Thứ nhất, quy mô và tỷ lệ nợ quá hạn phát sinh và có dấu hiệu tăng từ năm 2017, đặc biệt là nợ xấu năm 2018. Dư nợ xấu tập trung chủ yếu ở hai khách hàng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hạn chế cấp tín dụng là thép và đầu tư BOT với dư nợ gần 55 tỷ đồng. Phân loại nợ nhóm 5 vào cuối năm 2018. Nguyên nhân
- Về doanh nghiệp thương mại thép: rủi ro tồn tại là chính sách thương mại của
Mỹ và tình trạng dư thừa công suất sản xuất thép ở Trung Quốc, hoạt động các doanh nghiệp thép trong nước trở nên khó khăn. Đối tác đầu ra của doanh nghiệp cũng gặp khó khăn, dẫn tới việc chậm hoặc không thu hồi được tiền bán hàng. Ngoài ra, rủi ro chủ yếu đối với doanh nghiệp này là thiện chí trả nợ, chủ doanh nghiệp không có thiện chí trả nợ cho ngân hàng, dẫn tới không thu hồi được khoản nợ gốc hơn 23 tỷ đồng.
- Về doanh nghiệp đầu tư BOT: doanh nghiệp có nguồn gốc sở hữu vốn nhà nước, có tiềm lực lớn. Tuy nhiên, sau khi gặp rủi ro lãnh đạo doanh nghiệp và các bên liên quan làm sai quy định quản lý gây thất thoát nghiêm trọng nguồn vốn nhà nước. Khó khăn trong việc quản lý điều hành và hoạt động kinh doanh không hiệu quả, doanh nghiệp đã tạm ngưng hoạt động và không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Chi nhánh đã thực hiện trích lập dự phòng theo đúng quy định.
Thứ hai, tỷ lệ thu nhập lãi ròng từ hoạt động tín dụng mặc dù ở mức khá nhưng chưa thật sự cao so với các chi nhánh trên cùng địa bàn, cho thấy cần gia tăng hơn nữa hiệu quả mang lại từ một đồng vốn tín dụng. Chi nhánh cần chú trọng đến chính sách lãi suất, chính sách tín dụng, kiểm soát rủi ro... những yếu tố trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng, từ đó có thể cải thiện chất lượng tín dụng.
Thứ ba, dư nợ còn tập trung nhiều ở nhóm khách hàng lớn, không đa dạng khách hàng số lượng khách hàng doanh nghiệp tăng thêm còn chậm trong năm 2017 đến nay. Dư nợ vẫn còn tập trung nhiều ở 4-5 doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp lớn, dư nợ duy trì trên 1.000 tỷ đồng, gây rủi ro cao nếu xảy ra nợ xấu ở bất kỳ một nhóm nào.
Thứ tư, công tác thẩm định cấp tín dụng chưa khách quan, thực hiện theo chỉ
đạo mà chưa chú trọng quá trình thẩm định. Nhiều khoản cấp tín dụng còn chưa đánh giá chính xác năng lực tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, kinh nghiệm
quản lý điều hành... Cấp tín dụng dựa trên mối quan hệ, thiếu tính khách quan. Việc thẩm định như trên rất dễ gặp rủi ro khi cho vay khách hàng xấu và bỏ qua những khách hàng tốt. Đặc biệt là phân khúc khách hàng lớn, các khách hàng đều có mối quan hệ khá tốt với Ban lãnh đạo nên việc cấp tín dụng thiếu tính khách quan.
Thứ năm, thông tin khách hàng chưa được thu thập đúng và đủ. Thực trạng hiện nay là tất cả các thông tin thu thập dựa trên khách hàng cung cấp, thông tin một chiều và không xem xét được tính chính xác và trung thực. Hầu hết, các cán bộ tín dụng cũng không thẩm định, kiểm chứng tính đúng đắn của thông tin này. Chưa chú trọng tìm kiếm nguồn khai thác thông tin, không nhận diện tổng quát được khách hàng.
