Giải pháp về kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá thực trạng cây trồng một số loài cây lâm sản ngoài gỗ chủ yếu ở vùng núi phía bắc làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển bền vững​ (Trang 86 - 87)

Hiện nay một số loài LSNG đã có hướng dẫn, quy trình kỹ thuật, cần khuyến

khích áp dụng vào thực tế và kết hợp với kiến thức bản địa để phát triển diện tích các loài cây LSNG đạt năng suất chất lượng cao như: Hướng dẫn kỹ thuật trồng Sa

nhân, tre Mai, Quế, Mây nếp; quy trình kỹ thuật trồng Thảo quả. Tuy nhiên, trong thời gian tới,cần bổ sungmột số nội dungcho phù hợpbao gồm:

4.4.2.1. Kỹ thuật về giống

- Với mỗi địa phương có các loài LSNG thế mạnh riêng, vì vậy các cấp chính

quyền cần có định hướng rõ ràng và thiết thực trong việc chọn giống cây trồng sao

cho phù hợp với đặc trưng và thế mạnh của địa phương đó, nhằm nhân rộng và phát triển trên quy mô lớn hơn, ưu tiênbổ sung từ 5 –7 loài LSNG có giá trịkinh tế cho

mỗi tỉnh.

- Hầu hết các giống hiện nay chủ yếu là do dân tự nhân từ hom gốc hoặc từ

hạt, nguồn gốc giống chưa rõ ràng. Vì vậy, trong thời gian tới cần xây dựng các vườn giống, nguồn giống chất lượng cao và nhân rộng phục vụ cho sản xuất, đặc

biệt là giống Thảo quả, Sa nhân, Mây,Trúc sào,…

4.4.2.2. Kỹ thuật về gây trồng

- Tổng kết kinh nghiệm, chọn lọc các biện pháp kỹ thuật gây trồng LSNG đã

được áp dụng thành công làm bài học, phổ biến rộng rãi tới mọi người dân có liên quan.

- Tiếp tục xây dựng các hướng dẫn, quy trình kỹ thuật cho các loài cây LSNGchưa có để phát triển.

- Tiếp tục nghiên cứu biện pháp gây trồng thâm canh LSNG cho năng suất cao dưới tán rừng và xây dựng các làng nghề ở mỗi vùng nguyên liệu.

- Cần phát triển khuyên nông khuyến lâm, hoàn thiện và tập huấn nâng cao

trìnhđộ vềkỹ thuật gây trồng, khai thác và chế biến LSNG. Tuyên truyền nâng cao, thay đổi nhận thức từ phương thức gây trồng quảng canh sang phương thức gây

trồng thâm canh, bền vững.

- Cần tiếp tục nghiên cứu tác động của LSNG dưới rừng tự nhiên, đề ra các

giải pháp hợp lý, tránh tác động đến đất và mất sinh cảnh của động thực vật rừng.

4.4.2.3. Về kỹ thuậtkhai thác, chế biến, bảo quản

- Cần xây dựng phương án khai thác và sử dụng bền vững sản phẩm từ các

mô hình gây trồng LSNG.

- Xây dựng các mô hình sơ chế, bảo quản và chế biến LSNG đảm bảo các

sản phẩm sau khi chế biến đạt yêu cầu chất lượng cao như mô hình sơ chế, chế biến

Thảo quả, Sa nhân, mô hình chứng cất tinh dầu Quế,…

- Tổ chức thu mua và chế biến các loài LSNG tại chỗ, tạo thêm thu nhập và việc làm cho người dân.

- Cần xây dựng các cơ sở chế biến gắn với vùng nguyên liệu và người sản

xuất để nâng cao hiệu quả của các mô hình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá thực trạng cây trồng một số loài cây lâm sản ngoài gỗ chủ yếu ở vùng núi phía bắc làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển bền vững​ (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)