Bộ máy điều hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động của quỹ đầu tư phát triển tỉnh tiền giang (Trang 43 - 53)

5. Kết cấu của đề tài

2.1.2.3. Bộ máy điều hành

Gồm có Ban Giám đốc và 2 phòng nghiệp vụ:

- Ban Giám đốc gồm Giám đốc và Phó Giám đốc có nhiệm vụ quản lý và

điều hành các hoạt động của QuỹĐTPT tỉnh Tiền Giang theo đúng Điều lệ và hoạt động của Quỹ, pháp luật nhà nước, các quyết định của Hội đồng quản lý và thực hiện các nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt

động của QuỹĐTPT tỉnh Tiền Giang [24]. - Các phòng, ban nghiệp vụ:

+ Phòng Thẩm định – Tín dụng:

Phòng Thẩm định – Tín dụng là bộ phận nghiệp vụ củaQuỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang có chức năng tham mưu và tác nghiệp giúp cho Giám đốc trong các lĩnh vực: khai thác và tìm dự án đầu tư, thẩm định các dự án vay vốn, tham gia thiết lập các dự án đầu tư trực tiếp, tham gia quản lý phần vốn của QuỹĐTPT tỉnh Tiền Giang tại các doanh nghiệp, tham gia quản lý nguồn vốn cho vay hỗ trợ phát triển hợp tác xã…[22].

+ Phòng Hành chính - Kế toán:

Phòng Hành chính - Kế toán có chức năng tham mưu giúp Giám đốc thực hiện công tác Tổ chức - Hành chánh – Tài chính kế toán như sau: Quản lý về tổ chức, nhân sự, tiền lương, công tác hành chính, xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm, tổ chức thực hiện công tác kế toán, theo dõi, phản ánh tình hình cho vay, thu nợ, tình hình sử dụng vốn trong đầu tư xây dựng cơ

bản, đầu tư trực tiếp vào các dự án, góp vốn thành lập doanh nghiệp…[21].

2.1.3. Đặc điểm hoạt động

- Về tính chất sở hữu: Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang là loại định chế tài chính do chính quyền địa phương sở hữu 100% vốn, chưa có sự tham gia của công chúng đầu tư như các loại hình Quỹđầu tư khác.

- Về mục tiêu hoạt động: Mục tiêu hoạt động của Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang là vừa thực hiện đầu tư vào các DA, công trình phát triển cơ sở hạ tầng KT – XH của địa phương theo mục tiêu, chiến lược chính quyền tỉnh đã đề ra

(mục tiêu chính sách), vừa thực hiện mục tiêu bảo toàn và gia tăng giá trị vốn trong quá trình hoạt động (mục tiêu kinh tế).

- Về phạm vi huy động vốn: ngoài nguồn do NSNN đảm bảo vốn hoạt

động ban đầu, Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang còn có thể huy động vốn trung và dài hạn như vay từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật để huy động vốn và thực hiện các hình thức huy động vốn khác như kêu gọi các tổ chức, cá nhân cùng hợp vốn đầu tư, hợp vốn cho vay,...

2.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỈNH TIỀN GIANG

Sau hơn 10 năm hoạt động, QuỹĐTPT tỉnh Tiền Giang đã đạt được một số kết quảđáng khích lệ:

- Từng bước khẳng định được vai trò quan trọng của mình đối với việc phát triển kết cấu hạ tầng đô thị của địa phương cũng như hỗ trợ cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, tạo công cụ cho UBND tỉnh tập trung nguồn vốn phục vụ cho ĐTPT, góp phần tích cực trong việc chuyển hóa một số hoạt

động cấp phát sang hoạt động hỗ trợ có thu hồi vốn trên nguyên tắc bảo toàn và tự bù đắp chi phí nhằm phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng KT – XH trong

điều kiện nguồn vốn còn hạn hẹp.

