5. Kết cấu của đề tài
2.2.3.4. Hiệu quả hoạt động quản lý vốn uỷ thác
Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang quản lý vốn ủy thác để cho vay bổ sung vốn lưu động đối với các doanh nghiệp nhà nước mới vừa thực hiện cổ phần hóa, thời hạn vay dưới 01 năm, với mức lãi suất ưu đãi (3,6%/năm), nhằm hỗ trợ
phần nào khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp.
Tính đến cuối năm 2012, Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang đã tiếp nhận, quản lý vốn ủy thác là 41,2 tỷđồng, giải ngân cho 23 doanh nghiệp, đơn vị gồm 83 lượt giải ngân, tổng số tiền giải ngân là 177 tỷ đồng và số dư nợ cho vay ủy thác đến cuối năm 2012 là 0,276 tỷ đồng (Bảng 2.4), thu nợ gốc 176,724 tỷ đồng, lãi thu được 6,72 tỷđồng. Quỹđược hưởng phí nhận ủy thác là 2,72 tỷ đồng.
Bảng 2.4: Tình hình cho vay vốn ủy thác của QuỹĐTPT Tiền Giang từ năm 2007 – 2012 Đơn vị: tỷđồng Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 1. Số dưđầu năm 17,700 28,300 17,000 3,750 0,650 0,576 2. Giải ngân 32,000 12,400 0 0 0 0 3. Thu nợ 21,400 23,700 13,250 3,100 0,074 0,300 4. Số dư cuối năm 28,300 17,000 3,750 0,650 0,576 0,276
Số vốn giải ngân giảm dần qua từng năm: năm 2008 giảm hơn 38% so với năm 2007, do từ năm 2004 Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang mới thực hiện hoạt động cho vay hỗ trợ doanh nghiệp sắp xếp cổ phần hóa và giai đoạn từ
năm 2003 là thời điểm tỉnh Tiền Giang đẩy mạnh thực hiện chủ trương cổ
phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh nên từ năm 2004 đến 2008 phát sinh vay vốn nhiều và số giải ngân năm 2004 đạt cao 54,8 tỷđồng; từ năm 2009 đến nay không phát sinh vay vốn mà chỉ tiến hành thu nợ (do Chính quyền tỉnh thu hồi nguồn vốn sắp xếp cổ phần hóa doanh nghiệp về
nộp ngân sách nhà nước) nên số giải ngân giai đoạn này bằng 0.
Nhìn chung, thời gian qua hoạt động cho vay vốn ủy thác của QuỹĐTPT tỉnh Tiền Giang đã đạt được kết quả nhất định, giải quyết kịp thời nhu cầu về
vốn cho các doanh nghiệp nhà nước mới cổ phần hóa. Tuy nhiên, số vốn nhận
ủy thác của QuỹĐTPT tỉnh Tiền Giang vẫn còn ít và hình thức chưa đa dạng, chỉ có nguồn vốn sắp xếp cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, trong khi các Quỹ ĐTPT địa phương khác có quy mô nguồn vốn ủy thác lớn và đa dạng như Quỹ ĐTPT thành phố Cần Thơ số dư nguồn vốn nhận ủy thác đến cuối năm 2012 là 50,4 tỷđồng [14]; Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP. HCM quản lý các nguồn vốn uỷ thác từ Quỹ giảm thiểu ô nhiễm, Quỹ xoay vòng cho chương trình sản xuất nước sạch cho thành phố Hồ Chí Minh, nguồn vốn uỷ thác từ khoản vốn vay 43,3 triệu USD của ADB đểđầu tư cho các dự án cải thiện môi trường của thành phố Hồ Chí Minh [39].
Các hạn chế, tồn tại của việc quản lý vốn uỷ thác trong thời gian qua là chưa chủ động khai thác các nguồn vốn uỷ thác từ các tổ chức kinh tế, tài chính khác trong và ngoài nước; việc quản lý vốn uỷ thác còn mang tính kiêm nhiệm, chưa có bộ phận chuyên về khai thác và thực hiện riêng chức năng về