5. Kết cấu của đề tài
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỈNH TIỀN GIANG
3.2.1. Tăng cường huy động vốn
3.2.1.1. Đẩy mạnh thực hiện huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
Thời gian qua QuỹĐTPT tỉnh Tiền Giang chưa thực hiện được việc huy
động vốn để bổ sung cho nguồn vốn hoạt động do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nhưđã phân tích ở phần chương 2.
Tuy nhiên, theo danh mục mời gọi đầu tư của tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2006 – 2020 (Phụ lục 3) chủ yếu là các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, đây là các dự án tiềm năng đòi hỏi nguồn vốn rất lớn. Vì vậy, Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang cần phải chú trọng trong việc khai thác các nguồn vốn huy động đểđáp
ứng được yêu cầu đặt ra của địa phương.
Để tăng công tác huy động vốn đạt hiệu quả QuỹĐTPT tỉnh Tiền Giang cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Tập trung tối đa huy động các nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.
- Xúc tiến đàm phán vay vốn của các ngân hàng thương mại với lãi suất thỏa thuận (khi cần thiết).
- Tranh thủ huy động nguồn vốn trung và dài hạn với lãi suất thấp từ các tổ chức quốc tế như WB, ADB, AFD, IDA...Trước mắt, Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền
Giang cần tập trung tiếp cận nguồn vốn vay từ Dự án Quỹ ĐTPT từ nguồn tín dụng của WB với tổng số vốn tài trợ là 185 triệu USD, thời gian cho vay 25 năm và lãi suất vay lại là 4%/năm. Cụ thể, QuỹĐTPT tỉnh Tiền Giang phải có chiến lược tiếp cận nguồn vốn này thông qua việc tìm kiếm tiểu dự án tốt, có tính khả thi và các chủ đầu tư đạt tiêu chuẩn, tranh thủ sự hỗ trợ của các chuyên gia WB và của Bộ Tài chính, học tập kinh nghiệm của các QuỹĐTPT
địa phương khác trong việc vay vốn của các tổ chức quốc tế như Quỹ ĐTPT thành phố Cần Thơ (vay từ Dự án Quỹ ĐTPT của WB đến cuối năm 2012 trên 121 tỷđồng) [14], Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TP.HCM với tổng nguồn vốn vay là 52,5 triệu USD và 30 triệu Euro (trong đó vay WB 50 triệu USD, vay ADB 2,5 triệu USD và vay AFD 30 triệu Euro) [33],...
Việc tham gia vào Dự án này không chỉ giúp cho Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang giải quyết được nhu cầu về vốn cho đầu tư trung và dài hạn mà còn giúp Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang nâng cao năng lực về quản lý và quản trị điều hành với chuẩn mực cao hơn, từđó nâng cao vị thế của Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang trên thị trường, tạo điều kiện mở rộng sự tài trợ của các tổ chức tài chính quốc tế khác như AFD, ADB, IDA....
- Để từng bước nâng cao khả năng tự chủ về nguồn vốn, Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang phải chú trọng và hướng tới hình thức huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, từng bước tạo dựng hình ảnh, uy tín để tiến tới thực hiện phát hành trái phiếu QuỹĐTPT tỉnh Tiền Giang hoặc trái phiếu công trình để
khai thác tối đa các nguồn vốn trung và dài hạn.
- Nghiên cứu phát triển đa dạng các kênh huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân. Có thể mở các kênh huy động từ các nguồn vốn ủy thác, hợp vốn cho vay, hợp vốn đầu tư dự án với các tổ chức có nguồn vốn đầu tư trung và dài hạn như các ngân hàng thương mại, bảo hiểm xã hội, công ty bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ...
