Bài học kinh nghiệm cho Vietcombank Kỳ Đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh kỳ đồng (Trang 46 - 49)

Qua kinh nghiệm của BIDV và Vietinbank, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Vietcombank Kỳ Đồng để có thể nghiên cứu và áp dụng cụ thể như sau:

- Chọn lọc khách hàng, xây dựng bộ chỉ tiêu chấm điểm khách hàng trước khi tiến hành thẩm định tín dụng. Ưu tiên khách hàng có tình hình tài chính tốt, phương án sử dụng vốn khả thi và có thiện chí tốt với ngân hàng.

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát quá trình thẩm định tín dụng, cấp tín dụng, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng.

- Yêu cầu tăng cường tài sản bảo đảm, tăng tỷ lệ vốn tự có tham gia vào các dự án, phương án tối thiểu 30%-40%.

- Thiết lập chính sách tín dụng đa dạng các ngành, lĩnh vực theo định hướng ngành nghề kinh tế. Cơ cấu lại danh mục cho vay theo hướng phát triển vững chắc và ổn định.

- Tạo kênh thu thập thông tin của khách hàng phục vụ cho công tác thẩm định, hoạt động kiểm tra giám sát khoản tín dụng.

- Thực hiện phân loại nợ kịp thời, trích lập dự phòng rủi ro tránh ảnh hưởng đến các chỉ tiêu kế hoạch của ngân hàng. Chú trọng công tác theo dõi nợ đến hạn, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, xử lý triệt để các khoản nợ tồn động, nợ xấu.

- Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ đội ngũ Cán bộ tín dụng và Quản lý nợ nhằm nâng cao khả năng thẩm định, đánh giá mức độ hiệu quả của khách hàng. Ngoài ra, đảm bảo thực hiện đúng và đủ quy trình, phục vụ công tác thanh tra, kiểm soát sau cho vay.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chất lượng tín dụng đóng vai trò quan trọng và yêu cầu hàng đầu, hoạt động tín dụng cũng mang lại nguồn thu nhập lớn nhất, chất lượng tín dụng kém sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của cả ngân hàng.

Với ý nghĩa là khung lý thuyết cho luận văn, chương 1 tập trung giải quyết các vấn đề sau:

- Thứ nhất, làm rõ các nội dung liên quan đến hoạt động tín dụng doanh

nghiệp và chất lượng tín dụng doanh nghiệp, các chỉ tiêu cần thiết để đánh giá chính xác thực trạng chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại các NHTM. - Thứ hai, các nhóm yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến chất

lượng tín dụng doanh nghiệp để từ đó có kết luận chính xác.

- Thứ ba, từ những tình huống thực tế về việc tác động vào các nguyên nhân

ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng tín dụng doanh nghiệp của các NHTM khác trên thế giới, tác giả đã rút ra được những bài học kinh nghiệm cho Vietcombank Kỳ Đồng để xây dựng, kiểm soát chặt các chốt rủi ro tín dụng và có những biện pháp đối phó kịp thời nhằm cải thiện tình trạng chất lượng tín dụng doanh nghiệp giảm nhẹ tại Ngân hàng.

Từ nền tảng lý thuyết trên, tác giả sẽ đi vào tìm hiểu thực trạng chất lượng tín dụng doanh nghiệp giai đoạn 2014 - 2018 theo từng nội dung trong công tác cấp tín dụng trong chương 2 và đề ra những giải pháp trên cơ sở tiếp thu bài học kinh nghiệm của các NHTM khác trong chương 3 của luận văn.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CN KỲ ĐỒNG

Trong chương này, trước khi đi vào trình bày thực trạng chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại Vietcombank Kỳ Đồng, tác giả sẽ sơ lược đôi nét về lịch sử hình thành, phát triển và kết quả kinh doanh của Vietcombank nói chung và Vietcombank Kỳ Đồng nói riêng giai đoạn 2014 - 2018. Điều này giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về hoạt động chung của ngân hàng, từ đó đi sâu vào tìm hiểu từng nội dung trong công tác tín dụng, chất lượng tín dụng của chi nhánh. Cuối cùng, bài nghiên cứu sẽ đánh giá những mặt đạt được, những mặt hạn chế tồn tại đối với chất lượng tín dụng doanh nghiệp của chi nhánh, căn cứ vào các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại mục 1.2.3 để tìm ra nguyên nhân của những hạn chế này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh kỳ đồng (Trang 46 - 49)