Ảnh hưởng của việc thực hiện chính sách giao khoán đất lâm nghiệp và chính sách hưởng lợi đến thu nhập của các hộ nhận đất, nhận rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một Số Giải Pháp Đề Xuất Góp Phần Hoàn Thiện Chính Sách Giao, Khoán Đất Lâm Nghiệp Và Chính Sách (Trang 84 - 87)

- Đất trồng cây hàng năm khác 41,93 0,42 34,82 0,53 bĐất trồng cây lâm năm256,482,

3. ảnh hưởng của việc thực hiện chính sách giao khoán đất lâm nghiệp và chính sách hưởng lợi đến thu nhập của các hộ nhận đất, nhận rừng.

chính sách hưởng lợi đến thu nhập của các hộ nhận đất, nhận rừng.

- ở các hộ nhận đất, nhận rừng, có diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao, đất nông nghiệp chiếm một tỷ lệ thấp. Trong diện tích đất lâm nghiệp thì đất giao chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu là đất khoán.

- Việc sản xuất kinh doanh của các hộ chủ yếu tập trung cho đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp chủ yếu là bảo vệ.

- Chi phí của các hộ vẫn chỉ tập trung vào chi phí đời sống, chi phí cho sản xuất thấp. Trong chi phí sản xuất thì chi phí cho sản xuất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất sau đó đến chi phí cho nông nghiệp, cuối cùng là chăn nuôi, nhưng mức đầu tư cho 1 ha đất lâm nghiệp lại thấp hơn so với đất nông nghiệp. Nhìn chung, mức chi phí cho sản xuất nông lâm nghiệp ở Thanh Sơn rất thấp, không khai thác hết tiềm năng của đất.

- Mặc dù diện tích đất lâm nghiệp và chi phí cho sản xuất lâm nghiệp của các hộ chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng diện tích đất đai cũng như tổng chi phí của hộ, nhưng thu nhập từ sản xuất lâm nghiệp chiếm một tỷ lệ thấp nhất. Nguồn thu chủ yếu của các hộ là từ chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp, từ các hoạt động khác.

- Sau khi nhận đất, nhận rừng các hộ còn gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh để hưởng lợi, cụ thể: các hộ luôn thiếu vốn, cây giống,

con giống đang sử dụng có năng suất thấp, trình độ khoa học kỹ thuật của các hộ thấp, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất còn thấp, các hộ còn thiếu thông tin thị trường về các sản phẩm nông lâm sản.

5. 2. Khuyến nghị

Trên cơ sở của các kết quả nghiên cứu, để góp phần nâng cao những lợi ích cho người dân nhận đất, nhận rừng, đề tài đưa ra một số khuyến nghị như sau:

- Cần tiến hành đồng bộ, tổng hợp, toàn diện một số chính sách để hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nhận đất, nhận rừng phát triển sản xuất kinh doanh, thực hiện các quyền hưởng lợi của mình, như: chính sách giao đất, giao rừng, chính sách hưởng lợi, chính sách vốn, chính sách về khoa học kỹ thuật chuyển giao công nghệ, chính sách về thông tin thị trường, chính sách về cơ sở hạ tầng...

- Cần tiến hành rà soát, phân loại, xác định trữ lượng và tăng trưởng cho các loại rừng trong phạm vi toàn huyện.

- Dựa vào quyết định 178 để xây dựng một chính sách hưởng lợi sao cho phù hợp với từng địa phương cụ thể trong toàn huyện

- Khi xây dựng chính sách hưởng lợi cần lấy quan điểm quản lý bảo vệ rừng thông qua sản xuất

Tài liệu tham khảo

Tiếng Việt

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên hợp quốc, cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (1998), Chủ rừng và lợi ích của chủ rừng trong kinh doanh rừng trồng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội

2. Nguyễn Nghĩa Biên (2006), Đánh giá tình hình thực hiện quyết định 178/2001/QĐ-TTg và đề xuất sửa đổi, bổ xung chính hưởng lợi đối với cá nhận, hộ gia đình và cộng đồng được giao, được thuê và nhận khoán rừng và đất rừng,Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ (thuộc chương trình 661).

3. Nguyễn Duy Chuyên (2001), Phát triển nông thôn miền núi, phát triển sinh thái rừng bền vững và xoá đói giảm nghèo nông thôn miền núi, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Nguyễn Duy Chuyên, Vũ Nhâm, Bjorn Hansson (2002), Phát triển lâm nghiệp cộng đồng ở miền núi phía bắc Việt Nam, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội.

5. Phạm Xuân Phương (2001), Đề xuất khuôn khổ chính sách và giải pháp hỗ trợ quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam, Báo cáo hội thảo quốc gia.

Tiếng anh

6. Hobley, M. (1996), Particpatory Forestry:The process of change in India and Nepal, Overseas Development Institute, London

7. Khan, N.A. (1998), Apolitical economy of forest resource use: case studies of social forestry in Bangladesh, Ashgate Pub., Aldershot,Hants, England, Brookfield, VT.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một Số Giải Pháp Đề Xuất Góp Phần Hoàn Thiện Chính Sách Giao, Khoán Đất Lâm Nghiệp Và Chính Sách (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)