Mụ hỡnh trồng cõy bản địa dưới tỏn cõy phự trợ (mụ hỡnh II)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá kết quả trồng rừng cây bản địa lá rộng trên đất trống đồi núi trọc tỉnh quảng trị​ (Trang 42 - 46)

. Vùng đồng bằng, ven biển: Nhờ có những chính sách mới trong công tác quản lý và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông, lâm nghiệp nên điều kiện

Lát hoa là loài cây mọc khá nhanh, dễ gây trồng, có thể phát triển trên diện rộng Cây ưa sáng, lúc nhỏ chịu bóng, phân bố tự nhiên ở vùng có nhiệt độ

4.3.2. Mụ hỡnh trồng cõy bản địa dưới tỏn cõy phự trợ (mụ hỡnh II)

4.3.2.1. Tại Trung tâm khoa học sản xuất Lâm nghiệp vùng Bắc Trung bộ

Tổng diện tích của mô hình là: 20,2ha. Keo lai được trồng làm cây phụ trợ năm 1998 với mật độ 825cây/ha. Các loài cây bản địa (Sao đen, Lát hoa) được trồng năm 2004 khi Keo lai đã khép tán theo hai phương thức:

- Trồng đồng thời Sao đen và Lát hoa theo tỷ lệ 1:1 dưới tán Keo lai với mật độ Sao đen là 413cây/ha, Lát hoa là 412cây/ha.

- Trồng Sao đen dưới tán Keo lai với mật độ là 825cây/ha.

Kết quả điều tra và xử lý số liệu về hiện trạng cây Sao đen và Lát hoa được tổng hợp trong biểu sau:

Biểu 4.5. Hiện trạng cây Sao đen và Lát hoa (MH II)

STT OTC Loài Các chỉ tiêu sinh trưởng Chất lượng N/ OTC 3 . 1 D (cm) vn H (m) T D (m) Tốt TB Xấu N % n % n % 01 Sao đen 3.6 2.4 1.2 18 58.06 9 29.03 4 12.90 31 Lát hoa 3.0 2.1 1.2 15 42.86 13 37.14 7 20.00 35 02 Sao đen 3.4 2.4 1.8 17 58.62 8 27.59 4 13.79 29 Lát hoa 2.9 1.9 1.0 11 44.00 9 36.00 5 20.00 25 03 Sao đen 3.6 2.1 1.8 21 61.76 7 20.59 6 17.65 34 Lát hoa 2.6 1.8 1.1 11 35.48 12 38.71 8 25.81 31

04 Sao đen 4.1 2.4 1.8 39 65.00 10 16.67 11 18.33 60 05 Sao đen 3.0 2.1 1.7 40 64.52 15 24.19 7 11.19 62 06 Sao đen 3.1 2.1 1.7 41 63.08 15 23.08 9 13.75 65 07 Sao đen 2.9 2.1 1.7 31 52.54 20 33.90 8 13.56 59 08 Sao đen 3.0 2.1 1.7 37 57.81 17 26.56 10 15.63 64 Nhận xét + Loài Lát hoa:

Lát hoa là loài cây gỗ lớn, ưa sáng, giai đoạn nhỏ chịu bóng. Do đó, với các phương thức trồng khác nhau sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sinh trưởng của loài cây này. Để có cơ sở đánh giá tình hình sinh trưởng của Lát hoa tại Quảng Trị, đề tài đã tham khảo một số tài liệu và so sánh sinh trưởng của cây Lát hoa tại Quảng Trị với một số địa phương khác.

Kết quả nghiên cứu sinh trưởng của Lát hoa tại một số địa điểm được tổng hợp trong biểu dưới đây:

Biểu 4.6. Sosỏnh sinh trưởng của Lát hoa ở một số địa điểm

Địa điểm Chỉ tiêu Quảng Trị Cát Bà Đền Hùng Vĩnh Phúc D1.3(cm) 6 3.2 ∆D1.3 1.2 0.53 D00 (cm) 2.8 3.4 ∆D00 0.48 1.14 Hvn(m) 1.9 6.5 4 2.3 ∆Hvn 0.31 1.3 0.67 0.89 Nhận xét và thảo luận:

- Sinh trưởng về đường kính gốc (D00cm)

Lát hoa trồng tại hai địa điểm Cát Bà - Hải Phòng và Đền Hùng - Phú Thọ đang ở tuổi 5-6 cây đã lớn do đó tác giả đã sử dụng chỉ tiêu D1.3để đánh giá sinh trưởng đường kính của cây. Kết quả nghiên cứu cho thấy:

Tại Hải Phòng, cây Lát hoa sinh trưởng ở mức trung bình với D1.3 là 6,0cm, còn lượng tăng trưởng bình quân đạt 1,2cm/năm. Với mô hình trồng Lát hoa tại Đền

Hùng qua kết quả cho thấy cây Lát hoa ở đây sinh trưởng chậm. Do đất ở đây sau khai thác Bạch Đàn rất khô cứng, thảm thực vật ở đây chỉ có Sim, Mua, cây bụi nhỏ, độ che phủ thấp (30–40%), nên ít cải thiện được độ ẩm.