Thứ sáu, đánh giá kỳ hạn trả nợ chưa phù hợp với thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thực tế các cán bộ tín dụng đang tự đánh giá, tính toán chủ quan mà không thỏa thuận với khách hàng. Còn thường xuyên xảy ra trường hợp đánh giá kỳ trả nợ dài hơn vòng quay luân chuyển vốn để giúp khách hàng thu xếp được nguồn thanh toán. Tuy nhiên, công tác theo dõi nguồn tiền không sát sao dẫn đến nhiều khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, không trả nợ được cho ngân hàng khi đến hạn thanh toán nợ.
Thứ bảy, Công tác giám sát các điều kiện cấp tín dụng trong quá trình cho vay không được chú trọng. Theo quy trình tín dụng thì công việc này được thực hiện định kỳ theo phê duyệt tín dụng, tối đa 6 tháng thực hiện đánh giá một lần. Hiện nay các cán bộ tín dụng, cán bộ quản lý nợ hầu như không theo dõi tình hình thực hiện các điều kiện được phê duyệt cấp tín dụng đối với khách hàng. Dẫn đến tình trạng vi phạm hay không tuân thủ các quy định nội bộ của Vietcombank. Điều này ảnh hưởng nhiều đến công tác thẩm định định kỳ cũng như theo dõi nắm bắt tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng. Nếu tình trạng này không được khắc phục và ngày càng phát triển thêm nhiều khách hàng sẽ làm gia tăng rủi ro tiềm ẩn, kéo theo là chất lượng tín dụng của chi nhánh sẽ giảm.
Thứ tám, công tác định giá tài sản chưa thực hiện đúng quy định về tài sản bảo đảm:
- Đối với lần định giá đầu tiên: cán bộ tín dụng thường xuyên không thực hiện kiểm tra thực tế tài sản, không kiểm tra kỹ thông tin pháp lý liên quan đến tài sản, khu vực tài sản, không thu thập đủ hồ sơ tài sản, không tìm kiếm thông tin giao dịch thành công của tài sản lân cận nhưng vẫn ra báo cáo thẩm định tài sản và ký kết hợp đồng nhận thế chấp. tài sản định giá lại tài sản còn chậm trễ - Đối với lần định giá lại tài sản: cán bộ tín dụng và cán bộ quản lý nợ chưa theo
dõi tình hình đến hạn định giá lại tài sản theo quy định của Vietcombank. Các tài sản quá hạn định giá lại phát sinh khá thường xuyên, không cập nhật giá trị tài sản mới, không kiểm soát được các trường hợp cấp tín dụng không đảm bảo tỷ lệ bảo đảm.
Thứ chín, công tác giám sát, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay trong và sau
giải ngân chưa được coi trọng, còn mang tính đối phó. Theo quy trình tín dụng thì đây là công việc thuộc trách nhiệm của các cán bộ tín dụng, trực tiếp làm việc với khách hàng và rà soát sau cho vay. Khoảng thời gian tối đa 6 tháng hoặc thời hạn giải ngân tối đa sẽ phải thực hiện kiểm tra một lần. Hiện nay các cán bộ tín dụng, cán bộ quản lý nợ hầu như không thực hiện kiểm tra hoặc kiểm tra trễ so với quy định. Việc không hoặc chậm thực hiện sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình nhận định rủi ro đối với khách hàng đồng thời không tuân thủ quy trình nội bộ của Vietcombank.
Thứ mười, việc áp dụng quy trình thủ tục còn chưa quen, thời gian xử lý hồ
sơ còn khá chậm. Quy trình hiện tại đã phân định và tách bạch khá rõ đối với từng vị trí công việc. Hiện nay hệ thống Ngân hàng Vietcombank đã triển khai chương trình hỗ trợ tác nghiệp, đề ra các quy chuẩn về thời gian xử lý công việc, thủ tục giấy tờ cho từng khâu... Tuy nhiên vì mới được triển khai từ đầu năm 2019 nên nhiều cán bộ nhân viên vẫn chưa làm quen hoặc không tuân thủ đúng quy trình gây rối loạn, mất nhiều thời gian hơn để xử lý cho khách hàng.