- Đất trồng cây hàng năm khác 41,93 0,42 34,82 0,53 bĐất trồng cây lâm năm256,482,
c Đất khoanh nuôi phụ hồi rừng d Đất trống để trồng rừng
2 Đất rừng phòng hộ 3.921,2 3.921,2 100
a Đất có rừng tự nhiên 3.562 3.562 100
b Đất có rừng trồng 88,2 88,2 100
c Đất khoanh nuôi phục hồi rừng 271 271 100d Đất trống để trồng rừng d Đất trống để trồng rừng
3 Đất rừng đặc dụng 4.100 4.100 100
a Đất có rừng tự nhiên 4.100 4.100 100b Đất có rừng trồng b Đất có rừng trồng
c Đất khoanh nuôi phục hồi rừngd Đất trống để trồng rừng d Đất trống để trồng rừng
(Nguồn: Theo UBND xã Thu Cúc và Xuân Sơn )
3.2.3. Những thành công và tồn tại trong việc thực hiện chính sách giao,khoán đất lâm nghiệp khoán đất lâm nghiệp
Việc triển khai thực hiện chính sách giao, khoán đất lâm nghiệp của huyện Thanh Sơn đã có một số thành công nhất định, cụ thể:
- Tất cả các xã trong huyện đã tiến hành giao khoán đất lâm nghiêp, kết quả giao, khoán toàn huyện đạt tỷ lệ tương đối cao, là 81,9%
- Việc giao, khoán đất lâm nghiệp đã giúp các hộ nhận đất, nhận rừng trở thành chủ nhân thực sự trên diện tích đất được giao, tránh được tình trạng tranh chấp đất đai, tạo điều kiện cho các hộ gia đình, cá nhân chủ động sản xuất kinh doanh, phát triển lâm nghiệp bền vững.
- Việc giao, khoán đất lâm nghiệp đã thu hút được nông dân trong toàn huyện tham gia vào sản xuất lâm nghiệp, đã xuất hiện một số mô hình sản xuất lâm nghiệp làm ăn hiệu quả, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói, giảm nghèo, định canh, định cư, tăng thu nhập cho nông dân, ổn định chính trị, an ninh.
Bên cạnh những thành công thì việc thực hiện chính sách giao, khoán đất lâm nghiệp còn có những tồn tại, cụ thể:
- Trước khi giao, khoán rừng và đất lâm nghiệp, công việc phải làm là xác định hiện trạng đất và rừng trên đất giao, khoán, nhưng các chủ thể giao, khoán chưa đánh giá được thực trạng trữ lượng, tăng trưởng của các loại rừng, do đó không có cơ sở để xác định, phân chia sản phẩm trong quá trình thực hiện cơ chế hưởng lợi sau này.
- Trong những năm qua, việc giao khoán rừng và đất lâm nghiệp của huyện được tiến hành một cách ồ ạt, kinh phí thấp nên việc giao khoán rừng và đất lâm nghiệp mới chỉ diễn ra trên giấy. Các hộ nhận giao khoán rừng và đất lâm nghiệp không xác định được ranh giới trên thực địa. Điều này đã dẫn đến tranh chấp trong quá trình sử dụng đất sau này, làm cản trở đến việc hưởng lợi của các hộ.
- Do kinh phí thấp, tiến hành giao đất ồ ạt, các hộ nhận đất lâm nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về lợi ích của sổ đỏ, do đó có những diện tích đất thuộc quyền sử dụng của một số hộ nhưng lại được cấp 1 quyển sổ đỏ và chỉ ghi tên của một người đại diện. Điều này đã làm cho việc hưởng lợi của các hộ gặp khó khăn. Trong quá trình sản xuất kinh doanh các hộ muốn sử dụng sổ đỏ để thế chấp vay vốn ngân hàng thì chỉ có hộ có tên trong sổ thực hiện được còn các hộ khác không thực hiện được quyền lợi này.
