Một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh tác động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số quần xã thực vật rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa đồng nai​ (Trang 78 - 97)

4.5.2.1. Giải pháp điều chỉnh tổ thành thực vật rừng

Trên các trạng thái rừng nghiên cứu của đề tài, số lượng các loài cây gỗ có giá trị kinh tế thường ít, các loài cây có giá trị kinh tế thấp như Cò ke, Máu chó, Cuống vàng… nhiều. Chính vì vậy, việc điều tiết cấu trúc tổ thành sao cho số cây mục đích tăng lên, số cây phi mục đích hoặc cây phù trợ giảm xuống theo một tỷ lệ nhất định.

Biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động vào rừng đựa dựa trên tổ thành loài cây đã được điều tra trên các ÔTC của trạng thái rừng/lâm phần và danh sách các loài cây mục đích, phù trợ và phi mục đích. Tiến hành lựa chọn các loài cây mục đích và các loài cây phi mục đích nhằm có biện pháp tác động vào. Đề tài tiến hành thống kê cụ thể về số lượng loài và mật độ nhóm loài cây trong từng trạng thái rừng từ đó đưa ra biện pháp kỹ thuật tác động cụ thể.

Biểu 4.17: Mật độ của nhóm loài trên các trạng thái rừng Trạng thái Mật độ TB (cây/ha) Số cây mục đích

Số cây phù trợ Số cây phi mục đích N Tỷ lệ N Tỷ lệ N Tỷ lệ IIA 391 95 24,30 163 41,69 133 34,02 IIB 425 137 32,24 189 44,47 99 23,29 IIIA1 496 188 37,90 135 27,22 173 34,88 TB 437 140 31,48 162 37,79 135,00 30,73

Biểu 4.17 là số lượng và tỷ lệ % các loài cây được phân nhóm thành loài cây mục đích, loài cây phù trợ, loài cây phi mục đích theo các trạng thái rừng

điều tra. Qua Biểu ta thấy số lượng cây mục đích tại cả 3 trạng thái rừng đã điều tra đều có tỷ lệ thấp chỉ đạt 1,86-19,76% tổng số cây trong quần xã thực vật rừng điều tra, trong khi đó số lượng cây phi mục đích và cây phù trợ nhiều. Đặc điểm này đã khiến cho giá trị của rừng bị giảm bớt. Để thể hiện rõ hơn tỷ lệ về số lượng loài cây mục đích, phi mục đích, cây phù trợ, đề tài tiến hành vẽ Biểu đồ tỷ lệ các nhóm loài trên các trạng thái. Qua điều tra ta thấy rằng tỷ lệ cây mục đích còn thấp, chính vì vậy biện pháp kỹ thuật lâm sinh là chặt bỏ một số cây phù trợ và cây phi mục đích, giữ lại và nuôi dưỡng những cây mục đích. Việc chặt các cây phi mục đích và cây phù trợ cần tuân theo nguyên tắc: Chỉ giảm mật độ chứ không giảm số loài, vì đây là Khu Bảo tồn thiên nhiên.

Qua quá trình nghiên cứu và tính toán, nhóm nghiên cứu đề xuất tỷ lệ cây mục đích : cây phù trợ : cây phi mục đích là 5:3:1. Dựa vào tỷ lệ này đã tiến hành thiết lập được Biểu số lượng cây trồng bổ sung, cây để lại cho nhóm loài cây phi mục đích và cây phù trợ như sau:

Biểu 4.18: Mật độ và tỷ lệ theo nhóm loài cần bổ sung Trạng

thái

Mật độ TB

Số cây mục đích Số cây phù trợ Số cây phi mục đích N Tỷ lệ N Tỷ lệ N Tỷ lệ IIA 233 0 0,00 116 49,64 117 50,36 IIB 197 0 0,00 121 61,27 76 38,73 IIIA1 183 0 0,00 41 22,45 142 77,55 TB 204 0 0,00 92 45,26 112 54,74

Biểu 4.18 là kết quả tính toán số loài cây phù trợ và cây phi mục đích cần trồng bổ sung nhằm đưa tỷ lệ cây mục đích : cây phù trợ : cây phi mục đích đến tỷ lệ 5:3:1. Số lượng cây mục đích, cây phù trợ và cây phi mục đích sau khi chặt được thể hiện tại Biểu 4.19:

Biểu 4.19: Mật độ và tỷ lệ theo nhóm loài sau khi trồng bổ sung theo các trạng thái Trạng thái Mật độ TB

