Cây Sao đen (Hopea odorata Roxb)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá kết quả trồng rừng cây bản địa lá rộng trên đất trống đồi núi trọc tỉnh quảng trị​ (Trang 33 - 35)

. Vùng đồng bằng, ven biển: Nhờ có những chính sách mới trong công tác quản lý và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông, lâm nghiệp nên điều kiện

4.2.1. Cây Sao đen (Hopea odorata Roxb)

Sao đen phân bố ởấn Độ, Myanma, Thái Lan, Malaysia và khu vực Đông dương.ở Việt Nam, Sao đen phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Nam từ Gia Lai, Kom Tum, Đông

Nam bộ trở vào (từ 15ovĩ nam). Trong vùng phân bố, Sao đen thường mọc ở rừng cây lá rộng, ít dốc và đất màu mỡ.

Sao đen là loài cây gỗ lớn, thường xanh, thân hình trụ thẳng, tỉa cành tự nhiên tốt, có khả năng tái sinh chồi mạnh. Sao đen thường mọc thành từng đám hỗn giao với các loài cây họ dầu khác trong rừng rậm, ẩm, mát nhiệt đới, sinh trưởng và phát triển thuận lợi trong điều kiện nhiệt đới có 2 mùa mưa, khô rõ rệt, nhiệt độ trung bình năm 24 - 25o

lượng mưa bình quân 1.800 - 2.000 mm/năm. Cây sinh trưởng tốt trên đất xám phù sa cổ, sét pha cát, đất đỏ bazan, độ PH từ 4,5 - 5, 0.

Sao đen thường để dùng để trồng rừng, làm giàu rừng theo phương thức trồng dặm ở khoảng trống theo đám hay theo băng để cải thiện tổ thành, nâng cao chất lượng và sản lượng rừng.

Sao đen là loài cây mới được đưa vào trồng rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị từ năm 2000 cho đến nay. Cây Sao đen không phải là cây phân bố ở rừng tự nhiên tại Quảng Trị. Nguồn hạt giống chủ yếu được cung cấp từ các tỉnh vùng Đông - Nam bộ.

Đến nay toàn tỉnh đã trồng được 7.992 ha, trồng theo nhiều phương thức trồng khác nhau như trồng đồng thời với cây Keo (cây phụ trợ) trên vùng đất núi trọc và đất đồi thoái hoá, trồng dưới tán rừng trồng Keo thuần loại theo phương thức đa dạng hoá lâm sinh, làm giàu rừng trong khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng.

Nhìn chung, cây Sao đen có sức chống chịu khá tốt, khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, không bị sâu bệnh, gia súc, gia cầm phá hoại. Hiện nay đang là loài cây bản địa chủ yếu được gây trồng trong trồng rừng phòng hộ đầu nguồn.

Hình 4.2. Cây Sao đen trồng hỗn giao Keo tai tượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá kết quả trồng rừng cây bản địa lá rộng trên đất trống đồi núi trọc tỉnh quảng trị​ (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)