Xây dựng chính sách và quy trình tín dụng doanh nghiệp phù hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh kỳ đồng (Trang 89 - 91)

Chính sách tín dụng và quy trình tín dụng là kim chỉ nam trong hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng. Một chính sách tín dụng hợp lý, hiệu quả sẽ định hướng rõ ràng cho hoạt động cho vay, giúp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro. Hiện tại, Vietcombank đã có

chính sách chi tiết đối với từng loại khách hàng doanh nghiệp, từng ngành kinh tế. Để nâng cao chất lượng tín dụng, Vietcombank cần tập trung thêm vào những vấn đề sau:

- Về định hướng đối với tiểu ngành hàng: Căn cứ vào diễn biến nền kinh tế phát triển rất đa dạng ngành nghề và những hoạch định chiến lược, ban lãnh đạo sẽ phải đề ra những định hướng cấp tín dụng chi tiết đối với các tiểu ngành trong các ngành/lĩnh vực kinh tế. Cụ thể sau khi có kết quả phân tích, chấm điểm ngành hàng, ngân hàng sẽ xây dựng mức trần dư nợ cho vay, giá trị tài sản bảo đảm tối thiểu đối với mỗi tiểu ngành chi tiết đó. Bằng cách này, Ngân hàng sẽ giảm thiểu được phần nào rủi ro cấp tín dụng.

- Về định kỳ đánh giá khách hàng: Hiện tại, Vietcombank đang lượng hóa rủi ro từ kết quả chấm điểm của chương trình xếp hạng tín dụng, chương trình cảnh báo sớm rủi ro tín dụng (EWS) định kỳ 6 tháng. Để giúp nhận biết được mức độ rủi ro của khách hàng kịp thời và có những chính sách áp dụng phù hợp, ngân hàng nên tăng cường tần suất đánh giá, cụ thể là định kỳ hàng quý. Việc thường xuyên đánh giá khách hàng sẽ giảm thiểu rủi ro tín dụng phát sinh (nếu có). - Xây dựng bộ điều kiện thương mại: đối với các khách hàng được cấp tín dụng,

song song với các điều kiện tín dụng cần phải đáp ứng, ngân hàng sẽ đặt ra các điều kiện thương mại yêu cầu khách hàng cần phải đáp ứng. Bao gồm các điều kiện về chuyển doanh thu, số dư tiền gửi bình quân không kỳ hạn, số dư bình quân có kỳ hạn, doanh số TT XNK, doanh số TTQT-TTTM, doanh số MBNT, lợi nhuận tối thiểu khách hàng doanh nghiệp mang lại cho ngân hàng. Các điều kiện này cũng phải được đánh giá hàng quý để kịp thời nhận định được tình hình hoạt động kinh doanh của các khách hàng doanh nghiệp.

- Xây dựng giới hạn tín dụng an toàn đối với từng nhóm khách hàng: Việc thiết lập hạn mức vay vốn đối với từng nhóm khách hàng nhằm hạn chế rủi ro tập trung trên danh mục cho vay. Giới hạn vay vốn đối với từng nhóm khách hàng phải phù hợp với thực trạng hoạt động của nhóm khách hàng và ngành hành,

những mức giới hạn cho vay khác nhau, đảm bảo ngân hàng cân bằng được mục tiêu lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh kỳ đồng (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)