5. Kết cấu của đề tài
1.4.2. Các bài học kinh nghiệm từ việc nghiên cứu mô hình Quỹ Đầu tư
phát triển của Ấn Độ và Trung Quốc
Qua nghiên cứu mô hình Quỹ ĐTPT của Trung Quốc và Ấn Độ, có thể
rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
- Không có mô hình cứng nhắc cho các QuỹĐTPT. Có thể nhận thấy rõ một điểm nổi bật qua tham khảo mô hình Quỹ ĐTPT của Trung Quốc và Ấn
Độ là đối với các thị trường lâu đời, các mô hình đều hình thành từ ban đầu, hình thái Quỹ của từng thị trường phát triển cũng không hoàn toàn giống nhau. Việc áp dụng mô hình Quỹ nào phụ thuộc vào điều kiện và môi trường phát triển cũng như hệ thống pháp luật của từng nước khác nhau. Đối với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, việc áp dụng nhiều mô hình Quỹ ĐTPT góp phần tạo ra cơ chế hình thành và phát triển các Quỹ ĐTPT một cách linh hoạt, tạo ra sự cạnh tranh giữa các định chếđầu tư nhằm cung cấp cho khách hàng các sản phẩm đầu tưđa dạng.
- Tại Trung Quốc, Ấn Độ hoạt động của mô hình các Quỹ ĐTPT đều có hệ thống văn bản pháp lý khá hoàn chỉnh. Pháp luật liên quan trong lĩnh vực này đưa ra các quy định ngăn chặn những người không có trách nhiệm, không
đủ các tiêu chí theo yêu cầu được tham gia quản lý Quỹ ĐTPT; phân định chức năng đầu tư với chức năng giám sát hay quản lý hoạt động đầu tư, giúp cho người đầu tư có được hệ thống bảo đảm an toàn cho các khoản đầu tư của mình, tránh tình trạng vụ lợi của nhà quản lý Quỹ làm thiệt hại tới công chúng
đầu tư; quy định các giới hạn đầu tư nhằm giảm thiểu rủi ro cho Quỹ. Cũng vì bản chất đặc biệt của loại hình này, bất kỳ thị trường nào từ thị trường phát triển tới các thị trường đang phát triển, Nhà nước đều có sự kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các QuỹĐTPT.
- Khuyến khích đa dạng hóa danh mục đầu tư. Các QuỹĐTPT luôn được khuyến khích đầu tư vào nhiều loại hình công cụ và tài sản tài chính khác
nhau nhằm phân tán rủi ro. Phương thức đầu tưđa dạng cũng tạo điều kiện để
thỏa mãn tốt hơn mục tiêu đầu tư của từng chủ thể đầu tư trong nền kinh tế
như: Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư cá nhân,...
- Một vấn đề cũng không kém phần quan trọng là cùng với việc hình thành và phát triển của các Quỹ ĐTPT, cần có sự quan tâm đúng mức đến việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp quản lý Quỹ đầu tư. Ngoài việc chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, cần có các quy định chặt chẽ
không chỉ về mặt kỹ năng chuyên môn mà cần chú trọng đến khía cạnh đạo
đức nghề nghiệp của cán bộ, nhân viên quản lý Quỹ ĐTPT để đảm bảo tính công khai, công bằng trong quá trình kinh doanh cũng như bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư.
Kết luận Chương 1
Chương 1 đã xây dựng được khung lý thuyết về Quỹ Đầu tư và Quỹ ĐTPT địa phương, khái quát và làm sáng tỏ một số lý luận cơ bản liên quan
đến hoạt động của QuỹĐTPT địa phương, cụ thể:
- Khái niệm QuỹĐầu tư và giới thiệu các loại hình QuỹĐầu tư, trong đó có khái quát sơ lược về mô hình QuỹĐTPT địa phương ở Việt Nam như khái niệm, chức năng, các hoạt động kinh doanh cơ bản của mô hình này.
- Khái niệm hiệu quả hoạt động và đưa ra một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của QuỹĐTPT địa phương.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Quỹ ĐTPT địa phương.
- Nghiên cứu mô hình Quỹ đầu tư phát triển ở một số quốc gia trên thế
giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho mô hình Quỹ đầu tư phát triển ở
Việt Nam.