3.2.1.2. Tăng cường bổ sung vốn điều lệ
Nguồn vốn điều lệ của QuỹĐTPT tỉnh Tiền Giang hiện nay còn hạn hẹp,
để QuỹĐTPT tỉnh Tiền Giang có thể phát huy đầy đủ vai trò của mình, sự hỗ
trợ của chính quyền địa phương là yếu tố quan trọng. Thời gian tới, ngoài việc tích cực thực hiện huy động vốn và tự bổ sung vốn điều lệ, Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang cần đề nghị UBND tỉnh và các ngành chức năng quan tâm bổ
sung vốn điều lệđểđảm bảo đủ nguồn vốn hoạt động. Nguồn vốn để bổ sung vốn điều lệ có thể từ nguồn vượt thu hằng năm của ngân sách địa phương, nguồn thu hồi vốn quản lý ủy thác, tiền sử dụng đất, tiền bán nhà ở thuộc sở
hữu nhà nước, quỹđầu tư phát triển của Công ty TNHH một thành viên Xổ số
kiến thiết Tiền Giang,...
Để tạo điều kiện cho Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang chủ động hơn trong hoạt động, cần thiết phải xây dựng lộ trình bổ sung vốn điều lệ cho Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang theo từng giai đoạn phù hợp với tình hình hoạt động thực tế. Hiện nay, UBND tỉnh có kế hoạch bổ sung vốn điều lệ cho Quỹ từ
năm 2011 – 2014 là 250 tỷđồng từ quỹ đầu tư phát triển của Công ty TNHH một thành viên Xổ số kiến thiết Tiền Giang [9]. Vì vậy, QuỹĐTPT tỉnh Tiền Giang cần tranh thủ phối hợp với các ngành lập thủ tục để được bổ sung nguồn vốn này và đề nghị xây dựng lộ trình bổ sung vốn điều lệ cho thời gian tiếp theo đảm bảo nguồn vốn hoạt động, tăng cường tiềm lực tài chính, đóng vai trò là cầu nối quan trọng trong phát triển cơ sở hạ tầng của tỉnh.
3.2.1.3. Đẩy mạnh công tác tìm kiếm và mở rộng hoạt động quản lý vốn ủy thác
Đối tượng quản lý vốn uỷ thác của Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang rất rộng bao gồm cả chính quyền địa phương, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, đặc biệt là nguồn vốn uỷ thác của các tổ chức tài chính quốc tế nhằm thực hiện các mục tiêu cụ thể như phát triển cơ sở hạ tầng, phát
triển khoa học công nghệ, phát triển nhà, phát triển đất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường,… trên địa bàn tỉnh.
Thời gian qua, quy mô vốn ủy thác của QuỹĐTPT tỉnh Tiền Giang còn ít và hình thức chưa được đa dạng, chỉ có nguồn vốn sắp xếp cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Do đó, QuỹĐTPT tỉnh Tiền Giang cần chủđộng tìm kiếm nguồn vốn ủy thác để mở rộng phạm vi, đa dạng hơn hoạt động quản lý vốn uỷ thác của mình.
Để có thể thu hút được nguồn vốn ủy thác, Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang cần phải chứng minh khả năng thực hiện nhiệm vụ của mình thông qua hiệu quả hoạt động quản lý vốn ủy thác cũng như hiệu quả của các hoạt động khác, nâng cao vị thế và uy tín, tạo sự tín nhiệm đối với các đối tác trong và ngoài nước. Trước mắt, QuỹĐTPT tỉnh Tiền Giang có thể sử dụng bộ phận chuyên môn hiện có để phải thành lập Phòng Quản lý vốn uỷ thác, phụ trách thực hiện các nghiệp vụ về quản lý vốn ủy thác như tìm kiếm nguồn vốn ủy thác, tiếp nhận và giải ngân các nguồn vốn ủy thác đầu tư; kiểm tra và thu hồi vốn
đầu tư...đảm bảo vốn ủy thác được quản lý một cách chuyên nghiệp, mang lại hiệu quả và lợi nhuận cho người ủy thác.
