Trên ÔTC, chọn một cây bất kỳ làm cây trung tâm, điều tra 6 cây xung quanh có khoảng cách gần nhất với cây trung tâm. Theo quan điểm sinh thái thì cây ở tâm và 6 cây xung quanh thường có mối quan hệ thân thuộc, có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tồn tại và phát triển của chúng. Đó là cơ sở xác định mức độ thân thuộc của các loài cây.
Biểu 4.7: Mức độ thân thuộc các loài cây ưu thế trong QXTV rừng
Trạng thái rừng Quần xã thực vật Số ô có các loài xuất hiện Chỉ số thân thuộc q Kết luận Loài A Loài B Cả A và B IIA Dầu (A) + Cò Ke (B) 1 1 1 1,00 q<c Dầu (A) + Thành ngạnh (B) 1 1 1 1.32 q<c Cò Ke (A) + Thành ngạnh (B) 1 1 1 1.74 q<c Dầu (A) + Chiếc tam lang (B) 1 1 1 3.20 q<c Dầu (A) + Săng mã (B) 1 1 1 2.41 q<c
IIB
Cò Ke (A) + Bình linh (B) 9 5 5 1,14 q<c Cò Ke (A) + Chiếc tam lang (B) 9 9 9 1,82 q<c Cò Ke (A) + Dầu (B) 9 4 4 1,78 q<c Bình linh (A) + Chiếc tam lang (B) 5 6 4 2,29 q<c Dầu (A) + Chiếc tam lang (B) 4 8 4 1,00 q<c Bình linh (A) + Thành ngạnh (B) 9 9 9 1,00 q<c
IIIA2
Dầu (A) + Cò Ke (B) 1 1 1 1,14 q<c Dầu (A) + Bình linh (B) 1 1 1 1,20 q<c Dầu (A) + Thẩu tấu (B) 1 1 1 1,33 q<c Cò Ke (A) + Thẩu tấu (B) 1 1 1 1.41 q<c Thành ngạnh (B) + Thẩu tấu (B) 1 1 1 2.32 q<c
IIIA1
Dầu (A) + Cò Ke (B) 4 5 4 1.89 q<c Chò (A) + Trâm (B) 2 3 2 1.57 q<c Bình Linh (A) + Thẩu tấu (B) 4 5 4 2.21 q<c Cò Ke (A) + Bằng lăng (B) 5 3 4 1.91 q<c Thẩu tấu (A) + Máu chó (B) 5 3 2 2.43 q<c
Kết quả điều tra về mức độ thân thuộc của loài được hiện tại Biểu 4.7. Trong Biểu trên a, b, c lần lượt là tham số cho biết: số ô chỉ có loài A xuất hiện, số ô chỉ có loài B xuất hiện và số ô có cả loài A và B cùng xuất hiện, q là chỉ số thân thuộc Sorenson (1948). Từ kết quả Biểu trên thấy rằng, giá trị q ở tất cả các quần xã đều nhỏ hơn giá trị c, có nghĩa là hai loài được chọn nghiên cứu (A và B) có quan hệ thân thuộc với nhau và sự sống chung của chúng là thực chất chứ không phải do ngẫu nhiên. Điều này khẳng định mức độ ưu thế của các QXTV rừng không thuộc một loài duy nhất.