Những lý luận cơ bản này là nền tảng cho việc tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động trong chương 2 và đề xuất những giải pháp
trong chương 3 nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang thời gian tới.
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỈNH TIỀN GIANG 2.1. GIỚI THIỆU VỀ QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỈNH TIỀN GIANG 2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành
Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang được thành lập theo Quyết định số
20/2001/QĐ.UB ngày 08/6/2001 của UBND tỉnh Tiền Giang sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính tại Công văn số 3401/TC-TCNH ngày 13/4/2001 về việc thành lập Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang và đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 09/7/2001 cho đến nay.
Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang là một tổ chức tài chính Nhà nước của địa phương do UBND tỉnh trực tiếp quản lý, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về
tài chính, bảo đảm an toàn và phát triển vốn, tự bù đắp chi phí và tự chịu rủi ro. Quỹ QuỹĐTPT tỉnh Tiền Giang được thành lập nhằm mục đích tiếp nhận vốn ngân sách, huy động vốn đểĐTPT, cho vay hỗ trợ các DA, chương trình mục tiêu quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển KT – XH của tỉnh.
- Tên gọi: QuỹĐầu tư phát triển tỉnh Tiền Giang.
- Tên giao dịch quốc tế: Tien Giang Development Investment Fund (viết tắt là TIGIDIF).
- Địa chỉ trụ sở: số 40, đường Hùng Vương, phường 7, thành phố Mỹ
Tho, tỉnh Tiền Giang.
2.1.2. Bộ máy tổ chức
Cơ cấu tổ chức của QĐTPT tỉnh Tiền Giang gồm có Hội đồng quản lý, Ban Kiểm soát và bộ máy điều hành (Hình 2.1).
Hình 2.1: Sơđồ cơ cấu tổ chức của QuỹĐTPT tỉnh Tiền Giang
Nguồn: Quyết định của Hội đồng quản lý QuỹĐTPT Tiền Giang.[20]
2.1.2.1. Hội đồng quản lý
Hội đồng quản lý Quỹ hiện nay gồm có 5 thành viên kiêm nhiệm (Phó chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang làm Chủ tịch Hội đồng quản lý, Giám đốc Sở
Tài chính tỉnh Tiền Giang làm Phó chủ tịch thường trực, Giám đốc Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang làm Phó chủ tịch, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư
tỉnh Tiền Giang và Phó Giám đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh Tiền Giang làm ủy viên) làm việc theo chế độ tập thể, xem xét và quyết định những vấn đề về hoạt động của QuỹĐTPT tỉnh Tiền Giang theo thẩm quyền và trách nhiệm được quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của QuỹĐTPT tỉnh Tiền Giang [24].
2.1.2.2. Ban Kiểm soát
Ban Kiểm soát gồm có 3 người công tác kiêm nhiệm, hoạt động theo Quy chế do Hội đồng quản lý Quỹ phê duyệt, có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách chế độ và nghiệp vụ hoạt động của Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động và an toàn tài sản [24].
Ban Giám đốc Ban Kiểm soát Phòng Thẩm định – Tín dụng Phòng Hành chính - Kế toán Hội đồng quản lý
2.1.2.3. Bộ máy điều hành
Gồm có Ban Giám đốc và 2 phòng nghiệp vụ:
- Ban Giám đốc gồm Giám đốc và Phó Giám đốc có nhiệm vụ quản lý và
điều hành các hoạt động của QuỹĐTPT tỉnh Tiền Giang theo đúng Điều lệ và hoạt động của Quỹ, pháp luật nhà nước, các quyết định của Hội đồng quản lý và thực hiện các nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt
động của QuỹĐTPT tỉnh Tiền Giang [24]. - Các phòng, ban nghiệp vụ:
+ Phòng Thẩm định – Tín dụng:
Phòng Thẩm định – Tín dụng là bộ phận nghiệp vụ củaQuỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang có chức năng tham mưu và tác nghiệp giúp cho Giám đốc trong các lĩnh vực: khai thác và tìm dự án đầu tư, thẩm định các dự án vay vốn, tham gia thiết lập các dự án đầu tư trực tiếp, tham gia quản lý phần vốn của QuỹĐTPT tỉnh Tiền Giang tại các doanh nghiệp, tham gia quản lý nguồn vốn cho vay hỗ trợ phát triển hợp tác xã…[22].
