn nuôi:

Chăn nuôi gia súc đem lại nguồn thu chủ yếu cho các hộ gia đình tại huyện Thanh Sơn.

Chăn nuôi gia cầm được tiến hành hầu hết ở tất cả các hộ gia đình trong toàn huyện. Việc chăn nuôi gia cầm chỉ phục vụ tiêu dùng tại hộ là chủ yếu.

Nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi cá nói riêng ở Thanh Sơn không phát triển, các hộ dân có ao chiếm tỷ lệ rất thấp, nếu có thì đầu tư cho thủy sản nói chung, cho thả cá nói riêng cũng rất thấp.

Chăn nuôi của các hộ gia đình tại huyện Thanh Sơn theo hình thức tự cung, tự cấp.

Tình hình chăn nuôi của huyện Thanh Sơn năm 2005 thể hiện trong biểu 3-5.

Biểu 3-5: Số lượng vật nuôi chủ yếu năm 2005 - huyện Thanh Sơn

STT Vật nuôi Đơn vị tính Số lượng

1 Trâu con 30.830,0 2 Bò con 19.046,0 3 Lợn con 109.525,0 4 Gà con 919.900,0 5 Vịt con 52.000,0 6 Ngan, ngỗng con 41.400,0 7 Ngựa con 58,0 8 Dê con 3.948,0

9 Chim bồ câu con 3.224,0

10 Thỏ con 234,0

11 Ong mật đàn 3.208,0

12 Tằm kg kén 600

( Nguồn: Phòng thống kê huyện Thanh Sơn)

b. Tình hình sản xuất Lâm nghiệp.

Mặc dù, huyện Thanh Sơn có nhiều lợi thế để phát triển sản xuất lâm nghiệp như: diện tích đất lâm nghiệp chiếm 85,39% tổng diện tích đất của huyện, diện tích rừng chiếm 58,08%. Thực tế, sản xuất lâm nghiệp của huyện Thanh Sơn đem lại một nguồn thu thấp (62 tỷ đồng/năm, chiếm dưới 6% tổng thu của huyện)

Các hoạt động sản xuất lâm nghiệp tại huyện Thanh Sơn gồm: khoanh nuôi, bảo vệ, trồng rừng

Hầu hết các hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên đất rừng đặc dụng, phòng hộ đều theo các dự án, người dân được hưởng công và được khai thác các sản phẩm phụ từ rừng.

Các hoạt động trên đất lâm nghiệp được quy hoạch là rừng sản xuất đều do dân tự đầu tư vốn. Do thiếu vốn, người dân sản xuất theo hình thức có tiền đến đâu làm đến đó. Vì thiếu kiến thức, kỹ thuật lên năng suất rừng trồng của người dân rất thấp.

Tình hình sản xuất lâm nghiệp của huyện năm 2005 được nêu trong biểu 3-6.

Biểu 3-6. Tình hình sản xuất lâm nghiệp năm 2005 – huyện Thanh Sơn

STT Các hoạt động Đơn vị tính Số lượng Ghi chú

1 Trồng rừng tập trung ha 2.534,0

a Trồng theo đầu tư của các dự án xây dựng rừng

ha 1.755,0

b Nông dân tự trồng ha 879,0

2 Khoanh nuôi, bảo vệ rừng ha 33.236,0

3 Trồng cây phân tán 1.000 cây 430,0

a Cây lấy gỗ, củi 1.000 cây 398,0

b Tre, luồng 1.000 cây 32,0

4 Khai thác lâm sản

a Gỗ từ rừng trồng m3 24.993,0

b Củi ste 5.003,0

c Tre, luồng 1.000 cây 39,3

d Nứa 1.000 cây 4,5

e Măng tấn 450,0

f Lá cọ 1.000 tàu 18.122,0

g Song, mây tấn 0,9

h Nấm, mộc nhĩ tấn 0,8

( Nguồn: Phòng thống kê huyện Thanh Sơn)

Mục tiêu của sản xuất lâm nghiệp từ nay đến năm 2010 của huyện Thanh Sơn – tỉnh Phú Thọ

- Diện tích rừng trồng tập trung: 37.267 ha. Trong đó: + Rừng phòng hộ 661: 7.268 ha

+ Rừng sản xuất nguyên liệu giấy: 20.000 ha. +Rừng đặc dụng: 11.148 ha.

- Diện tích rừng trồng phân tán: 200.000 cây. - Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên: 3.000 ha. - Khoanh nuôi bảo vệ rừng tự nhiên: 115,4 ha.

- Khai thác gỗ hàng năm: 200 ha, sản lượng đạt: 12.000 m3.

c. Các hoạt động sản xuất kinh doanh khác.

Ngoài hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp, người dân Thanh Sơn còn tiến hành các hoạt động sản xuất công nghiệp - xây dựng, dịch vụ - thương mại. Hai hoạt động sản xuất này tại Thanh Sơn chưa phát triển.

Hàng năm, thu từ công nghiệp - xây dựng chỉ đạt trên 148 tỷ, chiếm 21,4% tổng thu của toàn huyện, thu từ dịch vụ - thương mại đạt trên 86,4 tỷ, chiếm 12,5% tổng thu của toàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một Số Giải Pháp Đề Xuất Góp Phần Hoàn Thiện Chính Sách Giao, Khoán Đất Lâm Nghiệp Và Chính Sách (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)