- Do việc tiến hành giao đất được tiến hành một cách ồ ạt nên việc quy hoạch, xác định ba loại rừng (rừng sản xuất, phòng hộ, đặc dụng) không chính xác. Cụ thể, trong một lưu vực, rừng sản xuất lại nằm trên đồi cao còn rừng phòng hộ nằm dưới thấp.
- Những năm trước đây, người dân chưa nhận thức được các lợi ích của rừng và đất lâm nghiệp, do đó khi tiến hành giao, khoán rừng và đất lâm nghiệp họ không nhận đất, hiện nay họ không có rừng và đất lâm nghiệp.
Trong cuộc sống hàng ngày họ tiến hành khai thác củi, lâm sản trên diện tích đất lâm nghiệp của các hộ xung quanh, gây khó khăn trong việc quản lý bảo vệ rừng.
- Đa số diện tích đất rừng giao cho các hộ gia đình là rừng nghèo kiệt hoặc là đất trống để trồng rừng. Rừng tự nhiên thuộc loại tốt đều được giao cho các hộ gia đình dưới dạng hợp đồng khoán khoanh nuôi, bảo vệ. Vì vậy, các hộ gia đình được hưởng lợi rất ít từ những diện tích rừng có trữ lượng lâm sản cao.
- Hiện nay có những hộ gia đình đã nhận khoán trồng, khoanh nuôi, bảo vệ với diện tích rất lớn (60 ha – 100 ha) trong một thời gian dài để nhận tiền công của Nhà nước. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ gây ra những bất bình đối với các hộ gia đình khác ở địa phương, dẫn đến mâu thuẫn, gây ra khó khăn trong quản lý bảo vệ rừng.
- Sau khi được giao khoán rừng và đất lâm nghiệp các hộ gia đình cá nhân không được tư vấn, đào tạo về kỹ thuật sản xuất, vốn, tìm hiểu thị trường. Do đó người dân còn lúng túng, gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất, dẫn đến những lợi ích từ rừng và đất lâm nghiệp không cao.
- Có rất nhiều hộ gia đình đã sử dụng một diện tích đất lâm nghiệp trong nhiều năm, không có tranh chấp nhưng vẫn không được cấp sổ đỏ để được hưởng những lợi ích từ rừng và đất lâm nghiệp một cách hợp pháp
- Hiện nay các lâm trường đang quản lý một diện tích đất rừng sản xuất tương đối lớn. Trong khi người dân sống dựa vào rừng thì lại quản lý một diện tích đất rừng sản xuất hạn chế. Hiện nay lâm trường và người dân đang có những tranh chấp đất đai cần được chính quyền giải quyết.
- Nhìn chung, đất lâm nghiệp giao cho các hộ xấu, manh mún, khó áp dụng khoa học kỹ thuật, sản xuất theo quy mô hàng hóa dẫn đến năng suất cây trồng thấp.
3.3. Tình hình thực hiện chính sách hưởng lợi đối với các hGĐnhận đất lâm nghiệp tại huyện Thanh Sơn nhận đất lâm nghiệp tại huyện Thanh Sơn
3.3.1. Những quy định và tình hình thực thực hiện quyền hưởng lợi đốivới các hộ nhận rừng, đất lâm nghiệp với các hộ nhận rừng, đất lâm nghiệp
Cho đến nay, huyện cũng như tỉnh vẫn chưa có có công văn hướng dẫn đầy đủ, cụ thể về chính sách hưởng lợi áp dụng cho các hộ nhận rừng, đất lâm nghiệp.
Thông tư hướng dẫn số 80 /2003/TTLT/BNN – BTC về việc thực hiện quyết định 178 mãi đến ngày 3/9/2003 mới ra đời, cho đến nay, huyện Thanh Sơn vẫn không triển khai áp dụng quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp theo Quyết định 178/2001/QĐ - TTg. Quyền hưởng lợi của các hộ gia đình, cá nhân nhận đất, nhận rừng đều được thực hiện theo hướng dẫn của nghị định 01, 02, 163 của thủ tướng Chính phủ và theo hướng dẫn của dự án 327 (sau là dự án 661).
