Cây Tre Bát độ (Dendrocalamus latiflorus Munro)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá thực trạng cây trồng một số loài cây lâm sản ngoài gỗ chủ yếu ở vùng núi phía bắc làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển bền vững​ (Trang 71 - 73)

Theo kết quả điều tra, phỏng vấn cho thấy từ kỹ thuật gây trồng đến thu hái

và chế biến chủ yếu người dân làm theo kinh nghiệm truyền thống là chính, cụ thể như sau:

- Chọn đất trồng: Đa số các hộ gia đình có mô hình trồng tre lấy măng cho năng suất thấp do chọn đất đai trồng chưa đúng cụ thể là ở Mai Sơn, sau khi khảo

sát 10 hộ cho thấy có 6 hộ (60%) trồng Tre lấy măng trên sườn đỉnh, độ dày tầng đất mỏng, độ dốc lớn (>300), đất đã bị xói mòn, bạc màu sau 3-5 chu kỳ canh tác nương rẫy. Theo người dân, Tre măng có thể trồng được ở các tỉnh phía Bắc, ưa đất

có tầng đất dày 80-100cm, có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, tầng đất mặt

xốp, nhiều mùn, hàm lượng cát vật lý cao, ít sét, ẩm,tốt nhất là vùng đất ven sông,

khe suối.

- Chuẩn bị đất: Phát dọn thực bì,để lại câygỗche bóng. -Phương thức trồng: trồng thuần loài.

- Giống: Giống tre được nhân bằng hom gốc bánh tẻ khoảng 1 năm tuổi. Phương pháp tạo giống chủ yếu là đào gốc, chặt bổ phần thân trên chỉ để lại chiều

cao từ 1-1,2m rồi sau đó đem đi trồng.

- Thời vụ trồng: Đa số người dân đều trồng Tre vào mùa xuân (tháng 2-3). Một số nơi được hỗ trợ của một số chương trình, dự án nên người dân thường được

hỗ trợ giống và trồng vào vụ thu, nên ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ sống của cây

trồng.

- Mật độ trồng: Mật độ trồng ban đầu là 500 cây/ha (4x5 m), có nơi trồng tới

800 cây/ha.

- Kỹ thuật trồng: Theo kết quả phỏng vấn các hộ cho thấy gần 100% số hộ đào hố chưa đủ kích thước, thườnghọ chỉ đào hố khoảng 20 –30cm, không bón lót.

Điều nàyảnh hưởng không nhỏ đến sinh trưởng và phát triển của tre măng.

- Chăm sóc: Sau khi gây trồng xong, đa số các hộ (85% số hộ) không quan tâm chăm sóc như vun gốc, bón thúc, dọn vệ sinh,…

- Khai thác: Do chưa hiểu được kỹ thuật nên đa số các hộ khi khai thác măng đều dựa vào kinh nghiệm khai thác một số loài măng tre khác mọc tự nhiên trong rừng là chỉ dung tay bẻ măng hoặc dùng dao hay vật sắc cắt ngang củ măng, họ chỉ

lấy phần trên còn phần củ sát với gốc cây mẹ thì để lại. Điều này dẫn tới tỷ lệ không

nhiễm sâu bệnh hại măng do phần củ tre để lại. Ngoài ra, sau khi khai thác, người

dân không tiến hành dọn vệ sinh, không cải tạo rừng tre măng kém chất lượng. Một

số hộ khác khi kinh doanh tre lấy thân thường khai thác kiệt quệ, ảnh hưởng đến sinh trưởng của bụi tre sau này.

Như vậy, việc gây trồng tre Bát độ mặc dù sinh trưởng tốt nhưng chưa đạt được năng suất cao do nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân đó là việc

áp dụng kỹ thuật gây trồng chủ yếu là quảng canh (dựa vào kinh nghiệm là chính), việc lựa chọn đất trồng chưa thật sự thích hợp với Tre Bát độ nhập từ Trung Quốc.

Vì vậy, một trong những nguyện vọng của người dân là nên nghiên cứu, xác định

loài tre bản địa và biện pháp kỹ thuật đơn giản, dễ áp dụng để gây trồng ở địa phương đồng thời cần xây dựng các nhà máy chế biến, thu mua sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá thực trạng cây trồng một số loài cây lâm sản ngoài gỗ chủ yếu ở vùng núi phía bắc làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển bền vững​ (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)