- Với lãi suất cho vay ưu đãi, các chủ đầu tư là doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư, khai thác năng lực hiện có và phát huy thế mạnh của mình, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao đủ sức cạnh tranh trên thị trường góp phần thúc

- Trước đây, đầu tư các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội chủ yếu là vốn ngân sách cấp, do đây thường là các dự án có nhu cầu vốn lớn, kỳ hạn thu hồi vốn dài, có DA có mức sinh lời thấp nên chủ đầu tư chưa chủ động khai thác nguồn vốn tín dụng ở các tổ chức tín dụng để tham gia đầu tư do áp lực về trả lãi vay và vốn gốc. Với cơ chế hoạt động của Quỹ ĐTPT Tiền Giang linh hoạt, phù hợp với yêu cầu thực tế và mức lãi suất cho vay ưu đãi 5,4% năm, 6,9% năm, 9,6% năm… thấp hơn nhiều so với lãi suất của các ngân hàng thương mại đã tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho các chủđầu tư vay vốn để

tham gia đầu tư, khai thác năng lực hiện có và phát huy thế mạnh của mình, phục vụ tốt cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Quỹ ĐTPT Tiền Giang đã thực hiện được vai trò là một trung gian tài chính cho địa phương thông qua hoạt động quản lý nguồn vốn nhận ủy thác. Tính đến cuối năm 2012 Quỹ đã tiếp nhận, quản lý vốn ủy thác là 41,2 tỷ đồng, giải ngân cho 23 doanh nghiệp, đơn vị gồm 83 lượt giải ngân để cho vay bổ sung vốn lưu động đối với doanh nghiệp mới vừa cổ phần hóa với mức lãi suất thấp và ưu đãi để hỗ trợ phần nào cho doanh nghiệp trong các năm

đầu chuyển sang cổ phần hóa và phát triển một số lĩnh vực KT – XH quan trọng của tỉnh.

- Thông qua các hoạt động cho vay đầu tư, góp vốn thành lập các công ty cổ phần đểđầu tư phát triển các dự án hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng như: giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, nhà ở xã hội, cấp nước nông thôn...đã góp phần quan trọng trong việc tạo nguồn vốn mồi để huy động các nguồn vốn khác từ mọi thành phần kinh tế trong xã hội, tạo nên động lực mới để thu hút các nguồn lực tài chính trên địa bàn cùng tham gia đầu tư, từng bước thực hiện mục tiêu xã hội hóa các hoạt động đầu tư. Cụ thể hoạt động góp vốn của Quỹ vào các công ty cổ phần chỉ chiếm tỷ trọng bình quân là 17 – 18% tổng vốn điều lệ các công ty, điều này đồng nghĩa với việc thông qua hoạt động

này, số vốn huy động được từ các thành phần kinh tế khác là đáng kể 82 – 83%. Điển hình tại Công ty Cổ phần BOO nước Đồng Tâm với vốn điều lệ là 375 tỷ đồng, phần vốn thực góp của Quỹ là 74,375 tỷ đồng và huy động từ

các thành phần kinh tế khác khoảng 300 tỷ đồng, đặc biệt là đã thu hút được khối tư nhân ngoài tỉnh tham gia góp vốn chiếm 50% vốn điều lệ công ty.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng KT – XH mà Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang tham gia đầu tư là các DA, công trình có đóng góp nhất định đến tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp dân cư. Trong đó đáng lưu ý là các công trình hạ tầng giao thông, nước sinh hoạt, trường học, chợ, khu đô thị phục vụ cho nhân dân có thu nhập thấp, tái định cư; cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp... Việc đầu tư, xây dựng và sớm đưa các công trình này vào khai thác sử dụng đã tạo ra năng lực sản xuất mới, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động, phục vụ lợi ích công cộng, nâng cao chất lượng đời sống cho người dân. Hoạt động đầu tư cũng góp phần tạo ra các khoản thu thuế cho địa phương đểđáp ứng các nhu cầu chi tiêu quản lý xã hội.

2.2.1. Đánh giá hiệu quả tài chính

Hiệu quả về mặt tài chính thể hiện tổng quát hiệu quả hoạt động của Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang qua một số chỉ tiêu như doanh thu, chi phí, lợi nhuận (Biểu đồ 2.1).

Biểu đồ 2.1: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận của QuỹĐTPT tỉnh Tiền Giang từ năm 2007 – 2012 Đơn vị tính: tỷđồng 0,000 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 16,000 18,000 20,000 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Năm Gi á t r Doanh thu Chi phí

Lợi nhuận sau thuế

Nguồn: Báo cáo của QuỹĐTPT Tiền Giang. [9], [16], [18]

- Doanh thu tăng dần qua các năm, doanh thu tăng chủ yếu là thu lãi cho vay tăng do lãi suất cho vay đầu tư và cho vay phát triển Hợp tác xã được

điều chỉnh tăng dần qua các năm (lãi suất cho vay đầu tư năm 2007 – 2009: 9,6%/năm, năm 2010 – năm 2011: 11,2%/năm, năm 2012: 12,4%/năm; lãi suất cho vay phát triển Hợp tác xã năm 2007 – 2011: 6,9%/năm, năm 2012: 9,6%/năm).

