5. Kết cấu của đề tài
2.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
2.3.1. Môi trường kinh tế
Kinh tế nước ta những năm qua tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chưa được giải quyết. Hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu bị tác động mạnh, giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp. Tăng trưởng của các nền kinh tế đầu tàu suy giảm kéo theo sự sụt giảm của các nền kinh tế khác. Một số nước và khối nước lớn có vị trí quan trọng trong quan hệ thương mại với nước ta như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật bản và EU đối mặt với nhiều thách thức nên tăng trưởng chậm. Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới ảnh hưởng xấu
đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước. Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm. Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể.
Trong hai năm 2006 - 2007, Việt Nam đã duy trì tốc độ tăng trưởng cao,
đặc biệt trong năm 2007, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8,46%, cao hơn 0,23
điểm % so với năm 2006 và là mức cao nhất trong vòng 11 năm. Tuy nhiên từ
năm 2008, do những tác động của bối cảnh kinh tế thế giới và những khó khăn nội tại của nền kinh tế, đặc biệt là tình hình lạm phát cao vào năm 2008 và khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới từ cuối năm 2008, tốc
độ tăng trưởng kinh tế đã chậm lại, tăng trưởng GDP năm 2008 chỉ đạt 6,31%, năm 2009 đạt 5,32%. Năm 2010, kinh tế đã có xu hướng phục hồi và
đạt mức tăng trưởng khoảng 6,7%, cao hơn mức tăng trưởng của 2 năm trước, nhưng vẫn thấp hơn mức tăng trưởng thời kỳ 2000 - 2007.
Tỷ lệ lạm phát đã tăng liên tục từ 6,4% vào 1/2007 và đạt đỉnh 28,3% vào tháng 8/2008 rồi hạ xuống 6% vào tháng 5/2009. Ngoài việc chịu tác
động mạnh hơn từ sự tăng mạnh của giá cả thế giới do kết quả của việc hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hơn, khủng hoảng tài chính toàn cầu đã có những tác động khác nhau đối với giá cảở Việt Nam [40].
Trước tình hình kinh tế khó khăn của cả nước, kinh tế Tiền Giang cũng gặp không ít khó khăn như tỷ lệ lạm phát cao: năm 2012 là 3,53%, thấp hơn nhiều so với những năm gần đây (2008: 19,2%; 2009: 6,4%; 2010: 11% và 2011: 19,1%), lạm phát trong thời gian qua đã được kiềm chế là do các ngành, các cấp triển khai thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ có hiệu quả; chỉ số giá tiêu dùng bình quân hằng năm tăng cao: năm 2012 tăng 7,28% so với năm 2011 [41]; lãi suất ngân hàng không ổn định; …
Nhìn chung khuôn khổ kinh tế vĩ mô chưa thực sựổn định, gây khó khăn trong việc tạo ra cơ hội đầu tư và khai thác các nguồn lực tài chính, tình hình lạm phát tuy đã được kiểm soát nhưng chưa thực sựổn định. Hiệu quảđầu tư
công, nhập siêu, thâm hụt ngân sách, thu hút các dòng vốn đầu tư còn nhiều thách thức, nguồn vốn bị co hẹp, chi phí đầu vào cho các hoạt động sản xuất,
đầu tư vẫn còn tăng cao nên ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng vốn đòi hỏi nguồn
đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài, vì vậy gây khó khăn cho các hoạt động huy động vốn cho đầu tư phát triển. Các lý do này đã phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Quỹ ĐTPT địa phương nói chung và Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang nói riêng, nhất là khả năng huy động và thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi phục vụ cho mục tiêu ĐTPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
2.3.2. Môi trường pháp lý
Hiện nay, Chính phủđã ban hành Nghị định quy định về tổ chức và hoạt
động của Quỹ ĐTPT địa phương, Thông tư hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính của Quỹ ĐTPT địa phương, Quyết định về Điều lệ mẫu, Thông tư
hướng dẫn chế độ kế toán. Tuy nhiên, các quy định này vẫn còn nhiều bất cập, chưa rõ ràng và cụ thể hóa, đã gây khó khăn cho các Quỹ ĐTPT địa phương trong quá trình triển khai thực hiện và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động của Quỹ ĐTPT địa phương nói chung và Quỹ ĐTPT Tiền Giang nói riêng. Cụ thể như Nghị định số 138/2007/NĐ-CP có một số quy định chưa
được rõ ràng và đồng bộ, gây nhiều vướng mắc cho các Quỹ ĐTPT địa phương khi thực hiện, cần thiết làm rõ mô hình hoạt động của QuỹĐTPT địa phương, mở rộng phạm vi hoạt động, tạo chủ động hơn cho Quỹ ĐTPT địa phương hoạt động,...
Ngoài ra, Quỹ ĐTPT Tiền Giang còn tham mưu UBND tỉnh ban hành các quy chế nghiệp vụ làm cơ sở thực hiện trong quá trình hoạt động như quy chế cho vay đầu tư, quy chế cho vay phát triển Hợp tác xã, quy chế dự phòng rủi ro, quy chế bảo đảm tiền vay,...nhưng các quy chế này hiện nay cũng còn nhiều bất cập, chưa thật sự đồng bộ và phù hợp với điều kiện thực tế nên cần phải được tiếp tục nghiên cứu hoàn chỉnh.
2.3.3. Năng lực tài chính
Năng lực tài chính là một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên hiệu quả
hoạt động của QuỹĐTPT tỉnh Tiền Giang. Do chưa huy động được vốn trung và dài hạn nên nguồn vốn hoạt động của QuỹĐTPT tỉnh Tiền Giang chủ yếu là vốn điều lệ do ngân sách nhà nước tỉnh cấp và trong quá trình hoạt động Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang cũng tự bổ sung thêm vốn điều lệ khoảng 26 tỷ đồng, chiếm khoảng 10% tổng vốn điều lệ (Biểu đồ 2.7).
Biểu đồ 2.7:Vốn điều lệ của QuỹĐTPT tỉnh Tiền Giang từ năm 2007 – 2012 Đơn vị tính: tỷđồng 146 165,4 226,6 229,1 199,1 259,1 0 50 100 150 200 250 300 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Nguồn: Báo cáo của QuỹĐTPT Tiền Giang. [9], [18]
Vốn điều lệ của Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang tăng trưởng tương đối ổn
định từ năm 2007 đến năm 2010, đến năm 2011 vốn điều lệ giảm 30 tỷ đồng do không thực hiện nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nên ngân sách tỉnh thu hồi nguồn vốn này. Năm 2012 vốn điều lệ tăng thêm 60 tỷđồng được bổ sung từ ngân sách nhà nước tỉnh.
Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốn điều lệ, nhưng tính đến thời điểm 31/12/2012 vốn điều lệ của QuỹĐTPT Tiền Giang còn thấp hơn nhiều so với các QĐTPT địa phương khác (Bảng 2.5).