- Đất trồng cây hàng năm khác 41,93 0,42 34,82 0,53 bĐất trồng cây lâm năm256,482,
4. Phải chịu trách nhiệm nếu xảy ra tai nạn
3.3.2. Những thành công và tồn tại trong việc thực hiện chính sách hưởng lợi tại Thanh Sơn – Phú Thọ.
hưởng lợi tại Thanh Sơn – Phú Thọ.
a. Thành công
Mặc dù không triển khai thực hiện Quyết định 178, nhưng trong thực tế địa phương vẫn đảm bảo được những quyền lợi cơ bản theo Quyết định 178 cho các hộ nhận đất, nhận rừng. Việc triển khai thực hiện chính sách hưởng lợi là rất cần thiết, đáp ứng được nguyện vọng của nông dân, khiến cho nông dân phấn khởi tham gia nhận đất, nhận rừng.
Kể từ khi thực hiện chính sách hưởng lợi, rừng được bảo vệ tốt hơn, diện tích rừng bị chặt phá, khai thác trái phép có xu hướng giảm xuống, niều hộ dân đã quan tâm đến việc đầu tư cho sản xuất lâm nghiệp, thu nhập từ đất lâm nghiệp ngày càng chiếm tỷ lệ cao hơn trong cơ cấu thu nhâp của hộ.
Việc thực hiện chính sách hưởng lợi, tạo ra một cơ chế thúc đẩy người dân tiến hành sản xuất lâm nghiệp, bảo vệ và phát triển rừng ở địa phương một cách bền vững.
b. Những tồn tại
Bên cạnh những thành công, việc thực hiện chính sách hưởng lợi tại huyện Thanh Sơn còn tồn tại nhiều vấn đề gây ảnh hưởng đến việc hưởng lợi của các hộ gia đình, cụ thể:
- Đến nay, huyện vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn, chỉ đạo việc thực hiện quyền hưởng lợi của các hộ nhận đất, nhận rừng. Do đó việc thực hiện chế độ hưởng lợi ở các xã khác nhau là khác nhau, cụ thể: Theo quy định, tiền công khoán bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ là 50.000đồng/ha/ năm, nhưng tại xã Xuân Sơn các hộ chỉ được nhận 35.000đ/ha/năm, tại xã Thu Cúc các hộ chỉ nhận được 30.000đ/ha/năm, số tiền còn lại được chi cho quỹ phòng chống cháy rừng, tiền giao khoán đất.
- Trên địa bàn huyện chưa có tổ chức nào đảm nhận trách nhiệm đầu tư, hỗ trợ, giúp đỡ các hộ gia đình, cá nhân nhận đất, nhận rừng tổ chức sản xuất
kinh doanh rừng trên diện tích đất, rừng đã nhận. Đa số các hộ gia đình cá nhân sau khi nhận đất, nhận rừng không được tư vấn về thị trường, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, lựa chọn cây giống, con giống để sản xuất trên mảnh đất của mình, do đó các hộ gia đình, cá nhân không biết làm gì để hưởng lợi.
- Cơ chế giám sát, quản lý khai thác rừng chưa rõ ràng nên các cơ quan quản lý sợ mất rừng. Dẫn đến hiện tượng các cơ quan tiến hành đóng cửa rừng làm cho các hoạt động khai thác hưởng lợi gặp khó khăn.
- Các quyền lợi theo quy định mà các hộ gia đình, cá nhân nhận đất, nhận rừng được hưởng thường không sát với thực tế, các quyền lợi đó khó có thể thực hiện được trên thực tế. Người dân cần có những thu nhập để giải quyết việc ăn uống, sinh hoạt trước mắt, nhưng những lợi ích từ rừng và đất lâm nghiệp mang lại đều là những lợi ích lâu dài.
- Hiện nay các xã chưa có cán bộ chuyên phụ trách về lâm nghiệp, những người kiêm nhiệm thì có trình độ chuyên môn nghiệp vụ thấp và không có phụ cấp, do đó việc triển khai chính sách giao khoán đất lâm nghiệp, chính sách hưởng lợi ở các xã gặp rất nhiều khó khăn.
