TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Kỳ Đồng
Thứ nhất, kiểm soát chất lượng tín dụng, đẩy mạnh công tác xử lý thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý dự phòng rủi ro
Kiểm soát chặt chẽ cơ cấu tín dụng về kỳ hạn (ngắn hạn, trung hạn và dài hạn), loại tiền (nội tệ, ngoại tệ để phù hợp với chính sách của Chính phủ về chống Đô la hóa), cơ cấu đầu tư tín dụng theo ngành nghề, lĩnh vực phù hợp với định hướng của
Trụ sở chính trong từng thời kỳ và từng bước giảm dần mức độ tập trung tín dụng đối với khách hàng/nhóm khách hàng có dư nợ lớn.
Mở rộng tín dụng đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng, tăng cường công tác thẩm định, giám sát việc sử dụng vốn vay, đảm bảo đúng mục đích, hạn chế nợ xấu mới phát sinh.
Thường xuyên rà soát, đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, tình hình sử dụng vốn vay, tình trạng tài sản bảo đảm. Kịp thời phát hiện sớm các khoản tín dụng có vấn đề để chủ động có các biện pháp kiên quyết rút giảm dư nợ, hoàn thiện, bổ sung tài sản bảo đảm, hạn chế thấp nhất rủi ro tài chính cho Vietcombank Kỳ Đồng.
Đẩy mạnh công tác xử lý thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý dự phòng rủi ro. Xây dựng phương án xử lý thu hồi nợ đối với từng khoản nợ, phân công thành viên Ban lãnh đạo và nhân viên phụ trách để tăng cường đôn đốc chỉ đạo công tác xử lý thu hồi nợ.
Thứ hai, cấp tín dụng đối với một số lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro
Đối với lĩnh vực bất động sản:
- Hạn chế mức độ tập trung tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, xây dựng, cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn để cho vay trung dài hạn, đảm bảo khả năng thanh khoản.
- Kiểm soát chặt chẽ mức độ tập trung tín dụng vào một số khách hàng lớn/nhóm khách hàng lớn vay vốn đầu tư vào các dự án bất động sản có quy mô lớn, phân khúc bất động sản cao cấp, biệt thự, nghỉ dưỡng. Thận trọng xem xét, quyết định cho vay các công trình xây dựng đa năng có kết hợp chức năng để ở (officetel, condotel...) theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo tính đầy đủ pháp lý, thu hồi nợ vay đầy đủ và đúng hạn.
- Chỉ xem xét cấp tín dụng đối với khách hàng, dự án/phương án kinh doanh khả thi, có khả năng trả nợ tốt (trên cơ sở đánh giá năng lực, tiềm lực tài chính, uy tín, khả năng phát triển dự án của chủ đầu tư, vị trí dự án, suất đầu tư) và thu được lợi ích
nội bộ của Vietcombank trong từng thời kỳ đối với ngành/tiểu ngành lĩnh vực bất động sản.
Đối với lĩnh vực tiêu dùng và kinh doanh chứng khoán:
- Thận trọng trong tăng trưởng tín dụng tiêu dùng. Tăng trưởng giám sát việc sử dụng vốn vay đảm bảo đúng mục đích, đặc biệt đối với vay phục vụ nhu cầu đời sống liên quan đến nhà ở; không để xảy ra tình trạng khách hàng sử dụng vốn cho vay tiêu dùng sai mục đích đầu tư vào chứng khoán và kinh doanh bất động sản. - Chỉ xem xét cấp tín dụng cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh chứng khoán (bao
gồm đầu tư, kinh doanh cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp) theo đúng quy định tại Thông tư 19/2017/TT-NHNN ngày 28/12/2017 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD.
Đối với các dự án BOT, BT giao thông:
- Tăng cường kiểm soát rủi ro trong việc cho vay đối với các dự án BOT, BT giao thông, đặc biệt là các dự án phải điều chỉnh giảm mức thu phí hoặc kéo dài thời gian hoàn vốn, chậm tiến độ, có doanh thu phí không đạt như dự kiến hay khi đi vào khai thác gặp sự phản đối của người sử dụng đường bộ.
- Hạn chế tập trung tín dụng vào một khách hàng, một nhóm khách hàng có liên quan đảm bảo giới hạn tín dụng theo quy định. Có biện pháp kiểm soát tốt tỷ lệ vốn chủ sở hữu góp vào dự án, giám sát chặt chẽ mục đích sử dụng vốn vay, doanh thu của dự án, việc áp dụng trạm thu phí không dừng theo quy định tại Quyết định số 07/2017/QĐ-TTg ngày 27/03/2017 của Thủ tướng chính phủ.