Các giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách hưởng lợi đối với các hộ gia đình nhận đất, nhận rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một Số Giải Pháp Đề Xuất Góp Phần Hoàn Thiện Chính Sách Giao, Khoán Đất Lâm Nghiệp Và Chính Sách (Trang 80 - 84)

- Đất trồng cây hàng năm khác 41,93 0,42 34,82 0,53 bĐất trồng cây lâm năm256,482,

4. Phải chịu trách nhiệm nếu xảy ra tai nạn

4.3. Các giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách hưởng lợi đối với các hộ gia đình nhận đất, nhận rừng.

hộ gia đình nhận đất, nhận rừng.

- Dựa vào Quyết định số 178/2001/QĐ - TTg về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp và các văn bản luật có liên quan để xây dựng chính sách hưởng lợi cho phù hợp với thực tiễn hiện trạng rừng, đất lâm nghiệp, kinh tế, xã hội của địa phương trong huyện.

- Tổ chức tiến hành triển khai, phổ biến chính sách hưởng lợi đến tất cả các hộ dân nhận đất, nhận rừng, các cơ quan trong địa phương có liên quan đến việc quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng rừng của địa phương.

- Cần có một tổ chức đảm nhận trách nhiệm đầu tư, hỗ trợ, tư vấn về kinh doanh, thị trường, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, lựa chọn cây giống, con giống để các hộ gia đình, cá nhân nhận đất, nhận rừng sản xuất trên mảnh đất của mình.

- Việc thiết kế và cấp giấy phép khai thác lâm sản trên đất rừng phòng hộ, đặc dụng không nên để Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn mà giao cho cấp huyện thực hiện.

- Cần có những đề tài, dự án nghiên cứu tìm thị trường cho các loại lâm sản ngoài gỗ để giúp các hộ nhận khoán khoanh nuôi, bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ có thêm thu nhập.

- Khi tiến hành giao đất rừng sản xuất, hợp đồng khoán bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ cần giúp người dân hiểu rõ các quyền lợi, trách nhiệm của họ, giúp các hộ xác định rõ diện tích đất được giao, khoán cả trên bản đồ và trên thực địa

- Tiền công khoán khoanh nuôi, bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ trả cho các hộ gia đình phải được thực hiện liên tục cho đến khi thành rừng thì mới xem xét dừng chi trả tiền công cho các hộ.

- Có lộ trình chuyển dần từ khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ sang sản xuất để bảo vệ rừng.

- ở những nơi không thể chuyển sang phương thức bảo vệ rừng thông qua sản xuất, cần nâng mức tiền công khoán cao hơn.

- Hiện nay, việc giao khoán khoanh nuôi, bảo vệ rừng đặc dụng, phòng hộ cho các thôn bản, cộng đồng, nhóm hộ có hiệu quả cao hơn là giao cho từng hộ, cá nhân. Nhưng đến nay, toàn bộ các thôn bản, cộng đồng, nhóm hộ nhận khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng vẫn chưa có quy chế về tổ chức, hoạt động, ăn chia các nguồn lợi thu được từ rừng. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần giúp các nhóm hộ, cộng đồng, thôn bản nhận rừng, đất lâm nghiệp xây dựng được quy chế tổ chức, hoạt động, ăn chia các nguồn lợi thu được từ rừng, đất lâm nghiệp.

- ở các khu rừng đặc dụng, phòng hộ các địa phương cần quy hoạch một số diện tích nhất định để đáp ứng nhu cầu khai thác gỗ làm nhà của người dân tại địa phương.

- Tổ chức triển khai các dự án để khai thác, thu hút các hộ dân nhận đất, nhận rừng phòng hộ và rừng đặc dụng tham gia vào việc khai thác tiềm năng du lịch.

- Cần có chính sách ưu đãi về tài chính để thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia vào việc sản xuất nông - lâm nghiệp tại địa phương, như :

+ Miễn giảm thuế nông lâm nghiệp, cho vay vốn với lãi suất thấp, khi nào có sản phẩm mới phải hoàn vốn vay…

+ Thành lập các quỹ tín dụng phục vụ sản xuất nông - lâm nghiệp tại địa phương, đơn giản thủ tục vay để người dân có thể tiếp cận được với nguồn vốn vay của nhà nước.

