8. Kết cấu của luận văn
2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ
Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Bình Phước 2015-2017
2.1.4.1 Tình hình hoạt động huy động vốn
NHTM hoạt động và phát triển được chủ yếu nhờ vào lượng tiền mà nó huy động được từ nền kinh tế, đặc biệt ngày 28 tháng 12 năm 2017 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành thông tư số 19/2017TT-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức dụng, chi nhánh Ngân hàng Nước ngoài nhằm siết chặt sử dụng vốn huy động vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn.
ĐVT: tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Bình Phước 2015-2017
Biểu đồ 2.1 Số dư huy động Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Bình Phước 2015-2017
Về cơ cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Bình Phước còn phụ thuộc vào nhóm khách hàng lớn, đó là nhóm khách hàng hoạt động kinh doanh nông sản: Điều, cao su và tiêu.
Huy động tăng từ năm 2014 đến năm 2016, tuy nhiên năm 2017 giảm 68 tỷ đồng so với năm 2016 cụ thể như sau: Huy động năm 2015 là 3,708 tỷ đồng tăng 24.68% so với năm 2014 (số dư thời điểm ngày 31/12/2014 là 2,974 tỷ đồng); Huy động năm 2016 là 4,467 tỷ đồng tăng 18.17% so với năm 2015; Huy động năm 2017 là 4,399 tỷ đồng giảm 1.52% so với năm 2016. Nguyên nhân có sự giảm sút trong công tác huy động tại đơn vị do cụ thể như sau:
Mùa vụ kinh doanh nông sản ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy động: Thông thường vào 6 tháng đầu năm là vào mùa vụ nên khách hàng rút tiền để kinh doanh mua bán nông sản, sau đó các tháng cuối năm sẽ gửi tiền vào lại. Nếu diễn biến kinh doanh thuận lợi thì dòng tiền chảy vào ngân hàng sẽ tăng và ngược lại.
Thị trường bất động sản rất nóng liên tục khách hàng rút để đầu tư bất động sản kiếm lời.
Cạnh tranh giữa các TCTD trên địa bàn của các NHTM tương đồng như: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam có lãi suất và cơ chế huy động khá cao nên dẫn đến việc khách hàng có sự lựa chọn gửi các TCTD có lãi suất cao hơn.
2.1.4.2 Tình hình hoạt động cho vay
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Bình Phước luôn tiên phong trong các sản phẩm cho vay phân khúc khách hàng cá nhân và hộ gia đình cũng như khách hàng doanh nghiệp nhằm hỗ trợ nhanh chóng, linh hoạt và kinh tế nhất với các sản phẩm dịch vụ tín dụng như: Cho vay sản xuất kinh doanh (Thấu chi sản xuất kinh doanh; cho vay sản xuất nông nghiệp; cho vay phát triển kinh tế gia đình…), cho vay tiêu dùng (Cho vay mua nhà; cho vay mua xe; cho vay du học…), cho vay không có tài sản đảm bảo (Cho vay tiêu dùng nhanh; cho vay tiêu dùng dành cho cán bộ công nhân viên; cho vay từ lương…)
ĐVT: tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Bình Phước 2015-2017
Từ bảng số liệu 2.2. cho ta thấy dư nợ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Bình Phước liên tục tăng trưởng từ năm 2015 đến năm 2017, đặc biệt năm 2017 tăng 1,483 tỷ tương đương 41.73% so với năm 2016. Năm 2016 tăng 735 tỷ tương đương 26.07%. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Bình Phước luôn khẳng định thế mạnh về thương hiệu; thái độ phục vụ nhiệt tình, tận tâm; qui trình xử lý nhanh, thủ tục đơn giản, lãi suất luôn cạnh tranh với các TCTD trên địa bàn. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Bình Phước luôn nằm trong top 3 đơn vị có dự nợ cho vay cao nhất tại địa bàn.
2.1.4.3 Về phát triển mạng lưới
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Bình Phước không ngừng mở rộng mạng lưới kinh doanh tại địa bàn với 01 CN loại 1 đặt tại thị xã Đồng Xoài, 01 chi nhánh loại 5 tại huyện Chơn Thành và 06 phòng giao dịch tại địa bàn huyện Bù Đăng, huyện Phú Riềng, thị xã Bình Long, thị xã Phước Long, huyện Lộc Ninh và huyện Bù Đốp. Có qui mô mạng lưới đứng thứ 2 tại địa bàn tỉnh Bình Phước sau mạng lưới Ngân hàng NHNo&PTNT tỉnh Bình Phước với 24 chi nhánh và phòng giao dịch.
Ngoài phát triển mạng lưới phòng giao dịch truyền thống, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Bình Phước luôn chú trọng phát triển hệ thống ngân hàng điện tử, ATM, POS…
2.1.4.4 Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Bình Phước
Hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Bình Phước tương đối khả quan với lợi nhuận đều tăng trưởng qua các năm, chứng minh hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Bình Phước ngày càng phát triển và hiệu quả. Lợi nhuận trước thuế bình quân đầu người của CN năm 2017 đạt khoảng 920 triệu đồng.
ĐVT: tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Bình Phước 2015-2017
Biểu đồ 2.3 Lợi nhuận trước thuế Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Bình Phước 2015-2017