8. Kết cấu của luận văn
3.1.2 Giám sát chặt chẽ việc thực thi quy trình tín dụng bán lẻ
Quy trình tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín được xây dựng khoa học và chặt chẽ, quy định cụ thể các bước thực hiện trong từng quy trình thông qua quy trình lõi và chính sách cấp tín dụng: Thu thập và đánh giá sơ bộ thông tin khách hàng, thẩm định, quyết định cấp tín dụng, giải ngân, giám sát, thu hồi nợ. Tuy nhiên do tình hình sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, kiểm tra sử dụng vốn chưa kịp thời nên CN vẫn còn nhiều sai sót cho vay một số khách hàng rủi ro cao, từ đó phát sinh các trường hợp nợ xấu trong thời gian qua.
Do vậy phải triệt quán triệt thực hiện, tuân thủ đầy đủ các quy định của quy trình tín dụng, nhằm nâng cao hiệu quả của công tác phòng ngừa rủi ro. Để làm được điều này cần phải chú ý các vấn đề sau:
Trước khi thực hiện cấp TDBL, cán bộ ngân hàng phải phỏng vấn, trao đổi nắm bắt thông tin ban đầu về nhu cầu tín dụng, thời hạn, mục đích vay, nguồn tài chính trả nợ của khách hàng làm sao để hạn chế thấp nhất sự bất cân xứng thông tin. Qua thông tin khách hàng cung cấp, cán bộ cần đánh giá sợ bộ về tình hình tài chính, nguồn thu nhập, kinh nghiệm và uy tín trên thị trường, phương án trả nợ và các biện pháp bảo đảm tiền vay để chọn ra các khách hàng có uy tín, quan hệ tín dụng tốt để cấp phát tín dụng hay không?
Cán bộ ngân hàng cũng phải tư vấn cho khách hàng về điều kiện cho vay; Nguyên tắc, quy trình tín dụng và giám sát tín dụng nhằm giúp cho khách hàng hiểu
rõ được chính sách cho vay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín CN Bình Phước từ đó đưa ra quyết định hợp lý khi tiến hành quan hệ tín dụng.
Sau khi cho vay, cán bộ ngân hàng cần phải thường xuyên kiểm tra sử dụng vốn vay của khách hàng chặt chẽ nhằm theo dõi khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay không, nắm bắt tình hình kinh doanh và tài chính của khách hàng, kịp thời hỗ trợ khách hàng khi khách hàng gặp khó khăn. Trong trường hợp khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích thì phải tiến hành thu hồi vốn vay theo hợp đồng đã cam kết.
Tích cực đôn đốc, trao đổi, nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn đồng thời kiểm tra hiện trạng, chất lượng, số lượng của tài sản bảo đảm, trong trường hợp có hao hụt, mất mát, hư hỏng hoặc giảm giá trị dẫn đến không đủ bảo đảm cho khoản vay thì phải yêu cầu khách hàng giảm dư nợ tương ứng hoặc bổ sung thêm tài sản bảo đảm.
Chính vì thế mà tiêu chuẩn hóa các quy trình xử lý nghiệp vụ từ hệ thống thu thập - xử lý và cung ứng thông tin - công tác tiếp thị, chào hàng - quy trình lập hồ sơ, xử lý hồ sơ cho khách hàng - công tác tổ chức phục vụ khách hàng, nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của khách hàng.