+ Phòng Hành chính - Kế toán:
Phòng Hành chính - Kế toán có chức năng tham mưu giúp Giám đốc thực hiện công tác Tổ chức - Hành chánh – Tài chính kế toán như sau: Quản lý về tổ chức, nhân sự, tiền lương, công tác hành chính, xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm, tổ chức thực hiện công tác kế toán, theo dõi, phản ánh tình hình cho vay, thu nợ, tình hình sử dụng vốn trong đầu tư xây dựng cơ
bản, đầu tư trực tiếp vào các dự án, góp vốn thành lập doanh nghiệp…[21].
2.1.3. Đặc điểm hoạt động
- Về tính chất sở hữu: Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang là loại định chế tài chính do chính quyền địa phương sở hữu 100% vốn, chưa có sự tham gia của công chúng đầu tư như các loại hình Quỹđầu tư khác.
- Về mục tiêu hoạt động: Mục tiêu hoạt động của Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang là vừa thực hiện đầu tư vào các DA, công trình phát triển cơ sở hạ tầng KT – XH của địa phương theo mục tiêu, chiến lược chính quyền tỉnh đã đề ra
(mục tiêu chính sách), vừa thực hiện mục tiêu bảo toàn và gia tăng giá trị vốn trong quá trình hoạt động (mục tiêu kinh tế).
- Về phạm vi huy động vốn: ngoài nguồn do NSNN đảm bảo vốn hoạt
động ban đầu, Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang còn có thể huy động vốn trung và dài hạn như vay từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật để huy động vốn và thực hiện các hình thức huy động vốn khác như kêu gọi các tổ chức, cá nhân cùng hợp vốn đầu tư, hợp vốn cho vay,...
2.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỈNH TIỀN GIANG
Sau hơn 10 năm hoạt động, QuỹĐTPT tỉnh Tiền Giang đã đạt được một số kết quảđáng khích lệ:
- Từng bước khẳng định được vai trò quan trọng của mình đối với việc phát triển kết cấu hạ tầng đô thị của địa phương cũng như hỗ trợ cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, tạo công cụ cho UBND tỉnh tập trung nguồn vốn phục vụ cho ĐTPT, góp phần tích cực trong việc chuyển hóa một số hoạt
động cấp phát sang hoạt động hỗ trợ có thu hồi vốn trên nguyên tắc bảo toàn và tự bù đắp chi phí nhằm phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng KT – XH trong
điều kiện nguồn vốn còn hạn hẹp.
- Với lãi suất cho vay ưu đãi, các chủ đầu tư là doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư, khai thác năng lực hiện có và phát huy thế mạnh của mình, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao đủ sức cạnh tranh trên thị trường góp phần thúc
- Trước đây, đầu tư các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội chủ yếu là vốn ngân sách cấp, do đây thường là các dự án có nhu cầu vốn lớn, kỳ hạn thu hồi vốn dài, có DA có mức sinh lời thấp nên chủ đầu tư chưa chủ động khai thác nguồn vốn tín dụng ở các tổ chức tín dụng để tham gia đầu tư do áp lực về trả lãi vay và vốn gốc. Với cơ chế hoạt động của Quỹ ĐTPT Tiền Giang linh hoạt, phù hợp với yêu cầu thực tế và mức lãi suất cho vay ưu đãi 5,4% năm, 6,9% năm, 9,6% năm… thấp hơn nhiều so với lãi suất của các ngân hàng thương mại đã tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho các chủđầu tư vay vốn để
tham gia đầu tư, khai thác năng lực hiện có và phát huy thế mạnh của mình, phục vụ tốt cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Quỹ ĐTPT Tiền Giang đã thực hiện được vai trò là một trung gian tài chính cho địa phương thông qua hoạt động quản lý nguồn vốn nhận ủy thác. Tính đến cuối năm 2012 Quỹ đã tiếp nhận, quản lý vốn ủy thác là 41,2 tỷ đồng, giải ngân cho 23 doanh nghiệp, đơn vị gồm 83 lượt giải ngân để cho vay bổ sung vốn lưu động đối với doanh nghiệp mới vừa cổ phần hóa với mức lãi suất thấp và ưu đãi để hỗ trợ phần nào cho doanh nghiệp trong các năm
đầu chuyển sang cổ phần hóa và phát triển một số lĩnh vực KT – XH quan trọng của tỉnh.
