Cấu trúc tổ thành và mật độ tầng cây cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số quần xã thực vật rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa đồng nai​ (Trang 44 - 47)

Cấu trúc tổ thành đề cập đến sự tổ hợp và mức độ tham gia của các loài thực vật trong quần xã. Tổ thành là một trong những chỉ tiêu cấu trúc quan trọng,

nó cho biết số loài cây và tỷ lệ của mỗi loài hay một nhóm loài cây nào đó trong lâm phần. Tổ thành còn là chỉ tiêu dùng để đánh giá mức độ đa dạng sinh học, tính ổn định, tính bền vững của hệ sinh thái rừng. Cấu trúc tổ thành của một lâm phần rừng nói lên toàn bộ giá trị của lâm phần.

Trong lâm học, để Biểu thị tổ thành rừng người ta thường sử dụng dưới dạng công thức tổ thành. Về bản chất công thức tổ thành có ý nghĩa sinh học sâu sắc, phản ánh mối quan hệ qua lại giữa các loài cây trong một quần xã thực vật và mối quan hệ qua lại giữa quần xã thực vật với điều kiện ngoại cảnh.

Qua nghiên cứu thực tiễn trên tiểu khu 121 – Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, công thức tổ thành loài của các trạng thái rừng trong 16 Ô tiêu chuẩn được tổng hợp vào Biểu sau:

Biểu 4.2: Công thức tổ thành của các quần xã thực vật được nghiên cứu TT Mật độ /ha Số loài Công thức tổ thành Trạng thái rừng 1 670 17 1,64 Bình linh + 1,34 Thành ngạnh + 0,9 Nhào + 0,9 Cò ke + 0,9 Dầu + 0,48 Bằng lăng + 0,48

Bưởi bung + 3,4 Loài khác.

IIB

2 420 11 3,1 Săng đen + 1,91 Thẩu tấu + 1,19 Cò ke +

0,95 Chiếc tam lang + 2,9 Loài khác. IIB

3 400 14 2,0 Thành ngạnh + 1,0 Bằng lăng + 1,0 Bình

linh + 1,0 Cò ke + 1,0 Trâm + 4,0 Loài khác. IIB

4 450 14

3,11 Cò Ke + 1,78 Bình linh + 1,33 Chiếc tam lang + 0,67 Thẩu tấu + 0,67 Trám + 2,4 Loài

khác.

IIB

5 610 22

1,97 Dầu + 1,48 Thành ngạnh + 0,98 Cò Ke + 0,82 Chiếc tam lang + 0,82 Săng mã + 0,66

Thẩu tấu + 3,3 Loài khác.

TT Mật độ /ha Số loài Công thức tổ thành Trạng thái rừng 6 450 16 2,0 Dầu + 1,33 Cò ke + 1,11 Bình Linh + 0,89

Thành ngạnh + 0,89 Thẩu tấu + 3,8 Loài khác. IIIA2

7 450 18

2,44 Chò + 1,11 Trâm + 0,89 Dầu + 0,67 Bình linh + 0,67 Chiếc tam lang + 0,67 Săng đen +

0,67 Trường + 3,5 Loài khác.

IIIA1

8 420 23

1,19 Dầu + 0,95 Thành ngạnh + 0,71 Nhào + 0,71 Săng đen + 0,48 Bằng lăng + 0,48 Bưởi bung + 0,48 Roi rừng + 0,48 Thẩu tấu + 4,52

Loài khác.

IIIA1

Nhận xét:

Trong tổng số 16 ÔTC được lập, chúng tôi chỉ tiến hành sâu phân tích 8 QXTV có tính đại diện nhất cho khu vực nghiên cứu trên Biểu 4.2.

Mức độ tổ hợp và sự tham gia của cái loài cây trong tầng cây cao khá phong phú, số lượng loài nhiều (46 loài) và trong mỗi loài thì mật độ của chúng khá lớn.

Mật độ cây/ha của các trạng thái rừng IIB là lớn nhất 670 cây/ha và có từ 11-17 loài trong quần xã. Trong khi đó trạng thái rừng IIIA1 có mật độ cây thấp hơn dao động từ 420 đến 450 cây/ha, nhưng số lượng loài cây lại lớn hơn, dao động từ 18-23 loài.

Như vậy, mật độ các loài cây của trạng thái rừng càng tốt thì càng cao. Tuy nhiên số lượng loài cây tham gia vào công thức tổ thành lại có sự khác biệt.

- Trên các ÔTC thì có khoảng 46 loài cây khác nhau đã được phát hiện. Có 5-9 loài cây tham gia vào công thức tổ thành ở trạng thái rừng IIIA1 và IIA,

trong khi đó chỉ có từ 4-7 loài cây tham gia vào công thức tổ thành đối với trạng thái rừng IIB.

- Căn cứ vào mức độ tham gia của các loài cây trong công thức tổ thành, có thể cho rằng các QXTV rừng nêu trên là các ưu hợp thực vật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số quần xã thực vật rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa đồng nai​ (Trang 44 - 47)