Số cây mục đích Số cây phù trợ Số cây phi mục đích N Tỷ lệ N Tỷ lệ N Tỷ lệ IIA 158 95 60,00 48 30,00 16 10,00 IIB 228 137 60,00 69 30,00 23 10,00 IIIA1 313 188 60,00 94 30,00 31 10,00 TB 233 140 60,00 70 30,00 23 10,00

Như vậy sau khi trồng bổ sung số lượng loài cây phù trợ, cây phi mục đích và cây mục đích được giữ nguyên, chỉ có số lượng bị giảm đi. Tuy nhiên, do mật độ rừng còn thấp nên cần phải có biện pháp kỹ thuật nhằm nhanh chóng phục hồi rừng và mật độ rừng bằng cách thúc đẩy tái sinh hoặc khoanh nuôi phục hồi rừng.

4.4.2.2. Giải pháp thúc đẩy tái sinh rừng

Như đã nói ở trên, tái sinh của cây rừng có ảnh hưởng rất lớn từ độ che phủ và tàn che của rừng. Chính vì vậy việc điều tiết độ che phủ và tàn che hợp lý sẽ là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất nhằm thúc đẩy quá trình tái sinh.

Theo kết quả nghiên cứu của đề tài, độ tàn che thích hợp nhất đối với tái sinh là 0,4 - 0,6 còn độ che phủ thích hợp là 0,5 - 0,6. Việc đưa ra các giải pháp điều chỉnh vào độ tàn che và che phủ của rừng nhằm đưa độ tàn che và che phủ của rừng ở mức thuận lợi nhất cho việc tái sinh rừng.

Đối với những trạng thái có độ tàn che thấp ta giữ nguyên hiện trạng, chỉ tiến hành phát dây leo, bụi rậm cho cây. Đối với trạng thái có độ tàn che cao tiến hành chặt bỏ những cây gỗ xấu và không có giá trị làm mở tán rừng tạo điều kiện thuận lợi cho cây con tái sinh.

Như vậy, để điều chỉnh tổ thành rừng cho có nhiều cây mục đích, cần tiến hành chặt và loại bỏ những cây phi mục đích và cây phù trợ hoặc trồng bổ sung những cây gỗ quý hoặc sử dụng biện pháp thúc đẩy tái sinh tự nhiên có tác động của con người..

Việc thúc đẩy tái sinh tự nhiên cho các trạng thái rừng cần phải dựa vào đặc điểm về tàn che và che phủ của rừng. Việc tác động làm thay đổi độ tàn che và che phủ cũng ít nhiều tác động tới mật độ của tầng cây gỗ, chính vì vậy cần kết hợp cả 2 yếu tố này sao cho hài hòa để biện pháp tác động vào rừng đạt hiệu quả cao nhất.

4.5.2.3. Giải pháp kết hợp điều tiết cấu trúc và tái sinh rừng với duy trì tính đa dạng sinh học của khu vực nghiên cứu

Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh rừng không nằm ngoài mục đích lựa chọn và xây dựng phương pháp điều tiết cấu trúc và tái sinh rừng nhằm đưa rừng tới một trạng thái ổn định và cho hiệu quả kinh tế cao nhất. Dựa vào kết quả nghiên cứu và đặc điểm của từng trạng thái rừng nhóm nghiên cứu tiến hành đề xuất biện pháp kỹ thuật tác động cho khu vực nghiên cứu chủ yếu là xây dựng các phương án điều tiết cấu trúc và tái sinh rừng nhưng vẫn duy trì được tính đa dạng sinh học của khu vực nghiên cứu.

Đối với những trạng thái rừng còn có trữ lượng thấp, QXTV rừng được bảo vệ tốt, tạo điều kiện cho những cây gỗ giá trị cao phát huy vai trò gieo giống. Như vậy có thể áp dụng các giải pháp khoanh nuôi phục hồi rừng, ngăn chặn mọi tác động tiêu cực đến rừng. Có thể áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng tái sinh trong rừng.

Đối với các QXTV có tổ thành cây tái sinh giàu, chủ yếu là loài có giá trị thấp nên có thể thực hiện biện pháp chặt nuôi dưỡng rừng. Tiến hành chặt bỏ những loài cây phi mục đích, cây phù trợ nhằm tạo điều kiện cho các cây

mục đích phát triển. Việc làm này sẽ làm cho mật độ của rừng giảm xuống, chính vì vậy cần có biện pháp tác động nhằm xúc tiến tái sinh tự nhiên. Để phương án này đạt hiệu quả nên tiến hành chặt nuôi dưỡng thành nhiều đợt. Việc chặt nuôi dưỡng thành nhiều đợt sẽ có tác dụng dần mở tán rừng và duy trì độ tàn che, che phủ hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho tái sinh tự nhiên trong rừng.

