. Vùng đồng bằng, ven biển: Nhờ có những chính sách mới trong công tác quản lý và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông, lâm nghiệp nên điều kiện
Lát hoa là loài cây mọc khá nhanh, dễ gây trồng, có thể phát triển trên diện rộng Cây ưa sáng, lúc nhỏ chịu bóng, phân bố tự nhiên ở vùng có nhiệt độ
4.7. Bài học kinh nghiệm và mô hình áp dụng
- Phương thức trồng cây bản địa hỗn giao với Keo (hỗn giao đồng tuổi hoặc trồng cây bản địa dưới tán rừng Keo), rừng sinh trưởng tốt, do điều kiện lập địa tại đó được cải thiện, nhất là ẩm độ, độ xốp và hàm lượng mùn. Qua sản phẩm lợi dụng từ tỉa thưa rừng Keo, mở tán cho cây bản địa sinh trưởng, phát triển. Có thể đáp ứng một phần tái đầu tư chăm sóc, nuôi dưỡng rừng trồng.
- Công tác thiết kế trồng rừng, nhất thiết phải trên cơ sở khảo sát chuyên môn, lựa chọn điều kiện lập địa, giống cây trồng, phương thức trồng phù hợp với sinh thái loài cây tương ứng. Phải tăng thời gian và kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng rừng khoảng từ 5 - 7 năm mà không phải chỉ 2 - 4 năm như đã làm.
- Hình thức khoán (quản lý bảo vệ rừng) riêng lẻ cho từng hộ gia đình, nhiều nơi chỉ có tính hình thức, nhất là những nơi khoán chia đều cho nhiều hộ, mỗi hộ vài ba chục ha, kinh phí khoán không đủ để bỏ công đầu tư thường xuyên. Do đó cần phải tổ chức khoán cho từng hộ, tạo trách nhiệm liên đới để thay phiên cử người tuần tra, canh gác và đủ lực lượng chữa cháy nếu cần. Dù khoán dưới hình thức nào, các đơn vị cũng phải có lực lượng (quản lý bảo vệ rừng) chuyên trách, với hệ thống đường ranh, chòi canh và các phương tiện cơ yếu khác mới có hiệu quả.
- Trong cùng một phương thức trồng, cùng một loài và nhóm loài cây, tỷ lệ sống phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không thể xem nhẹ bất kỳ một yếu tố nào (chọn lập địa, chọn đất, giống cây, thời gian chăm sóc, quy trình tổ chức sản xuất, kiểm tra, mức đầu tư thâm canh và quản lý bảo vệ rừng).
- Mô hình trồng cây bản địa dưới tán Keo đối với một số loài cây bản địa ưa bóng giai đoạn đầu, nên bố trí theo hàng, theo băng hẹp. Chú ý mở tán Keo (thường sau 3 - 5 năm, tuỳ từng loài cây và điều kiện lập địa cụ thể).
- Trồng rừng hỗn giao cây bản địa, chỉ nên áp dụng cho những lập địa tốt, có điều kiện chăm sóc thuận lợi. Có thể nói, dù trồng hỗn giao hay thuần loài, cũng chỉ nên đưa cây bản địa trồng nơi còn tính chất đất rừng, ít ra là trạng thái IB, IC, tầng đất dày. Nơi đất xấu, nên trồng Keo với mật độ cao trước nhằm tạo tàn che bảo vệ, cải tạo đất, cải thiện tiểu hoàn cảnh rừng, thậm chí phải qua 2 - 3 chu kỳ kinh doanh Keo, mới có thể trồng xem cây bản địa (đây là mô hình có nhiều khả năng tạo ra rừng hỗn giao trên những lập địa còn hạn chế, nhưng chưa được áp dụng nhiều do
quy trình thực hiện phức tạp, khó thực hiện (mở tán Keo sao cho hạn chế thấp nhất tỷ lệ đổ, gãy cây bản địa dưới tán).
- Đối với vùng đồi núi, độ dốc ≥ 250, chỉ nên trồng hỗn giao (Keo + bản địa) theo hàng hoặc theo băng ở những vị trí lập địa sườn chân, sườn giữa đồi núi trở xuống. Lập địa sườn đỉnh, trồng Keo thuần loài trước, trồng xen bản địa sau. Trong thực tế, rất nhiều đơn vị đưa cây bản địa trồng hỗn giao ngay với Keo trên các vị trí sườn đỉnh, tầng đất mỏng, đá lẫn nhiều, tỷ lệ sống chỉ đạt 20 - 40%, cây sinh trưởng còi cọc, chất lượng rừng trồng kém.
