Định hướng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh kỳ đồng (Trang 85 - 87)

Nam - Kỳ Đồng

Căn cứ theo công văn số 788/VCB-QTRRTD ngày 05/04/2018 về việc triển khai một số nội dung về hoạt động tín dụng như sau:

Thứ nhất, tăng trưởng tín dụng an toàn hiệu quả

Kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng đảm bảo tăng trưởng tín dụng hiệu quả, an toàn, bền vững. Việc mở rộng và tăng trưởng tín dụng phải đảm bảo an toàn hiệu quả, kiểm soát chặt chẽ các lĩnh vực cấp tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tiếp tục ưu tiên tập trung vốn cho sản xuất, kinh doanh đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn đối với các lĩnh vực ưu tiên gồm: nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp SME, Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các ngành thương mại dịch vụ có giá trị gia tăng cao như xuất khẩu dịch vụ, logistics, du lịch...

Tích cực triển khai các chương trình tín dụng đối với ngành, lĩnh vực theo chủ trương của Chính phủ như Chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 07/03/2017; Chính sách tín dụng đối với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ theo Nghị định 111/2015/NĐ - CP ngày 03/11/2015; Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55/2015/NĐ - CP ngày 09/06/2015...

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn coi chất lượng dịch vụ và mức độ hài lòng của khách hàng là yếu tố then chốt, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Ngân hàng luôn nỗ lực hoàn thiện các dòng sản phẩm tín dụng phục vụ nhu cầu đời sống, phát triển dòng sản phẩm kinh doanh, xây dựng dòng sản phẩm chuỗi hợp tác giữa Bán buôn - Bán lẻ, đồng thời triển khai hợp tác có chọn lọc với các dự án bất động sản, hãng sản xuất kinh doanh chuỗi nhằm đẩy mạnh cho vay bán lẻ. Bên cạnh đó, Ngân hàng tích cực đa sản phẩm đáp ứng yêu cầu của từng đối tượng khách hàng, “may đo” các sản phẩm thích hợp để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực bán buôn, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI. Đối với lĩnh vực bán lẻ, ngân hàng thiết kế đa dạng các sản phẩm tiêu chuẩn, trọn gói để đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng.

Ngoài ra, Ngân hàng cũng chủ trương từng bước hoàn thiện các quy trình cho vay đối với khách hàng, chú trọng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên và lãnh đạo nhằm tạo sự đồng đều về chất lượng dịch vụ, đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.

Thứ hai, củng cố danh mục cho vay theo đúng định hướng chiến lược, đẩy mạnh tín dụng bán lẻ, đa dạng hóa danh mục và rút giảm dư nợ đối với các khách hàng có hiệu quả thấp

Định hướng cơ bản của Vietcombank trong củng cố danh mục cho vay như sau: - Tiếp tục tăng trưởng tín dụng đối với doanh nghiệp có tình hình tài chính lành

- Cơ cấu lại danh mục tín dụng theo hướng rút giảm dư nợ đối với doanh nghiệp có tình hình tài chính suy giảm, các doanh nghiệp có dư nợ lãi suất thấp và hiệu quả tổng thể không cao, các khách hàng là công ty cổ phần, công ty TNHH có tính chất sở hữu tư nhân, gia đình sở hữu mà có tỷ lệ tài sản bảo đảm thấp. Hạn chế cho vay trung dài hạn cho các nhóm khách hàng không sử dụng kèm các dịch vụ ngân hàng.

- Rà soát các khách hàng mục tiêu, các khách hàng Vietcombank có thị phần thấp để có giải pháp nâng cao thị phần và hiệu quả kinh doanh từ khách hàng.

- Kiểm soát tốc độ tăng trưởng dư nợ trung dài hạn, đặc biệt đối với khách hàng chỉ vay trung dài hạn; phát triển khách hàng theo chuỗi, tăng cường bán chéo; tăng cường bán tín dụng gắn với sử dụng các dịch vụ ngân hàng đối với nhóm khách hàng hiệu quả.

Tại các thị trường tài chính trên thế giới, hoạt động bán lẻ đã và đang đóng góp tỷ trọng khá cao và ngày càng gia tăng trong cơ cấu thu nhập của ngân hàng. Đó cũng chính là xu hướng tất yếu của ngân hàng Việt Nam trong tương lai. Được coi là mảng kinh doanh với tỷ suất sinh lời tốt và mức độ rủi ro thấp hơn tuy nhiên quy mô còn khá nhỏ, cho vay bán lẻ thực sự là xu hướng chính cho hoạt động ngân hàng tại Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới. Nắm bắt được xu hướng phát triển ấy, từ vài năm trở lại đây, Vietcombank nói chung và Vietcombank Kỳ Đồng đã chủ động đẩy mạnh hoạt động bán lẻ và bước đầu đã đạt được những thành công nhất định. Ngân hàng đặt mục tiêu tới năm 2020 trở thành ngân hàng đứng đầu về bán lẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh kỳ đồng (Trang 85 - 87)