Đồng thời, vốn điều lệ tăng dần qua các năm nên phần vốn nhàn rỗi Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang gửi ngân hàng để thu lãi suất tiền gửi và lãi suất của các ngân hàng các năm gần đây tăng cao dẫn đến doanh thu từ lãi tiền gửi tăng cũng là nguyên nhân làm doanh thu Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang tăng

(năm 2010 tăng 21% so với năm 2009, năm 2011 tăng 6% so với năm 2010 và năm 2012 đạt 18.739 triệu đồng tăng 5,8% so với năm 2011).

- Chi phí những năm qua có xu hướng giảm, đặc biệt trong năm 2011, 2012 giảm mạnh so với năm 2010 chủ yếu là do năm 2010 Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang thực hiện trích chi phí dự phòng rủi ro cao, vì trong năm 2010 phát sinh những khoản nợ quá hạn thuộc nhóm 4 và 5 nên Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang phải thực hiện trích quỹ dự phòng rủi ro cao: nhóm 4 trích 50%, nhóm 5 trích 100% [23] để dự phòng cho những tổn thất tín dụng có thể xảy ra.

- Lợi nhuận tăng mạnh trong các năm trở lại đây do doanh thu tăng trong khi chi phí lại giảm, đặc biệt chi phí giảm mạnh trong năm 2011 và 2012 dẫn

đến lợi nhuận cũng tăng mạnh so với năm 2010. Cụ thể: Lợi nhuận trước thuế

năm 2011 tăng 34% so với năm 2010 và năm 2012 đạt 14.151 triệu đồng tăng hơn 44% so với năm 2010 và Lợi nhuận sau thuế năm 2011 tăng 30% so với năm 2010 và năm 2012 đạt 10.924 triệu đồng tăng 42% so với năm 2010.

Tóm lại, doanh thu, chi phí, lợi nhuận đều đạt kết quả khả quan, nhưng kết quả đó vẫn còn khá khiêm tốn so với Quỹ ĐTPT thành phố Cần Thơ

Biểu đồ 2.2: Doanh thu, lợi nhuận của QuỹĐTPT tỉnh Tiền Giang và Cần Thơ năm 2011, 2012 Đơn vị tính: tỷđồng 17,718 18,739 118,169 124,694 10,004 10,924 70,275 43,804 0,000 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 2011 2012 2011 2012 Tiền Giang Cần Thơ Doanh thu Lợi nhuận sau thuế

Nguồn: Báo cáo của QuỹĐTPT tỉnh Tiền Giang và Cần Thơ. [9], [13], [14]

Các tỷ suất sinh lời của Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang từ năm 2007 đến 2012 đều đạt thấp (Bảng 2.1). Bảng 2.1: Các tỷ suất sinh lời của QuỹĐTPT Tiền Giang từ 2007 -2012 Đơn vị tính: % Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tỷ suất bình quân 1. Tỷ suất LN trước

thuế/Doanh thu 48,81 56,88 66,28 58,60 73,81 75,52 75,98 2. Tỷ suất LN sau thuế/ Doanh thu 37,25 41,71 55,00 46,04 56,46 58,30 58,95 3. Tỷ suất LN trước thuế/Tổng TS 3,60 4,12 4,03 4,27 6,57 5,46 4,52 4. Tỷ suất LN sau thuế/Tổng TS (ROA) 2,75 3,02 3,35 3,36 5,02 4,22 3,50 5. Tỷ suất LN sau thuế/VCSH (ROE) 2,75 3,02 3,35 3,36 5,02 4,22 3,50

Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu báo cáo của QuỹĐTPT Tiền Giang. [9], [16], 18]

Các chỉ tiêu Tỷ suất Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu, Tỷ suất Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu, Tỷ suất Lợi nhuận trước thuế/Tổng TS có chiều hướng tăng dần qua các năm. Tỷ suất Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu bình quân đạt 75,98% có nghĩa là cư 100 đồng doanh thu tạo ra 75,98 đồng lợi nhuận trước thuế; Tỷ suất Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu bình quân đạt 58,95% có nghĩa là cư 100 đồng doanh thu tạo ra 58,95 đồng lợi nhuận sau thuế; Tỷ suất LN trước thuế/Tổng TS bình quân đạt 4,52% có nghĩa là cư 100 đồng tổng tài sản bỏ ra sẽ tạo ra 4,52 đồng lợi nhuận trước thuế.

