Tỉnh Hà Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá thực trạng cây trồng một số loài cây lâm sản ngoài gỗ chủ yếu ở vùng núi phía bắc làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển bền vững​ (Trang 26 - 27)

3.4.1. Vị trí địa lý

Là tỉnh miền núi cao, nằm ở cực Bắc của tổ quốc, có diện tích tự nhiên 7.884,37km2 chiếm 2,38%, phía bắc giáp với tỉnh Vân Nam và Quảng Tây – Trung Quốc với đường biên giới dài 274km. Phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Đông

giáp Cao Bằng, phía tây giáp Yên Bái và Lào Cai. Tại điểm cực bắc của lãnh thổ Hà Giang, cũng là điểm cực bắc của Tổ quốc, có vĩ độ 23013'00"; điểm cực tây, có kinh độ l04024'05"; mỏm cực đông có kinh độ l05030'04".

3.4.2. Đặc điểm địa hình

Nằm trong khu vực địa bàn vùng núi cao phía bắc lãnh thổ Việt Nam, Hà Giang có địa hình hiểm trở, độ cao trung bình từ 800m đến 1.200m so với mực nước biển. Hà Giang có tới 49 ngọn núi cao từ 500m - 2.500m (10 ngọn cao 500- 1.000m, 24 ngọn cao 1000 - 1500m, 10 ngọn cao 1.500 - 2.000m và 5 ngọn cao từ

- Vùng I: Là vùng cao núi đá phía Bắc gồm 4 huyện: Đồng Văn, Mèo Vạc,

Yên Minh và Quản Bạ. Diện tích toàn vùng là 2.352,7 km2, dân số trên 20 vạn

người chiếm xấp xỉ 34,3% dân số toàn tỉnh.

- Vùng II:Là vùng cao núi đất phía tây gồm các huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần. Diện tích tự nhiên 1.211,3 km2, dân số chiếm 15,9%.

- Vùng III: Là vùng núi thấp gồm các huyện: Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê, Quang Bình và thị xã Hà Giang là vùng trọng điểm kinh tế của Hà Giang. Diện tích

tự nhiên 4.320,3 km2, dân số chiếm 49,8%.

3.4.3. Khí hậuthủy văn

Hà Giang là tỉnh mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa vùng cao, mang nhiều sắc

thái khí hậu ôn đới.

3.4.4. Tài nguyên rừng và đất rừng

Rừng là thế mạnh kinh tế chủ yếu của Hà Giang, có ý nghĩa lớn vềkhoa học

và bảo vệ môi trường. Do đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, rừng Hà Giang

khá phong phú và được coi là một trong những khu vực đặc trưng của kiểu loại

rừng á nhiệt đới với nhiều chủng loại, trong đó có các loài cây LSNG chủ yếu như:Thảo Quả, Kim tuyến, Mây, Quế,... Diện tích có rừng tính đến 31/12/2005 là

345.860 ha, đất trống quy hoạch cho lâm nghiệp 262.918 ha, tính đến 31/12/2007

diện tích rừng của tỉnh có 392.954ha, độ che phủ đạt 48,0%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá thực trạng cây trồng một số loài cây lâm sản ngoài gỗ chủ yếu ở vùng núi phía bắc làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển bền vững​ (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)