Xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho các chương trình trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá kết quả trồng rừng cây bản địa lá rộng trên đất trống đồi núi trọc tỉnh quảng trị​ (Trang 64 - 67)

. Vùng đồng bằng, ven biển: Nhờ có những chính sách mới trong công tác quản lý và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông, lâm nghiệp nên điều kiện

Lát hoa là loài cây mọc khá nhanh, dễ gây trồng, có thể phát triển trên diện rộng Cây ưa sáng, lúc nhỏ chịu bóng, phân bố tự nhiên ở vùng có nhiệt độ

4.6.2. xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho các chương trình trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc tỉnh Quảng Trị

trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc tỉnh Quảng Trị

4.6.2.1. Điều tra lập địa, cơ sở để lựa chọn cây con và phương thức trồng rừng Để xác định cơ cấu cây trồng rừng, phương thức hỗn giao, trước khi trồng rừng phải tiến hành điều tra, đánh giá lập địa. Căn cứ vào độ sâu tầng đất, đá mẹ, tính chất cơ lý, hàm lượng dinh dưỡng trong đất quyết định đến việc lựa chọn cơ cấu cây trồng. Trong các chương trình, dự án trồng rừng hiện nay, ít được quan tâm đến nội dung công việc này, chỉ đánh giá sơ bộ, thiếu khoa học, do vậy dẫn đến việc lựa chọn loài cây trồng, phưong thức hỗn giao không hợp lý, ảnh hưởng lớn đến khả năng thành công của trồng rừng cây bản địa.

Việc điều tra, đánh giá lập địa cần thực hiện theo các nội dung sau:

- Tiến hành lập các ô tiêu chuẩn điển hình, tại tâm các ô đào phẫu diện với kích thước 100 x 80 x 120 cm. Lấy mẫu đất ở 3 độ sâu khác nhau ( 0-10 cm; 10-20 cm;

>20 cm) để phân tích độ PH, P2O5dể tiêu trong đất, tỷ lệ mùn trong đất và độ ẩm từng mặt của đất.

- Điều tra lớp thảm thực bì chỉ thị cho từng loại đất.

- Căn cứ vào độ dày tầng đất, cấp độ dốc, cấp thực bì tiến hành phân chia các nhóm lập địa khác nhau từ đó lựa chọn loại cây trồng, phương thức trồng, các giải pháp kỹ thuật lâm sinh tác động thích hợp.

Đối với mô hình trồng cây bản địa dưới tán cần tiến hành điều tra lập địa chi tiết trên lô trồng, chọn vùng lập địa có độ sâu tầng đất mặt lớn, có lượng mùn trong đất và độ ẩm đất cao để đưa vào các loài cây bản địa phù hợp. Không nhất thiết phải trồng cây bản địa trên toàn bộ diện tích mà chỉ nên đưa cây bản địa vào trồng trên những vùng đất tốt.

4.6.2.2. Tiêu chuẩn cây con và giống cây trồng

Các cây giống, vườn giống, rừng giống, phải được công nhận theo quy định của pháp lệnh giống cây trồng, mới được phép sử dụng. Các tổ chức cá nhân sản xuất giống để bán, phải có giấy phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với địa phương là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và phải bảo đảm các điều kiện sau:

- Có cán bộ chuyên môn am hiểu kỹ thuật sản xuất giống cây trồng. Các tổ chức, cá nhân phải có đủ điều kiện và năng lực sản xuất giống cây trồng.

- Chỉ được sản xuất các loại giống đã được công nhận, nếu sản xuất giống địa phương phải được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép.

- Sản xuất đúng quy trình kỹ thuật cho phép, vì vậy các loại giống lưu thông trên thị trường, phải qua kiểm tra chất lượng, kèm theo phiếu chứng chỉ chất lượng giống, do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp.

Để thực hiện tốt công tác quản lý giống cây trồng lâm nghiệp, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần có văn bản hướng dẫn các đơn vị, cá nhân trên địa bàn, ngoài việc thực hiện các quy định chung, trước khi gieo ươm hạt giống, phải được Chi cục Lâm nghiệp kiểm tra, xác nhận nguồn và chất lượng giống cũng như trước

khi xuất cây đi trồng, phải tiến hành phân loại cây giống, chất lượng giống, đủ tiêu chuẩn đem trồng.

Tiêu chuẩn cây con: Thông qua kết quả điều tra đánh giá công tác trồng rừng các loài cây bản địa. Đề tài đưa ra những tiêu chuẩn cần thiết trong công tác gieo ươm và tiêu chuẩn cây con đem trồng như sau:

- Kích cỡ túi bầu ươm cây con là các loài cây bản địa từ 15 x 22 cm trở lên. - Thời gian nuôi cây trong vườn ươm từ 12 tháng trở lên.

- Chiều cao > 0,7 m, đường kính cỗ rễ > 0,5 cm.

