Tỉnh Cao Bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá thực trạng cây trồng một số loài cây lâm sản ngoài gỗ chủ yếu ở vùng núi phía bắc làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển bền vững​ (Trang 27 - 29)

3.5.1. Vị trí địa lý

Cao Bằng là tỉnhnằm ở phía Đông BắcViệt Nam, có diện tích tự nhiên 6.690,72 km2 chiếm 2,02% tổng diện tích cả nước. Hai mặt Bắc và Đông Bắc giáp

với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), với đường biên giới dài 311 km. Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Phía nam giáp tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn.

Theo chiều Bắc- Nam là 80 km, từ 23007'12" - 22021'21" vĩ bắc (tính từ xã Trọng

Con huyện Thạch An đến xãĐức Hạnh, huyện Bảo Lâm). Theo chiều đông - tây là 170 km, từ 105016'15" - 106050'25" kinh đông (tính từ xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm đến xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang).

3.5.2. Đặc điểm địa hình

Là cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất, có độ cao trung bình trên 200 m, vùng

sát biên có độ cao từ 600- 1.300 m so với mặt nước biển. Rừng núi chiếm hơn 90%

diện tích toàn tỉnh. Từ đó hình thành nên 3 vùng rõ rệt: Miền đông có nhiều núi đá,

miền tây núi đất xen núi đá, miền tây nam phần lớn là núi đất có nhiều rừng rậm.

3.5.3. Khí hậu thủy văn

Cao Bằng có khí hậu Á nhiệt đới với 4 mùa trong năm, nhưng rõ rệt nhất là

mùa hè và mùa đông, biên độ nhiệt độ thay đổi lớn, lượng mưa ít và phân bố không đều. Mưa, bão tập trung từ tháng 5 đến tháng 8 với lượng mưa trung bình hàng năm

là 1.500mm. Vùng mưa nhiều gồm các huyện Nguyên Bình, Bắc Hà Quảng, Thông

Nông, Trà Lĩnh, Quảng Hoà, Hạ Lang là 1.500-1.900mm; vùng mưa trung bình: Hòa An, Nam Hà Quảng, Trùng Khánh là 1.300-1.500mm. Các hiện tượng gió lốc,

gió bấc, tuyết rơi, sương muối, mưa đá xảy ra thường xuyên vào tháng 1 và tháng 2. Nhiệt độ trung bình hàng năm cao nhất 35oC, thấp nhất 0oC. Hàng năm có 3 tháng

mùa hè (từ tháng 6 đén tháng 8) nhiệt độ trung bình là 30-34oC, tháng nóng nhất là

tháng 7; mùa đông, nhiệt độ trung bình là 5-6oC, tháng lạnh nhất là tháng 1.

3.5.4.Tài nguyên rừng và đất rừng

Cao Bằng có 291.340,22 ha rừng và đất rừng được phân thành 3 loại: Rừng đặc

dụng 58.351 ha, rừng phòng hộ 382.075 ha và rừng sản xuất 84.227 ha, mỗi loại

rừng đều có đặc điểm và tác dụng riêng. Thực vật ở Cao Bằng chủ yếu là: Trúc cần

câu, Trúc sào, Hồi, Trẩu, Dẻ ăn quả. Ngoài ra còn có những cây dược liệu như: Tam

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá thực trạng cây trồng một số loài cây lâm sản ngoài gỗ chủ yếu ở vùng núi phía bắc làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển bền vững​ (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)