- Thông qua các hoạt động cho vay đầu tư, góp vốn thành lập các công ty cổ phần đểđầu tư phát triển các dự án hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng như: giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, nhà ở xã hội, cấp nước nông thôn...đã góp phần quan trọng trong việc tạo nguồn vốn mồi để huy động các nguồn vốn khác từ mọi thành phần kinh tế trong xã hội, tạo nên động lực mới để thu hút các nguồn lực tài chính trên địa bàn cùng tham gia đầu tư, từng bước thực hiện mục tiêu xã hội hóa các hoạt động đầu tư. Cụ thể hoạt động góp vốn của Quỹ vào các công ty cổ phần chỉ chiếm tỷ trọng bình quân là 17 – 18% tổng vốn điều lệ các công ty, điều này đồng nghĩa với việc thông qua hoạt động
này, số vốn huy động được từ các thành phần kinh tế khác là đáng kể 82 – 83%. Điển hình tại Công ty Cổ phần BOO nước Đồng Tâm với vốn điều lệ là 375 tỷ đồng, phần vốn thực góp của Quỹ là 74,375 tỷ đồng và huy động từ
các thành phần kinh tế khác khoảng 300 tỷ đồng, đặc biệt là đã thu hút được khối tư nhân ngoài tỉnh tham gia góp vốn chiếm 50% vốn điều lệ công ty.
- Hệ thống kết cấu hạ tầng KT – XH mà Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang tham gia đầu tư là các DA, công trình có đóng góp nhất định đến tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp dân cư. Trong đó đáng lưu ý là các công trình hạ tầng giao thông, nước sinh hoạt, trường học, chợ, khu đô thị phục vụ cho nhân dân có thu nhập thấp, tái định cư; cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp... Việc đầu tư, xây dựng và sớm đưa các công trình này vào khai thác sử dụng đã tạo ra năng lực sản xuất mới, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động, phục vụ lợi ích công cộng, nâng cao chất lượng đời sống cho người dân. Hoạt động đầu tư cũng góp phần tạo ra các khoản thu thuế cho địa phương đểđáp ứng các nhu cầu chi tiêu quản lý xã hội.
2.2.1. Đánh giá hiệu quả tài chính
Hiệu quả về mặt tài chính thể hiện tổng quát hiệu quả hoạt động của Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang qua một số chỉ tiêu như doanh thu, chi phí, lợi nhuận (Biểu đồ 2.1).
Biểu đồ 2.1: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận của QuỹĐTPT tỉnh Tiền Giang từ năm 2007 – 2012 Đơn vị tính: tỷđồng 0,000 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 16,000 18,000 20,000 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Năm Gi á t r ị Doanh thu Chi phí
Lợi nhuận sau thuế
Nguồn: Báo cáo của QuỹĐTPT Tiền Giang. [9], [16], [18]
- Doanh thu tăng dần qua các năm, doanh thu tăng chủ yếu là thu lãi cho vay tăng do lãi suất cho vay đầu tư và cho vay phát triển Hợp tác xã được
điều chỉnh tăng dần qua các năm (lãi suất cho vay đầu tư năm 2007 – 2009: 9,6%/năm, năm 2010 – năm 2011: 11,2%/năm, năm 2012: 12,4%/năm; lãi suất cho vay phát triển Hợp tác xã năm 2007 – 2011: 6,9%/năm, năm 2012: 9,6%/năm).
Đồng thời, vốn điều lệ tăng dần qua các năm nên phần vốn nhàn rỗi Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang gửi ngân hàng để thu lãi suất tiền gửi và lãi suất của các ngân hàng các năm gần đây tăng cao dẫn đến doanh thu từ lãi tiền gửi tăng cũng là nguyên nhân làm doanh thu Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang tăng
(năm 2010 tăng 21% so với năm 2009, năm 2011 tăng 6% so với năm 2010