Để thực hiện thành công các biện pháp kỹ thuật tác động vào rừng nhằm phục hồi và phát triển rừng nhất thiết phải tiến hành đồng thời các giải pháp mang tính kinh tế - xã hội, đặc biệt là việc tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của rừng đối với đời sống xã hội.

KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Về đặc điểm quần xã thực vật rừng

Đề tài đã lựa chọn 8 quần xã thực vật rừng đặc trưng cho khu vực để nghiên cứu gồm:

- Bình linh + Thành ngạnh + Dầu

- Săng đen + Thẩu tấu + Cò ke + Chiếc tam lang - Thành ngạnh + Bằng lăng + Bình linh

- Cò ke + Bình Linh + Chiếc tam lang - Dầu + Thành ngạnh + Cò ke

- Thành ngạnh + Thẩu tấu + Trâm + Máu chó - Chò + Trâm + Săng đen

- Dầu + Thành ngạnh + Nhào + Săng đen

1.2. Về đặc điểm cấu trúc tầng cây cao

Đặc điểm về khí hậu - thủy văn và vị trí địa lý là những nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới đặc điểm của hệ sinh thái rừng nói chung, tới quần xã thực vật rừng nói riêng và ngược lại, đặc điểm của hệ sinh thái rừng có thể phẩn ánh đặc điểm khí hậu tại khu vực nghiên cứu. Chính vì vậy, nghiên cứu lựa chọn quần xã thực vật rừng là hoạt động đầu tiên trong công tác điều tra và nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và thái sinh rừng.

Kết quả điều tra về mức độ thân thuộc của các loài cây trong quần xã thực vật cho thấy hầu hết các loài cây tham gia chính vào công thức tổ thành đều có mức độ thường gặp của các loài cây thường ở mức độ ít gặp (>25%). Về mức độ thân thuộc của các quần xã thực vật, kết quả nghiên cứu 2 loài có tổ thành cao nhất trong quần xã có giá trị q ở tất cả các quần xã đều nhỏ hơn giá trị c, có nghĩa là hai loài được chọn nghiên cứu (A và B) có quan hệ thân thuộc với nhau và sự sống chung của chúng là thực chất chứ không phải do

ngẫu nhiên. Điều này khẳng định mức độ ưu thế của các QXTV rừng không thuộc một loài duy nhất.

- Đối với trạng thái rừng IIIA1.

Các QXTV rừng thuộc trạng thái rừng này thường có 2 hoặc 3 tầng rõ rệt, tầng cao từ 16 đến 29m gồm các gỗ lớn có giá trị cao như Dầu, Gõ mật, Chò trai... Độ tán che của rừng đạt từ 0,6 - 0,83

- Đối với các trạng thái rừng IIB hoặc IIIA và rừng IIA

Rừng thường chia thành 2 tầng rõ rệt hoặc không có sự phân tầng. Đôi khi có những cây có chiều cao vượt khỏi tán rừng nhưng một số lượng ít. Độ tán che bình quân của rừng đạt từ 0,45 đến 0,65; có nhiều khoảng trống trong rừng.

1.3. Về đặc điểm tái sinh rừng

Đánh giá cây tái sinh cho 4 trạng thái rừng thì tổ thành quần xã thực vật tái sinh có sự kế thừa tổ thành quần xã thực vật rừng tầng cây cao. Tuy nhiên có sự xuất hiện của một số loài cây tái sinh mới mà tổ thành tầng cây cao không thấy xuất hiện hay ít xuất hiện, hay tổ thành tầng cây cao ở trạng thái rừng này thì lại xuất hiện cây tái sinh ở tổ thành cây tái sinh ở trạng thái rừng khác. Trong 4 trạng thái rừng, tỷ lệ loài cây tái sinh chưa có loài nào chiếm tỷ lệ trên 50% trong tổng số loài tái sinh.

Thành phần loài cây tái sinh ở các trạng thái rừng thể hiện sự thay thế dần các loài cây ưa sáng bằng những loài cây chịu bóng thời gian đầu và có đời sống dài, chính những loài cây này sẽ tham gia vào tổ thành tầng cây cao của rừng ở trạng thái rừng IIB hoặc IIIA1 và rừng IIA, mật độ cây tái sinh của các loài chính tham gia vào công thức tổ thành xuất hiện với mật độ tương đối bằng nhau.