Với phương thức trồng hỗn giao cây bản địa dưới tán rừng trồng, việc trồng cây Keo được coi là cây tiên phong để tạo môi trường rừng cho rừng trồng cây bản địa tạo nên hệ sinh thái rừng bễn vững, ổn định. Để thực hiện tốt phương thức này trước hết trồng rừng thuần các loài Keo để cải tạo đất, tiêu diệt cỏ tranh, tạo hoàn cảnh rừng phù hợp cho việc gây trồng rừng cây bản địa. Rừng trồng Keo các loại với mật độ 1.111 cây/ha, sau 2 - 3 năm, tiếp tục trồng rừng cây bản địa. Sau này tuỳ thuộc tình hình sinh trưởng cây bản địa và cây Keo để tỉa thưa rừng Keo cho phù hợp với khả năng thích ứng thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của các loài cây bản địa. Với phương thức này có thể trồng được nhiều loài cây bản địa có ở rừng tự nhiên dưới tán rừng trồng Keo.
Mô hình trồng rừng các loài cây bản địa dưới tán rừng trồng Keo lá tràm đã thực hiện ở các huyện: Vĩnh Linh, Hải Lăng và Cam Lộ. Hiện nay, các loài cây bản địa được trồng dưới tán rừng Keo lá tràm phát triển khá tốt và đã được khẳng định có khả năng thực hiện đại trà ở các lô rừng trồng trên các vùng sinh thái khác trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, và có thể nhân rộng ra các tỉnh vùng Trung Trung bộ.
Chương 5
Kết luận, tồn tại và khuyến nghị 5.1.Kết luận
Đề tài nghiên cứu đánh giá kết quả trồng rừng cây bản địa lá rộng trên đất trồng đồi núi trọc tỉnh Quảng Trị, đã đưa ra những nhận xét cơ bản chung nhất về các chỉ tiêu sinh trưởng một số loài cây bản địa đã trồng trên địa bàn Tỉnh. Những yếu tố ảnh hưởng, nguyên nhân thành công, thất bại trong các mô hình trồng rừng các loài cây bản địa. Trên cơ sở kết quả điều tra, đề tài đánh giá được những nội dung cơ bản sau:
- Đã điều tra thống kê được quy mô diện tích rừng trồng các loài cây bản địa lá rộng trên địa bàn tỉnh một cách chi tiết cụ thể cho từng loài cây trồng và mỗi phương thức trồng. Tổng diện tích rừng trồng cây bản địa lá rộng trên địa bàn tỉnh là 14.470 ha.
- Đã điều tra thống kê, đánh giá được các chỉ tiêu tăng trưởng của một số loài cây trồng bản địa lá rộng chủ yếu trồng trên đất trống đồi núi trọc với các dạng lập địa khác nhau trên địa bàn Tỉnh.
- Đề tài đã nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật đã áp dụng cho công tác trồng rừng cây bản địa lá rộng trên đất trống đồi núi trọc, tìm ra được nguyên nhân thành công, thất bại và rút ra bài học kinh nghiệm trong trồng rừng các loài cây bản địa lá rộng.
- Đề xuất được các phương thức trồng rừng phòng hộ, trồng rừng kinh tế trên đất trống núi trọc trong giai đoạn tới trên địa bàn Tỉnh.
- Đã đưa ra một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng các loài cây bản địa lá rộng trên đất trống núi trọc đã được đề xuất gây trồng trên địa bàn.
- Đã nêu ra được một số bài học kinh nghiệm trong công tác trồng rừng, từ đó đề xuất các phương thức trồng rừng thích hợp cho từng loài cây bản địa lá rộng trên địa bàn Tỉnh.
5.2. Tồn tại
- Do điều kiện thời gian còn hạn chế, nên đề tài mới chỉ tập trung nghiên cứu một số cây bản địa được đánh giá triển vọng nhất được gây trồng tại khu vực nghiên cứu là cây Sến trung, Sao đen và cây Lát hoa, chưa có điều kiện mở rộng được phạm vi nghiên cứu nhiều loài cây bản địa và nghiên cứu ở các nơi khác nhau để đánh giá khả năng thích ứng của các loài cây bản địa được chính xác hơn.
- Do chu kỳ kinh doanh của các loài cây bản địa dài trong khi đó việc nghiên cứu chỉ diễn ra tại thời điểm của giai đoạn tạo rừng, do vậy chưa đánh giá được hết khả năng thích ứng của các loài cây trong cả chu kỳ sống của chúng.
- Do các loài cây nghiên cứu không cùng tuổi nên việc so sánh sinh trưởng giữa các loài trong khu vực nghiên cứu chủ yếu dựa vào lượng tăng trưởng bình quân năm chỉ mang tính chất tương đối, nên độ chính xác không cao, vì mỗi loài ở mỗi giai đoạn tuổi khác nhau có sự sinh trưởng khác nhau.