- Nhiều hộ gia đình, cá nhân sau khi nhận đất vẫn không biết họ sẽ được làm gì trên mảnh đất được giao theo sổ đỏ, hợp đồng khoán và họ cũng không biết có được khai thác gỗ hay không, phải làm những thủ tục gì để được khai thác.
- Nhiều hộ gia đình, cá nhân nhận đất rừng đặc dụng và rừng phòng hộ gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện cơ chế hưởng lợi. Khi muốn khai thác gỗ, họ không biết cơ quan nào được quyền cấp giấy phép.
- Đa số diện tích rừng do nhà nước đầu tư vốn, thủ tục xin giấy phép khai thác gỗ do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp. Điều này làm cho người dân gặp rất nhiều khó khăn vì nhiều người dân chưa biết trụ sở của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, khoảng cách từ người dân đến sở quá xa dẫn đến chi phí xin giấy phép lớn mà giá trị sản phẩm khai thác ít.
- Hiện tượng du canh vẫn diễn ra ở một số xã dẫn đến nhiều diện tích rừng của các hộ nhận đất, nhận rừng bị xâm lấn.
- Một số nơi, thời gian hợp đồng bảo vệ, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng quá ngắn (5 năm), do đó nhiều nơi chưa hình thành rừng, vì vậy lợi tức từ đất rừng gần như không có, không khuyến khích người dân đầu tư vào quản lý rừng lâu dài. Sau khi kết thúc hợp đồng các hộ gia đình nhận đất, nhận rừng có tâm lý chung là không cần bảo vệ rừng nữa.
- Theo hợp đồng khoán, thời hạn khoán bảo vệ, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng là 30 năm, nhưng tiền công khoán khoanh nuôi, bảo vệ được trả theo 5 năm một, vì vậy nhiều hộ gia đình, cá nhân nhận khoán khoanh nuôi, bảo vệ thiếu quan tâm đến rừng trong tương lai, dẫn đến tâm lý quản lý, bảo vệ rừng một cách cầm chừng, nghe ngóng.
- Hiện nay, nhiều nơi tiến hành khoán đất rừng đặc dụng và phòng hộ cho cộng đồng, thôn bản, nhóm hộ nhưng chưa có các quy định hướng dẫn quản lý bảo vệ rừng, ăn chia tiền bảo vệ, lâm sản, sản phẩm phi gỗ khai thác từ rừng, do đó nhiều hộ gia đình, cá nhân không rõ diện tích, ranh giới rừng mình cần phải bảo vệ. Điều này làm cho việc quản lý bảo vệ rừng, ăn chi sản phẩm của cộng đồng, thôn bản, nhóm hộ gặp nhiều khó khăn.
- Kinh phí đầu tư cho các hoạt động sản xuất lâm nghiệp cao, dài ngày đã làm cho các hộ gia đình, cá nhân gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn sản xuất kinh doanh để hưởng lợi.
- Hiện nay đa số người dân miền núi còn giữ phong tục làm nhà bằng gỗ. Để giải quyết được nhu cầu này cho người dân sống trong các khu rừng phòng hộ và rừng đặc dụng rất phức tạp vì nếu cho họ khai thác sẽ trái với các quy định về chính sách hưởng lợi hiện hành.
- Tiền khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng phòng hộ và rừng đặc dụng hiện nay là 50.000,0 đồng/ha/năm là quá thấp so với việc người dân vào rừng khai
thác một cây gỗ có giá trị đến cả triệu đồng. Điều này khiến nhiều người bảo vệ rừng khai thác rừng không đúng quy định trong hợp đồng khoán.
- Gần như tất cả các hộ nhận đất, nhận rừng đều thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, do đó các việc đầu tư cho sản xuất lâm nghiệp thấp, dẫn đến thu nhập từ đất lâm nghiệp thấp.
- Đa số rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đều ở xa dân cư, đường xá đi lại khó khăn, dẫn đến chi phí vận chuyển lâm sản cao.