được phát triển vàổn định, nâng cao đời sống của người dân địa phương thông qua
việc nâng cao giá trị sản phẩm cho người tham gia sản xuất, giải pháp tốt nhất trong
vấn đề thị trường tiêu thụ là cần phải giảm bớt các khâu trung gian trong quá trình
lưu thông, tăng chất lượng sản phẩm bằng cách xây dựng các mô hình sơ chế, chế
biến đơn giản đến hộ gia đìnhđể đa dạng hoá các sản phẩm LSNG, nâng cao giá trị
sản phẩm, kết hợp xây dựng các nhà máy chế biến LSNG ngay tại trung tâm vùng nguyên liệu. Đồng thời tuyên truyền, xây dựng chương trình giúp cộng đồng tiếp
cận nhiều hơn các thông tin thị trường, xây dựng chiến lược quảng bá sản phẩm giúp người sử dụng các sản phẩm LSNG hiểu rõ giá trị thực của các sản phẩm này, hỗ trợ xây dựng mạng lưới thu mua LSNG đến tậnhộ gia đình sản xuất, ưu tiên xây
dựng hệ thống đường xá và cơ sở hạ tầng.
4.1.3. Vai trò của việc gây trồng LSNG đối với kinh tế hộ gia đình và kinh tế địaphương. phương.
sinh thái môi trường to lớn. Các sản phẩm LSNG được sử dụng tại chỗ phục vụ cho đời sống của người dân sống gần rừng.
Để có bức tranh cụ thể về giá trị của LSNG, tiến hành điều tra cụ thể ở một
sốxã-nơi có diện tích gây trồng LSNG đại diện cho địa phươngthể hiện ở bảng sau
(bảng4.18):
Bảng 4.18: Tỷ trọng sản xuất LSNG ở một số tỉnh miền núi phía Bắc
TT Địa điểm Tỷ lệ thu nhập từ gây trồng LSNG (%) Tỷ lệ thu nhập từ trồng trọt NN (%) Hộ loại 1 Hộ loại 2 Hộ loại 3 Hộ loại 1 Hộ loại 2 Hộ loại 3
1 NàỚt- Mai Sơn-Sơn La 15 35 5 25 30 40
2 Chiềng Bôm- Thuận Châu-
Sơn La
12 15 7 27 37 22
3 Làng Mô - Sìn Hồ- Lai Châu 23 20 5 25 42 35 4 Làng Nhì Thàng–Phong
Thổ- Lai Châu
15 20 12 35 37 46
5 Bản Khoang- Sa Pa- Lào Cai
75 60 62 12 22 23
6 Bản Qua- Bát Sát- Lào Cai 40 50 23 30 32 57
7 Thành Công - Nguyên Bình - Cao Bằng 65 70 35 15 15 28 8 Trọng Con- Thạch An- Cao Bằng 32 32 12 23 31 34 9 Thanh Vân - Quản Bạ- Hà Giang 5 7 12 28 35 45
10 Thượng Sơn- Vị Xuyên- Hà Giang
25 20 10 25 32 33
Trung bình 31 33 18 25 32 36
Chú thích: Hộ loại 1 là hộ khá, hộ loại 2 là hộ trung bình; hộ loại 3 là hộ nghèo (theo tiêu chí của người dân đưa ra trên cơ sở mặt bằng kinh tế chung của địa phương).
Từbảng 4.18 cho thấy, tỷ lệ thu nhập từ gây trồng LSNG phần lớn thấp hơn
đáng kể thậm chí thu nhập từ cây LSNG còn cao hơn (hộ loại 1 và hộ loại 2). Kết
quả trên chỉ là con số thống kê ước tính của các điểm điều tra (điều tra cụ thể 20 các
hộ gia đình/xã) nhưng cũng cho thấy việc gây trồng LSNG đóng vai trò quan trọng đối với sản xuất lâm nghiệp củacác tỉnh miền núi phía Bắc.
Đối với tỷ lệ thu nhập trung bình từ LSNG, hộ loại 3 là thấp nhất với 18%, thấp hơn tỷ lệ thu nhập từ trồng cây nông nghiệp (36%). Tuy nhiên, hộ loại 1 và loại
2 có tỷ lệ thu nhập trung bình từ LSNG là 31% và 33% đều cao hơnso vớitỷ lệ thu
nhập từ trồng cây nông nghiệp. Điều này chứng tỏ LSNG là nguồn thu quan trọng để nâng cao thu nhập giúp thoát nghèo và trở nên khá hơn đối với các hộ dân ở các địa phương.
Đặc biệt đối với các tỉnh có vùng sản xuất một số LSNG quan trọng, giá trị cao như Bản Khoang – Sa Pa –Lào Cai, tỷ trọng kinh tế (tỷ lệ thu nhập kinh tế từ
LSNG so với tổng thu nhập hộ gia đình) rất cao chiếm 75% ở hộ loại 1, 60%ở hộ
loại 2 và 62% ở hộ loại 3 chủ yếu từ Thảo quả và Quế hoặc ở Thành Công –
Nguyên Bình– Cao Bằng tỷ trọng kinh tế đạt 65% ở hộ loại 1, 70% ở hộ loại 2 và 35%ở hộ loại 3, thu nhập lớn này chủ yếu từ loài Hồivà Trúc sào.Như vậy, có thể
nói những địa phương nàyđã biết gây trồng và phát triển các loài LSNG từ rất lâu, đã thoát nghèo và làm giàutrên cây LSNG, đây chính là những loài chiếm ưu thế và có thị trường cần tiếp tục phát triển mở rộng.
Tóm lại, mặc dù chưa có số liệu thống kê về giá trị kinh tế của sản xuất
LSNG trong cả nước cũng như của từng tỉnh đối với từng loại LSNG, nhưng qua kết quả điều tra ước đoán bước đầu trong phạm vi 5 tỉnh miền Bắc cho thấy việc
gây trồng LSNG có giá trị cao phù hợp với từng vùng, nó có vai trò quan trọng
trong việc tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân
vùng núi, góp phần ổn định xã hội, đảm bảo an ninh lương thực, bảo vệ và phát triển tốt vốn rừng hiện có,mang lại giá trị môi trường sinh thái, văn hóa xã hội.