Sinh trưởng về đường kính của Lát hoa tại xã Đại Đình - Tam Đảo - Vĩnh Phúc đây đạt mức khá. Còn tại khu vựu nghiên cứu, sinh trưởng về đường kính của Lát hoa (tuổi 6) ở 3 ô tiêu chuẩn đạt trung bình 3cm và lượng tăng trưởng bình quân của Lát hoa đạt 0,5cm/năm. So sánh kết quả nghiên cứu này với các kết quả nghiên cứu ở Hải Phòng, Vĩnh Phúc và Phú Thọ có thể nhận thấy trong khu vực nghiên cứu sinh trưởng về đường kính của Lát hoa là kém. Đặc biệt khi đối chiếu với đặc điểm sinh vật học của loài Lát hoa và theo nghiên cứu của Nguyễn Bá Chất, trong điều kiện thuận lợi Lát hoa có thể sinh trưởng đạt từ 1,5 - 2,3cm/năm về đường kính. Với hệ số biến động về đường kính của Lát tại 3 ÔTC là từ 22,71%- 39,11% cho thấy sinh trưởng về đường kính của các cây trong cùng lâm phần là không đều nhau, có thể nói là chênh lệch lớn, tại ÔTC 1 có cây đường kính trên 7cm nhưng cũng có cây đường kính chỉ đạt 1,6cm. Kết quả nghiên cứu trên đã đặt ra câu hỏi những nhân tố nào đã ảnh hưởng đến sinh trưởng về đường kính của Lát tại đây và việc lựa chọn loài Lát hoa để trồng trong mô hình này đã phù hợp chưa? Đây là một vấn đề rất quan trọng cần được giải quyết.

- Sinh trưởng về chiều cao vút ngọn (Hvnm)

Sinh trưởng chiều cao cây Lát hoa ở mô hình nghiên cứu trung bình đạt 2,1m, lượng tăng trưởng bình quân chiều cao khoảng 0,35m/năm, hệ số biến động về chiều cao tại các ô từ 30,52% - 39,11%, phân hoá chiều cao của Lát hoa tại các ô khá mạnh, có những cây cao trên 3m nhưng cũng có những cây cao chưa được 1m.

So sánh với chỉ tiêu sinh trưởng Hvn tại các địa điểm nghiên cứu ở Cát Bà, Đền Hùng, Vĩnh Phúc cho thấy tình hình sinh trưởng của Lát hoa ở Trung tâm khoa học sản xuất lâm nghiệp vùng Bắc Trung bộ là rất kém. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả này như:

Do điều kiện nơi trồng không phù hợp với đặc điểm sinh vật học của Lát.

Do phương pháp chăm sóc quản lý chưa được tốt. Điều này sẽ được nghiên cứu và trình bày rõ ở phần các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây bản địa. Đây

là một việc làm rất quan trọng đánh giá sự thành công và phù hợp của các phương thức trồng đã được tiến hành thử nghiệm tại khu vực nghiên cứu.

4.3.2.2. Tạixó Vĩnh Chấp huyện Vĩnh Linh(Dự ỏn trồng rừngViệt-Đức) Rừng trồng được Dự án trồng rừng Việt Đức đầu tư trồng cây keo lá tràm vào năm 1998 với mật độ trồng 2.000 cây/ ha. Năm 2004, dự án đầu tư trồng bổ sung thêm cây Sao đen và một số cây bản địa khác dưới tán rừng (mô hình đa dạng hoá lâm sinh). Mật độ trồng dưới tán từ 300 - 500 cây/ha. Đề tài đã tiến hành lập 8 ô tiêu chuẩn để điều tra, nghiên cứu. Kết quả điều tra và xử lý số liệu về hiện trạng cây Sao đen được tổng hợp trong biểu sau:

Biểu 4.7. Sinh trưởng của Sao đen (MH II)

OTC OTC1 OTC2 OTC3 OTC4 OTC5 OTC6 OTC7 OTC8

00D D (cm) 3.6 3.4 3.6 4.1 3.0 3.1 2.9 3.0 ∆D00 (m) 0.607 0.564 0.594 0.678 0.508 0.516 0.487 0.506 vn H (m) 2.4 2.4 2.1 2.4 2.1 2.1 2.1 2.1 ∆Hvn (m) 0.396 0.392 0.358 0.279 0.352 0.354 0.351 0.349 T D (m) 1.9 1.8 1.8 1.8 1.7 1.7 1.8 1.7 ∆DT (m) 0.31 0.299 0.306 0.3 0.279 0.281 0.294 0.285 Nhận xét:

- Sinh trưởng về đường kính: Sinh trưởng về đường kính của Sao đen ở các ÔTC có sự chênh lệch lớn D00có giá trị từ 2,9- 4,1 cm; ∆D00 có giá trị trong khoảng 0,487- 0,678cm/năm.

Sinh trưởng chiều cao của Sao đen tại mô hình này thấp Hvn đạt 2,2m và lượng tăng trưởng bình quân về chiều cao nằm trong khoảng 0,28 - 0,39cm/năm. Như vậy, mỗi năm chiều cao của Sao đen trong mô hình này tăng lên được khoảng 0,3m đây là mức tăng chậm. Để tăng lượng tăng trưởng về chiều cao và đường kính của Sao đen trong mô hình này cần nghiên cứu kỹ về các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của Sao từ đó lựa chọn các biện pháp kỹ thuật lâm sinh thích hợp để tác động nhằm đạt mục đích trồng rừng.

- Sinh trưởng về đường kính tán

Sinh trưởng về đường kính tán của Sao đen ở mức trung bình, thể hiện DT đạt 1.8m và∆Dt đạt 0,3m/năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá kết quả trồng rừng cây bản địa lá rộng trên đất trống đồi núi trọc tỉnh quảng trị​ (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)