Rừng và đất lâm nghiệp được quy hoạch là đất rừng sản xuất, huyện đã tiến hành giao cho các hộ gia đình, cá nhân theo nghị định 02/CP. Các lâm trường trên địa bàn huyện cũng tiến hành khoán rừng và đất lâm nghiệp quy hoạch là rừng sản xuất cho các hộ gia đình, cá nhân theo từng công đoạn hoặc cả chu kỳ sản xuất.
Rừng và đất lâm nghiệp được quy hoạch là rừng đặc dụng và rừng phòng hộ được khoán đến hộ gia đình, cá nhân thông qua Lâm trường và Vườn quốc gia theo nghị định 01/CP.
Hiện nay, việc thực hiện chính sách hưởng lợi mới chỉ áp dụng cho các đối tượng sau:
- Rừng và đất lâm nghiệp quy hoạch làm rừng sản xuất được giao cho các hộ gia đình.
- Rừng và đất lâm nghiệp quy hoạch làm rừng sản xuất được khoán cho các hộ gia đình.
- Rừng và đất lâm nghiệp quy hoạch làm rừng đặc dụng được khoán cho các hộ gia đình
- Rừng và đất lâm nghiệp quy hoạch làm rừng phòng hộ được khoán cho các hộ gia đình
Quyền hưởng lợi của các hộ nhận rừng, đất lâm nghiệp theo quy định và trên thực tế được thể hiện trong biểu 3-11.
Huyện Thanh Sơn chưa triển khai áp dụng quyết định 178, nhưng các quy định của địa phương về hưởng lợi đối với các hộ gia đình vẫn đảm bảo được những quyền lợi cơ bản theo quyết định 178. Trên thực tế các hộ gia đình đã được hưởng lợi theo các quy định này.
Có những quy định hưởng lợi đối với các hộ gia đình, cá nhân nhận đất, nhận rừng không có trong Quyết định 178 nhưng lại có ở các quy định của địa phương, có những quy định hưởng lợi đối với các hộ gia đình, cá nhân nhận đất, nhận rừng có trong Quyết định 178 có thì lại không có ở trong các quy định của địa phương.
Có rất nhiều những quyền hưởng lợi có trong Quyết định 178, không có trong những quy định của địa phương, nhưng trên thực tế người dân đang được hưởng các quyền này.
Có một số những quyền hưởng lợi có cả trong Quyết định 178 và trong những quy định của địa phương nhưng các hộ nhận đất, nhận rừng lại không được hưởng
Ngoài ra, các hộ nhận đất, nhận rừng tại Thanh Sơn còn tiến hành nhiều hoạt động không có trong quy định của Quyết định 178 và các quy định của địa phương để được hưởng các lợi ích khác như: các hộ đã tiến hành liên doanh, cho thuê đất, nhận khoán các hoạt động sản xuất lâm nghiệp.
Ngoài những quy định chính thức trong biểu 3-11, tại huyện Thanh Sơn có những quy định không chính thức, những quy định này có thể trái hoặc không trái với các quy định chính thức của địa phương, của quyết định 178. Ví dụ:
- Các xã phải cho phép các hộ dân khai thác gỗ ở các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ để phục vụ cho việc làm, sửa chữa nhà ở. Quy định này trái với quy định của địa phương nhưng phù hợp với quyết định 178.
- Do sợ mất rừng, các xã tiến hành nghiêm cấm việc khai thác các sản phẩm phụ ở rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Điều này trái với các quy định của Quyết định 178 và các quy định của địa phương
Biểu 3-11. Tình hình thực hiện chính sách hưởng lợi đối với các hộ gia đình nhận đất lâm nghiệp tại Thanh Sơn
STT T
Chỉ tiêu Hình thức
Quản lý
Quy định theo 178 Quy định của địa phương Thực tế
hưởng lợi I Quyền Rừng sản xuất Giao cho hộ