Những đóng góp của ngành lâm nghiệp trong phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá kết quả trồng rừng cây bản địa lá rộng trên đất trống đồi núi trọc tỉnh quảng trị​ (Trang 32 - 33)

. Vùng đồng bằng, ven biển: Nhờ có những chính sách mới trong công tác quản lý và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông, lâm nghiệp nên điều kiện

4.1.2. Những đóng góp của ngành lâm nghiệp trong phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh

của Tỉnh

4.1.2.1. Về môi trường

Là một trong những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề do chiến tranh để lại, sự phát triển lâm nghiệp của Tỉnh đã góp phần tích cực vào việc ổn định môi sinh, môi trường chung, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác phát triển.

Sự ổn định và phát triển của rừng đã góp phần tích cực trong việc ổn định và điều tiết nguồn nước cho các công trình thuỷ lợi, nâng cao nguồn nước ngầm phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, hạn chế xâm nhập mặn, cát bay, cát lấp,... góp phần hạn chế các thiệt hại do thiên tai, hạn hán, lũ lụt gây ra hàng năm.

4.1.2.2. Về kinh tế

Ngành lâm nghiệp đã có nhiều đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế chung của Tỉnh. Thông qua việc phát triển trồng rừng đã cơ bản giải quyết được nhu cầu củi đun cho nhân dân, giải quyết được một phần gỗ xây dựng cơ bản cho nông thôn, bước đầu hình thành được vùng nguyên liệu gỗ cho công nghiệp giấy và ván nhân tạo, chế biến nhựa thông trong tương lai. Lượng gỗ khai thác từ rừng trồng hàng năm khoảng 85.000 - 100.000 m3 là nguồn nguyên liệu đáng kể cung cấp cho các nhà máy trong khu vực, đồng thời là nguồn thu lớn cho các hộ nông dân, góp phần tích cực vào công cuộc xoá đói giảm nghèo trên địa bàn Tỉnh.

4.1.2.3. Về xã hội

Việc hình thành và phát triển lâm nghiệp đã góp phần tích cực trong việc phân bố lại dân cư, ổn định đời sống cho nhân dân từ vùng núi đến vùng cát ven biển. Các mô hình kinh tế mới, trang trại lâm nghiệp trên các vùng cát, vùng đồi đã thu hút được nhiều lao động, giải quyết việc làm cho người lao động và thực sự đóng góp tích cực vào công cuộc xoá đói giảm nghèo của địa phương, góp phần ổn định an ninh chính trị và trật tự xã hội. Thông qua phát triển lâm nghiệp hàng năm đã huy động được hàng vạn ngày công lao động tham gia nghề rừng. Nhiều địa phương đã hình thành các hợp tác xã làm nghề rừng, hình thành các nhóm hộ sản xuất nghề rừng. Phát triển sản xuất lâm nghiệp đã thực sự trở thành phong trào của nhiều địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá kết quả trồng rừng cây bản địa lá rộng trên đất trống đồi núi trọc tỉnh quảng trị​ (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)