Chất lượng cây tái sinh tốt chiếm tỷ lệ cao chứng tỏ cây tái sinh, sinh trưởng và phát triển tương đối tốt, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, khí hậu, đất đai tự nhiên của khu vực này. Song song với tỷ lệ cây tái sinh tốt thì cũng có một số cây Biểu hiện chất lượng trung bình và xấu, tỷ lệ cây có chất lượng

trung bình và xấu chiếm phần nhỏ, <6%. Đa phần những cây tái sinh có chất lượng trung bình và xấu thường xuất hiện ở những ô dạng bản nằm ven rừng, cạnh đường mòn, nương rẫy, nơi chăn thả động vật nuôi của dân địa phương.

Cây tái sinh ở các quần xã thực vật rừng tại tiểu khu 121 có 2 kiểu phân bố chính là: Phân bố đều và phân bố ngẫu nhiên.

1.4.Các nhân tố ảnh hưởng tới tái sinh tự nhiên

- Độ tàn che của rừng đã có ảnh hưởng đáng kể đến mật độ và phân bố cây tái sinh trong các trạng thái rừng nghiên cứu. Việc điều chỉnh độ tàn che là cần thiết để làm tăng mật độ cây tái sinh có chất lượng tốt và tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng.

- Tầng cây bụi, thảm tươi cũng có ảnh hưởng khá rõ rệt đến lớp cây tái sinh có triển vọng. Khi độ che phủ của rừng tăng thì mật độ cây tái sinh và cây tái sinh có triển vọng lại có xu hướng giảm.

1.5. Đề xuất giải pháp kỹ thuật phù hợp

Điều tiết cấu trúc tổ thành và tái sinh tại vùng đệm khu vực nghiên cứu là việc làm cần thiết. Theo đó biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động vào rừng được dựa trên tổ thành loài cây đã được điều tra trên các trạng thái rừng theo hướng tỷ lệ cây mục đích, phù trợ và phi mục đích hợp lý.

Cây mục đích : cây phù trợ : cây phi mục đích là 5:3:1. Dựa vào tỷ lệ này đã tiến hành thiết lập được Biểu số lượng cây chặt, cây để lại cho nhóm loài cây phi mục đích và cây phù trợ.

Sau khi chặt số lượng cây mục đích được giữ nguyên, chỉ có số lượng loài cây phù trợ và cây phi mục đích bị giảm đi. Điều này đã làm cho mật độ rừng giảm đi, nhưng bù lại tỷ lệ loài cây có giá trị kinh tế sẽ tăng lên. Tuy nhiên, do mật độ rừng xuống thấp nên cần phải có biện pháp kỹ thuật nhằm nhanh chóng phục hồi rừng và mật độ rừng bằng cách thúc đẩy tái sinh hoặc khoanh nuôi phục hồi rừng.

2. Tồn tại

Mặc dù đã đạt một số kết quả như trên, đề tài còn những tồn tại sau: - Rừng tự nhiên ở các địa phương có diện tích tương đối lớn, chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu một số QXTV rừng điển hình tại vùng đệm, nên chắc chắn không thể bao quát hết những đặc điểm của các loại rừng trong khu Bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai, giờ là Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai.

- Đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu một số nhân tố cấu trúc sinh thái và hình thái tầng cây cao, chưa nghiên cứu cấu trúc tuổi và các quy luật kết cấu lâm phần.

- Đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến tái sinh tự nhiên của rừng mà chưa có điều kiện nghiên cứu hưởng tổng hợp của nhiều nhân tố khác đến tái sinh tự nhiên, nên những kết luận đưa ra chỉ có tính chất tham khảo.

3. Khuyến nghị

Để có cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp cho từng đối tượng rừng cụ thể, việc nghiên cứu cấu trúc và tái sinh rừng là cần thiết. Tuy nhiên, với diện tích nghiên cứu là còn khiêm tốn, vì vậy để có những đề xuất một cách đầy đủ và chính xác hơn, trong thời gian tới cần tiến hành một số nội dung sau:

- Mở rộng địa điểm nghiên cứu và tăng dung lượng quan sát về rừng ở khu vực nghiên cứu.

- Xây dựng hệ thống ô tiêu chuẩn định vị tại các khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số quần xã thực vật rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa đồng nai​ (Trang 78 - 97)