3.2.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động sử dụng vốn
3.2.2.1. Nghiên cứu thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp
Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang là tổ chức tài chính nhà nước địa phương, thực hiện thu hút vốn từ các nhà đầu tư nên cần phải chú trọng tăng cường hơn nữa vai trò nhà đầu tư mở đường, dẫn dắt hoạt động đầu tư của các tổ
chức, cá nhân khác trên địa bàn tỉnh. Nhưng thời gian qua Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang chưa thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp, vì vậy QuỹĐTPT Tiền Giang cần nghiên cứu triển khai hoạt động ĐTTT như làm chủ dự án hoặc
Trong điều kiện nguồn vốn hoạt động còn hạn hẹp so với nhu cầu đầu tư
phát triển kết cấu hạ tầng của tỉnh. Việc ĐTTT bằng 100% vốn sẽ không mang lại hiệu quả cao. Vì vậy, Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang phải kêu gọi hợp tác đầu tưđể giảm lượng vốn tự có phải bỏ ra để có thểđầu tư vào nhiều công trình trọng điểm của địa phương. Mặt khác, Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang phải sử dụng nguồn vốn đầu tư có hiệu quả, đầu tư theo danh mục cho phép thoái vốn nhanh, xây dựng cơ chếđầu tư và thoái vốn linh hoạt nhằm đảm bảo phân tán rủi ro và tăng sự quay vòng của đồng vốn để tập trung vào các dự án kết cấu hạ tầng chủ chốt và quan trọng của tỉnh.
Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang cần chủ động thực hiện việc đầu tư trực tiếp theo cơ chế thị trường tài chính, tức là phải thực hiện toàn bộ của quá trình
đầu tư bao gồm : tự tìm kiếm cơ hội đầu tư, lập dự án, lựa chọn dự án đầu tư
với tỷ suất lợi nhuận cao, mời gọi góp vốn, triển khai, quản trị dự án, thoát vốn chuyển nhượng cổ phần, thu hồi vốn, chuyển dịch cơ cấu đầu tư.
Khi có đủđiều kiện về nhân lực và nguồn lực, cần mở rộng và nâng cao tỷ trọng ĐTTT trên tổng số vốn hoạt động thông qua các hình thức đầu tư
BOT, BT, BTO, góp vốn đầu tư vào các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có tính chất quan trọng tại địa phương. Thông qua hoạt động này, tăng cường hoạt động đầu tư trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng trên cơ sở thu hút nguồn vốn
đầu tư của khu vực tư nhân thông qua chương trình hợp tác công – tư (PPP) tại địa phương, tạo cơ hội cho các nhà đầu tư thamgia vào các dự án kết cấu hạ tầng của tỉnh, thực hiện chủ trương xã hội hóa đầu tư của nhà nước.
3.2.2.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động góp vốn thành lập các tổ chức kinh tế
Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang sẽ đứng ra kêu gọi các nhà đầu tư góp vốn thành lập các công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực đầu tư các dự án cơ sở
hạ tầng, thông qua hoạt động này Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang sẽ định hướng công ty đầu tư vào các công trình mục tiêu theo định hướng phát triển của
tỉnh. Ưu điểm của hình thức này là có thể thu hút được các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh trong và ngoài tỉnh tham gia đầu tư phát triển theo mục tiêu của địa phương.
Với vai trò là “Nhà đầu tư mở đường”, QuỹĐTPT tỉnh Tiền Giang tham gia đầu tư vốn để thành lập các Công ty CP, phần vốn còn lại được huy động rộng rãi từ các cá nhân và tổ chức khác. Việc hình thành các công ty CP này sẽđảm bảo được mức vốn đối ứng tối thiểu là 30% vốn điều lệ Công ty, qua
đó có thể tiếp tục huy động phần vốn còn lại (70%) để thực hiện các dự án. Thời gian qua, Quỹ ĐTPT Tiền Giang đã góp vốn thành lập các Công ty CP với vai trò là một cổ đông thông qua việc cử đại diện của mình để thực hiện quyền và trách nhiệm của người tham gia đầu tư vốn như Công ty CP BOO nước Đồng Tâm, Công ty CP Du lịch Mêkông Mỹ Tho và Công ty CP Du lịch Xây dựng Mỹ Tho, đã thể hiện được vai trò công cụ thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho địa phương.
Trong thời gian tới, Quỹ cần tập trung nghiên cứu, xúc tiến tham gia thành lập các tổ chức kinh tế có ưu thế về huy động rộng rãi các nguồn vốn
đầu tư ngoài ngân sách để góp phần cân đối vốn cho nhu cầu đầu tư phát triển của tỉnh. Học tập kinh nghiệm về hoạt động góp vốn thành lập các công ty cổ
phần mang lại hiệu quả cao ở các QuỹĐTPT địa phương khác như:
- Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TP.HCM đã tham gia góp vốn thành lập Công ty CP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII), Công ty cổ phần cấp nước kênh đông, Công ty cổ phần Song Tân để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp, cung cấp nước sạch, y tế, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông của thành phố và Công ty cổ phần chứng khoán TP.HCM (HSC) tham gia hoạt động trên thị trường chứng khoán [39].