- Cây sinh trưởng tốt, thân thẳng, không cụt ngọn, không sâu bệnh. 4.6.2.3. Kỹ thuật xử lý thực bì

Có 2 biện pháp xử lý thực bì trong trồng rừng: Phát trắng trên toàn diện tích trồng và phát dọn theo băng, theo rạch hoặc theo đám trồng. Biện pháp phát trắng toàn bộ diện tích thực hiện ở các vùng có độ dốc ≤200. Biện pháp phát thực bì theo băng chặt, băng chừa, theo rạch, thực hiện nơi đất dốc > 200, nơi cần duy trì độ tàn che ban đầu đối với một số loại cây trồng. Tiến hành phát thực bì song song với đường đồng mức nhằm hạn chế thấp nhất mức độ xói mòn đất.

Tuỳ thuộc vào đặc tính sinh thái, sinh lý cây trồng để bố trí mở rộng băng chặt, băng chừa cho hợp lý. Đối với cây ưa sáng, mở rộng băng chặt để trồng nhiều hàng trên băng, đối với cây chịu bóng thu hẹp băng chặt để trồng 1- 2 hàng cây trên băng. Đối với trồng cây dưới tán, cần chú ý việc mở tán tầng cây cao hợp lý để đảm bảo cho cây bản địa không bị chèn ép giai đoạn sau khi trồng. Việc mở tán liên quan đến quy trình tỉa thưa tầng cây cao, cần có các nghiêm cứu để xác định biện pháp tỉa thưa rừng hợp lý vừa đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển đồng thời đảm bảo các lợi ích kinh tế cho người dân trồng rừng.

4.6.2.4. Kỹ thuật làm đất

Nếu làm đất theo phương thức thâm canh, bón phân đầy đủ, trồng và chăm sóc bảo vệ đúng quy trình, thì cây gì cũng sinh trưởng và phát triển tốt. Trong trồng rừng, nếu đất trồng được cày lật, hố đào 40 x 40 x 40 cm, có bón lót phân chuồng

hoặc phân vô cơ, trồng cây đảm bảo kỹ thuật, đúng thời vụ, chắc chắn cây sinh trưởng, phát triển tốt, tỷ lệ sống cao.

Nếu trồng rừng được đầu tư thâm canh (đơn giá đầu tư cao, làm đúng quy trình, quy phạm, thì việc thành rừng không khó). Tuy nhiên thực tế không thể đầu tư trồng rừng phòng hộ thâm canh được vì nhu cầu trồng rừng quá lớn, trong khi nguồn vốn lại hạn chế. Vì vây trong phạm vi đơn giá khoảng 4 - 5 triệu đồng/ha (dự án 661), cần tính toán một cách khoa học, hợp lý nhất (trên cơ sở loài cây và điều kiện lập địa cụ thể được chọn trồng để đầu tư). Đất càng xấu, hệ số khó khăn càng lớn, càng tuyệt đối tuân thủ các điều kiện sau: Đào hố đảm bảo kích thước 40 x 40 x 40 cm; hố đào trước khi trồng ít nhất từ 1 tháng; xăm lấp hố bằng đất mặt, không có rễ cây, đá cục trước khi trồng từ 15 - 20 ngày; hố đào lớn, lấp đất tơi xốp là điều kiện cơ bản cho cây con chịu được nhiều yếu tố bất lợi, để tồn tại và phát triển nhanh trong thời kỳ đầu thích ứng.

4.6.2.5. Trồng và chăm sóc

- Thời vụ trồng: Trồng rừng các loài cây bản địa thực hiện trồng vào vụ Thu Đông từ tháng 9 đến tháng 12. Trong vụ Xuân chỉ trồng dặm, nếu trồng chính vào vụ Xuân sẽ có bất lợi cho cây trồng không chống chịu được nhiệt độ cao trong mùa hè khô cháy vùng miền Trung đặc biệt tỉnh Quảng Trị là nơi chịu ảnh hưởng của gió Lào nên việc chọn thời vụ trồng là rất quan trọng.

- Chăm sóc rừng trồng: Rừng sau khi trồng cần lưu ý đến việc chăm sóc cây đúng quy trình, đặc biệt là kịp thời trồng dặm cây chết trong vụ Xuân và xăm xới vun gốc cây con 2 lần/năm và thực hiện trong 3 năm sau khi trồng. Vì sau 3 năm trồng cây con chưa phát triển vượt qua lớp thực bì, đã bị thực bì phát triển quá mạnh xấm lấn, chèn ép, làm giảm tốc độ sinh trưởng của cây bản địa.

Phương thức trồng cây bản địa hỗn giao với Keo (hỗn giao đồng tuổi và trồng cây bản địa dưới tán rừng), cần đặc biệt chú ý các giải pháp lâm sinh như: Luỗng phát thực bì, tỉa thưa, tỉa cành, điều chỉnh tàn che, nhằm đáp ứng nhu cầu ánh sáng cho cây bản địa sinh trưởng và phát triển theo từng giai đoạn trưởng thành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá kết quả trồng rừng cây bản địa lá rộng trên đất trống đồi núi trọc tỉnh quảng trị​ (Trang 64 - 67)