Kết quả điều tra cho thấy, đa số người dân áp dụng kỹ thuật gây trồng,
chăm sóc, thu hoạch và chế biến còn rất hạn chế. Một trong những nguyên nhân
chính là do người dân ít được tập huấn, chuyển giao mà gây trồng theo kinh
nghiệm,việc áp dụng kỹ thuật được mô tả như sau:
- Chọn đất trồng: Đất trồng sa nhân tốt nhất là đấtrừng tự nhiên hay rừng thứ
sinh ven khe suối, đất ẩm thoát nước (kết quả điều tra thực địa) hoặc rừng trồng cây ăn quả, lấy gỗ gần khép tán đất ẩm mát xốp, có độ tàn che 0,3-0,6 hoặc trồng sa
nhân xen cây nông nghiệp như ngô, sắn.
- Chuẩn bị đất: Theo người dân, việc xử lý thực bì rất quan trọng kỹ thuật chủ
yếu là phát toàn bộ thảm tươi, cây bụi, dây leo, bụi rậm dưới tán rừng. Cũng theo người dân nếu điều chỉnh độ tàn che không đúng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh
trưởng và năng suất của Sa nhân. Đào hố trồng với kích thước mỗi chiều từ 20- 30cm.
- Phương thức trồng: Trồng dưới tán rừng, xen cây nông nghiệp (ngô); xen dưới tán rừng bương đã khép tán,…
- Giống: Qua điều tra phỏng vấn,ở miền Bắc có 3 loài Sa nhân, nhưng loài
cho năng suất chất lượng cao nhất là loài Sa nhân tím (Amomum longiligulare). Đa
số người dân thường sử dụng giống của loài này đem trồng. Cây giống được gieo
ươm từ hạt,được gieo ươm ngay sau khi thu hái về (từ tháng 10 đến tháng 11) hoặc
nhổ tỉa các cây Sa nhân bánh tẻ (1-2 tuổi) gốccó một đến hai đoạn thân ngầm có rễ
dài 30-50cm đem trồng.
- Thời vụ trồng: Thường trồng vào vụ xuân từ tháng 1 đến tháng 4.
- Mật độ trồng: Sa nhân được trồng với mật độ từ 2.800-3.300 cây/ha (cự ly
1,8 x 2m hoặc 3 x 3m). Hàng được bố trí dọc theo đường đồng mức.
- Kỹ thuật trồng: Dùng cuốc, moi đất đủ rộng, đủ sâu và đặt cây xuống, vun đất và lèn chặt, đặt cây thẳng đứng trong lòng hố cho rễ cây không bị gấp, quăn, lấp đất, lèn chặt gốc, không lấp đất sâu quá cổ rễ. Cắm que giữ cho cây thẳng đứng.
-Chăm sóc: Hàng năm tiến hành chăm sóc 2 lần,trước khi ra hoa (tháng 3-4) và sau khi thu hoạch (tháng 11-12). Khi chăm sóc kết hợp phát dọn thực bì, dọn vệ
sinh xung quanh gốc.
- Khai thác và chế biến: Quả chín vào tháng 8 đến tháng 10, vỏ quả chuyển
từ màu vàng sang màu đỏ thẫm, dùng dao sắc cắt lấy chùm quả sau đó tách quả. Người dân thường sơ chế bằng cách sấy khô quả rồi đem bảo quản.
Việc gây trồng Sa nhân hiện nay chủ yếu áp dụng các kiến thức bản địa nên
năng suất Sa nhân chưa cao mặc dù hiệu quả kinh tế của nó so với các mô hình lâm nghiệp khác rất cao. Mặt khác, nhiều diện tích Sa nhân vẫn chưa được thống kê, phân bố manh mún, các mô hình vẫn tồn tại nhiều vấn đề về kỹ thuật như bón phân, chăm sóc,...Vì vậy, cần phải có những chính sách khuyến khích và tổ chức thực
Tóm lại: qua kết quả điều tra đánh giá một sốmô hình trồng LSNG cho thấy,
đa số các mô hình đều cho hiệu quả kinh tế, xã hội rất cao nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của chúng,nguyên nhân chủ yếu là việc áp dụngcác biện pháp
kỹ thuật hiện nay ở các địa phương vẫn theo phương pháp quảng canh thông qua
các kiến thức bản địa và kinh nghiệm thực tiễn. Hơn nữa, công tác nhân giống, quy
hoạch vùng sản xuấtcòn chưa tương xứng với tiềm năngphát triển. Vì vậy, cần quy
hoạch, tuyên truyền, phổ biến để phát triển mở rộng các mô hình LSNG,đồng thời
cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các biện pháp kỹ thuật gây trồng thâm canh cho năng suất cao, ít ảnh hưởng tới môi trường.