Tỷ suất ROA và ROE từ năm 2007 đến năm 2012 đều bằng nhau là do: ROA = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản, ROE = Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ

sở hữu, mà Tổng tài sản = Vốn chủ sở hữu + vốn huy động, nhưng vốn huy

động = 0 nên Tổng tài sản = Vốn chủ sở hữu. Vì vậy, ROA = ROE.

Tỷ suất ROA bình quân của QuỹĐTPT tỉnh Tiền Giang là 3,50%; tức là 100 đồng vốn đầu tư (tài sản) bỏ ra sẽ thu được 3,50 đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất ROE bình quân của Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang 3,50%; tức là 100

đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra sẽ thu được 3,50 đồng lợi nhuận sau thuế. Cả hai tỷ suất ROA và ROE bình quân đều đạt thấp do hoạt động cho vay đầu tư là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn, đem lại nguồn thu nhập chủ yếu của QuỹĐTPT Tiền Giang nhưng hoạt động cho vay trong những năm qua có xu hướng chững lại, mặt khác lãi suất cho vay còn mang tính ưu đãi nên rất thấp so với lãi suất cho vay trên thị trường, do đó không tạo được lợi nhuận cao dẫn đến các tỷ suất lợi nhuận trên vốn và trên tài sản đạt thấp.

So với Quỹ ĐTPT thành phố Cần Thơ thì kết quả của Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang còn khá thấp, (tỷ suất ROA, ROE bình quân của QuỹĐTPT thành phố Cần Thơ từ năm 2009 đến 2012: ROA đạt 9,68%, ROE đạt 10,31%; chi tiết xem Phụ lục 1).

2.2.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn của Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn của Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang thể hiện kết quả sau:

Vốn huy động/vốn chủ sở hữu = 0. Cho thấy vốn huy động bằng 0 và QuỹĐTPT tỉnh Tiền Giang hoạt động chỉ bằng nguồn vốn chủ sở hữu.

Vốn huy động/tổng nguồn vốn = 0. Ý nghĩa là trong tổng nguồn vốn hoạt

động của Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang không có sự đóng góp của vốn huy

động.

Các chỉ tiêu đánh giá bằng 0 thể hiện hoạt động huy động vốn của Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang chưa đạt hiệu quả do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như sau:

- Lãi suất cho vay của Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang còn quá thấp (mức 3%, 5%, 5,4%, 9,6%, 11,2%, 12,4%...) dẫn đến lãi suất huy động cũng phải ở

mức thấp, trong khi đó các ngân hàng thương mại huy động với mức lãi suất cao hơn nên việc tìm nguồn vốn để huy động của QuỹĐTPT tỉnh Tiền Giang là rất khó khăn. Vì vậy, QuỹĐTPT tỉnh Tiền Giang chưa huy động được các nguồn vốn nhàn rỗi trung và dài hạn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

- Năm 2010 Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang có tiếp cận nguồn vốn vay ưu

đãi của dự án Quỹ ĐTPT địa phương do WB tài trợ (lãi suất 4%/năm, thời hạn 25 năm) để cho vay lại và hưởng phần chênh lệch lãi suất thông qua tiểu dự án đầu tư xây dựng Chung cư Mỹ Lợi - nhà ở cho người có thu nhập thấp do Công ty cổ phần Lợi Nhân làm chủ đầu tư. Qua quá trình thẩm định Ban Quản lý dự án Quỹ ĐTPT địa phương đánh giá dự án lập còn quá sơ sài, nhiều bất cập, trong khi thủ tục giải ngân của WB khá chặt chẽ nên chủđầu tư đề nghị xin rút dự án lại và chuyển sang xin vay vốn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Tiền Giang. Đến nay Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang chưa

tìm được tiểu dự án khác nên việc huy động vốn từ Ngân hàng Thế giới chưa thực hiện đạt kết quả. Ngoài ra còn các nguồn vốn vay tiềm năng từ các tổ

chức tài chính quốc tế khác như ADB, AFD…nhưng Quỹ ĐTPT tỉnh Tiền Giang vẫn chưa có điều kiện để tiếp cận.

- Chưa thực hiện việc huy động vốn trên thị trường vốn bằng hình thức phát hành trái phiếu QuỹĐTPT tỉnh Tiền Giang và phát hành trái phiếu chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động của quỹ đầu tư phát triển tỉnh tiền giang (Trang 43 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)