Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh kỳ đồng (Trang 45 - 46)

(BIDV)

Kinh tế thế giới duy trì đà tăng trưởng khá trong nửa đầu năm 2018, sau đó có dấu hiệu tăng chậm lại. Trong bối cảnh đó, kinh tế Việt Nam vẫn đạt được những kết quả tích cực, toàn diện, đạt và vượt toàn bộ 12 chỉ tiêu kinh tế xã hội Quốc hội đề ra: GDP đạt 7,08%, cao nhất trong 11 năm trở lại đây, CPI bình quân được kiểm soát ở mức 3,54% (duy trì 5 năm liên tiếp kiểm soát dưới 4%), cán cân thanh toán thặng dư 7,2 tỷ USD, vốn FDI giải ngân đạt kỷ lục mới với 19,1 tỷ USD, nợ công giảm so với năm 2017. Đối với hệ thống BIDV, đã đạt được một số kết quả đáng kể như sau:

Tăng trưởng tín dụng đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng, đảm bảo kiểm soát tốt rủi ro: Tỷ lệ nợ xấu riêng ngân hàng là 1,8%, đảm bảo mục tiêu ĐHĐCĐ đã thông qua (<2%).

Triển khai đồng bộ các giải pháp tái cơ cấu bao gồm nâng cao năng lực tài chính, nâng cao chất lượng tài sản đặc biệt là chất lượng tín dụng, đa dạng hóa phương thức huy động vốn, nâng cao hiệu quả đầu tư, cơ cấu và phát triển hệ thống mạng lưới, từng bước chuyển đổi mô hình kinh doanh từ phụ thuộc vào hoạt động tín dụng sang mô hình kinh doanh đa dịch vụ, nâng cao năng lực quản trị điều hành và tính minh bạch trong hoạt động, nâng cao chất lượng hiệu quả và hiệu lực của công tác kiểm tra, giám sát, kiểm toán nội bộ.

Riêng đối với hoạt động tín dụng, HĐQT đã yêu cầu hạn chế các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro thông qua hệ thống giới hạn ngành;yêu cầu liên tục theo dõi, kiểm tra tình hình hoạt động của các khách hàng nợ xấu, tiềm ẩn rủi ro; chỉ đạo thực hiện lộ trình giảm dần dư nợ đối với từng khách hàng trong 50 khách hàng lớn nhất và 30 nhóm khách hàng có dư nợ lớn nhất; chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp xử lý và thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng, nợ bán VAMC; chỉ đạo thực hiện đồng bộ các biện pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro như triển khai theo đúng lộ trình các nội dung áp dụng chuẩn mực Basel II và tiến dần đến việc tuân thủ các tiêu chuẩn theo thông lệ, hoàn thiện mô hình tổ chức, hệ thống văn bản chỉ đạo, tăng cường các khóa đào tạo cho Chi nhánh về xử lý nợ; đồng thời mở rộng các kênh kết nối với các đối tác đầu tư, mua nợ xấu như VAMC, DATC, các quỹ đầu tư trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh kỳ đồng (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)