Tồn tại và khuyến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá thực trạng cây trồng một số loài cây lâm sản ngoài gỗ chủ yếu ở vùng núi phía bắc làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển bền vững​ (Trang 91 - 92)

- Do thời gian thực hiện đề tài ngắn, trong khi đó có rất ít thông tin về LSNG

nhất là thông tin từ các địa phương khác nên công trình mới chỉ nghiên cứu đánh giá được hiện trạng gây trồng, hiệu quả kinh tế và các biện pháp kỹ thuật gây trồng

LSNG của 5 tỉnh miền núi phía Bắc.

- Hầu hết các mô hình gây trồng LSNG giá trị kinh tế cao đều có quy mô

nhỏ, manh mún, chưa tạo thành vùng nguyên liệu, thiếu quy hoạch, kế hoạch chi tiết

cụ thể về vùng gây trồngsản xuất từng loài LSNG, mặt khác giới hạn của đề tài mới

chỉ điều tra hiện trạng LSNG của 1-2 xã trong 1-2 huyện trên 1 tỉnh. Vì vậy, kết

luận của đề tài về các loài LSNG có giá trị cao đang được gây trồng và phát triển

mạnh ở một số tỉnh miền núi Bắc Bộ chủ yếu dựa vào báo cáo hiện trạng rừng của địa phương. Để đánh giá được chính xác hiện trạng LSNG các tỉnh miền núi phía

Bắc thì cần điều tra cụ thể và mở rộng để bổ sung số liệu về hiện trạng rừng trồng

LSNG của các tỉnh, trên cơ sở đó đề xuất hướng phát triển bền vững.

- Các loài chưa có quy trình kỹ thuật thì cần quy tiếp tục xây dựng và hoàn thiện như quy trình gây trồng Ba Kích, Mây,….Đồng thời, cần xây dựng các mô

hình trình diễn gây trồng các loài LSNG giá trịcó hiệu quả và năng suất cao trên cơ

sở các tiến bộ kỹ thuật để người dân tham quan học tập. Đây chính là phương pháp

chuyển giao kỹ thuật gây trồng LSNG một cách hiệu quả và nhanh nhất.

- Để thực hiện thành công kế hoạch hành động bảo tồn và phát triển LSNG,

cũng như đề án phát triển LSNG,các địa phươngcần nhanh chóng xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển LSNG ở địa phương mình dựa trên chiến lược, đề án và kế

hoạch hành động về bảo tồn và phát triển LSNG của Bộ NN&PTNT ban hành năm

2006.

Mặt khác, để kết quả công trình có ý nghĩa thực tế hơn, trong thời gian tới

cần tiếp tục nghiên cứu đánh giá hiện trạng gây trồng LSNG ở các vùng khác như

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá thực trạng cây trồng một số loài cây lâm sản ngoài gỗ chủ yếu ở vùng núi phía bắc làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển bền vững​ (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)