- Quỹ ĐTPT thành phố Cần Thơ đã thu hút được các nguồn vốn từ các doanh nghiệp ở TP.HCM và Hà Nội để thành lập 2 công ty cổ phần là Công ty cổ phần tư vấn thiết kế CADIF với vốn điều lệ 1 tỷđồng, chuyên hoạt động trong lĩnh vực thiết kế các công trình hạ tầng, quy hoạch đô thị và Công ty cổ
phần Đầu tư CADIF với vốn điều lệ là 100 tỷ đồng, hoạt động trong các lĩnh vực đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao…[5]
Trong điều kiện nguồn vốn hoạt động còn hạn hẹp, Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang có thể nghiên cứu học hỏi mô hình góp vốn của QuỹĐTPT thành phố
Cần Thơ kêu gọi các nhà đầu tư khác tham gia thành lập 2 công ty như Công ty cổ phần tư vấn thiết kế, hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế các công trình hạ tầng, quy hoạch đô thị và Công ty cổ phần đầu tư, hoạt động trong các lĩnh vực đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế. Một số
công ty có thể là đối tượng tiềm năng để Quỹđàm phán kêu gọi tham gia góp vốn như Công ty cổ phần tư vấn thiết kế Tiền Giang, Công ty TNHH tư vấn thiết kế Xuân Thu, Công ty CP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP. HCM (CII), Công ty CP đầu tư và xây dựng Tiền Giang, Công ty CP vật liệu xây dựng Tiền Giang, Công ty CP Xây dựng Tiền Giang…
Việc thành lập các công ty này giúp cho các hoạt động đầu tư của Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang có hiệu quả hơn do mối quan hệ hợp tác và hỗ trợ qua lại trong việc phát triển các dự án đầu tư giữa Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang và các công ty con này, tạo điều kiện cho QuỹĐTPT tỉnh Tiền Giang sử dụng có hiệu quả năng lực về vốn, kỹ thuật, quản lý và kinh nghiệm thực tế của từng
đơn vị phục vụ cho các hoạt động của mình. Mặt khác, hoạt động của các công ty này góp phần thức đẩy phát triển các hoạt động dịch vụ tư vấn, thiết kế đang có nhu cầu ngày càng gia tăng và góp phần thúc đẩy đầu tư vào các dự án phát triển kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh. Đồng thời từng bước nâng
cao hiệu quả hoạt động và vị thế của Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang trên thị
trường.
Trước mắt, Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang cần kiến nghị Bộ Tài chính nâng giới hạn góp vốn thành lập doanh nghiệp (có thể nâng lên 30% nguồn vốn hoạt động), khắc phục tình trạng góp vốn vượt giới hạn quy định. Mặt khác, cần phải tăng cường năng lực tài chính, nâng cao năng lực, trình độ quản lý, quản trị điều hành và chủđộng hơn trong hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp, thực hiện lựa chọn những dự án khả thi, mang lại hiệu quả cao, hạn chế việc chỉ thực hiện theo chỉđịnh của chính quyền địa phương, mà cần phải tăng cường tính chủ động tìm kiếm dự án tốt để tham gia góp vốn đầu tư.
3.2.2.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đầu tư
Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang cần có biện pháp mở rộng hoạt động cho vay, đi đôi với việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của từng khoản cho vay
đầu tư phát triển đểđảm bảo chất lượng tín dụng.
Đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định 138/2007/NĐ-CP mở rộng thêm đối tượng cho vay đầu tư để có thể mở rộng phạm vi cho vay đầu tư của Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang, góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Nghiên cứu hoàn thiện, củng cố quy trình nghiệp vụ cho vay đầu tư, đơn giản hóa thủ tục vay vốn, bỏ bớt những thủ tục không cần thiết, tạo điều kiện