+Sử dụng các lâm trường như những nguồn cung cấp vốn cho các hộ nhận rừng, đất lâm nghiệp dưới hình thức liên doanh, liên kết đôi bên cùng có lợi (dân góp đất, lâm trường góp vốn, ăn chia theo thỏa thuận).

+ Trong trường hợp người dân không thể có vốn sản xuất, các hộ có thể tháo gỡ khó khăn này bằng cách cho các tổ chức hoặc cá nhân có khả năng sản xuất thuê đất (giá thuê theo thỏa thuận).

+ Các hộ nhận rừng, đất lâm nghiệp có thể tự mình đứng ra thành lập nhóm tín dụng thôn bản để giúp nhau về vốn sản xuất, theo hình thức các hộ tham gia vào nhóm phải đóng tiết kiệm, sau đó nhóm sẽ bình xét để cho các hộ gặp khó khăn về vốn sản xuất vay.

- Cần tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao cho hộ nhận rừng, đất lâm nghiệp công nghệ, kỹ thuật sản xuất nông - lâm nghiệp.

- Cần xây dựng một mạng lưới đường giao thông trong toàn huyện đến từng khu, lô rừng để giảm chi phí vận chuyển trong quá trình sản xuất lâm nghiệp

- Cần xây dựng một trung tâm thông tin thị trường từ huyện đến tận thôn bản để định hướng, tư vấn quá trình sản xuất cho các hộ, cung cấp thông tin giá cả thị trường hàng hóa nông lâm sản, các loại vật tư phục vụ sản xuất lâm nghiệp

Chương 5

Kết luận và khuyến nghị

5. 1. Kết luận

Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu việc thực hiện chính sách hưởng lợi, chính sách giao, khoán đất lâm nghiệp và ảnh hưởng của hai chính sách trên đến thu nhập của các hộ nhận đất, nhận rừng tại hai xã Thu Cúc, Xuân Sơn, đề tài đã cơ bản đánh giá được những thuận lợi, khó khăn, những bất cập trong việc thực hiện chính sách hưởng lợi, chính sách giao, khoán đất lâm nghiệp, tác động của hai chính sách đến thu nhập của các hộ nhận đất, nhận rừng tại huyện Thanh Sơn – tỉnh Phú Thọ. Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất được các giải pháp giúp các hộ nhận đất, nhận rừng tại huyện Thanh Sơn thuận lợi trong quá trình sản xuất lâm nghiệp, nâng cao được thu nhập trên đất lâm nghiệp được giao, khoán.

Sau khi nghiên cứu, phân tích, tìm hiểu việc thực hiện và ảnh hưởng của chính sách hưởng lợi, chính sách giao, khoán rừng và đất lâm nghiệp, đề tài đã rút ra những kết luận chủ yếu sau:

1.Tình hình thực hiện chính sách giao khoán rừng và đất lâm nghiệp

Huyện Thanh Sơn đã triển khai thực hiện việc giao, khoán rừng và đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình đạt kết quả cao. Diện tích đất, rừng được giao, khoán đã được quản lý, sử dụng, bảo vệ tốt. Trên thực tế, việc triển khai thực hiện chính sách giao, khoán rừng và đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình còn rất nhiều tồn tại ảnh hưởng đến việc hưởng lợi của các hộ nhận đất nhận rừng.

2. Tình hình thực hiện chính sách hưởng lợi

Cho đến nay, huyện Thanh Sơn vẫn không triển khai thực hiện quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp theo Quyết định 178/2001/QĐ - TTg, chưa có

có công văn hướng dẫn đầy đủ, cụ thể về chính sách hưởng lợi áp dụng cho các hộ nhận rừng và đất lâm nghiệp. Tuy nhiên, những quy định hưởng lợi mà huyện đang áp dụng vẫn đảm bảo được những quyền lợi cơ bản của các hộ nhận đất, nhận rừng. Lợi ích thu được trên diện tích đất lâm nghiệp của các hộ còn thấp hơn so với tiềm năng thực tế của đất đai. Trong quá trình thực hiện chính sách hưởng lợi ở Thanh Sơn, bên cạnh những thành công còn tồn tại nhiều vấn đề ảnh hưởng đến quyền hưởng lợi của các hộ nhận đất, nhận rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một Số Giải Pháp Đề Xuất Góp Phần Hoàn Thiện Chính Sách Giao, Khoán Đất Lâm Nghiệp Và Chính Sách (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)