Diện tích rừng và đất rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số quần xã thực vật rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa đồng nai​ (Trang 36)

Theo số liệu kiểm kê rừng và đất quy hoạch cho Lâm nghiệp tháng 10/1999 của ban kiểm kê Trung ương và số liệu cập nhật diễn biến tài nguyên rừng tháng 12/2006. Tổng diện tích quản lý và hiện trạng sử dụng đất của Khu BTTN & DT như sau:

3.3.1.1. Phân theo thực trạng sử dụng

Biểu 3.1. Hiện tra ̣ng sử du ̣ng đất khu vực nghiên cứu

TT Hạng mục Diện tích (ha) Tổng diện tích Vùng đệm Rừng đặc dụng 1 Đất có rừng 56.957,6 3.037,1 53.920,5 a - Rừng tự nhiên 52.245,4 1.239,6 51.005,8 b - Rừng trồng 4.712,2 1.797,5 2.914,7 2 Đất chưa có rừng 11.830,7 4.818,2 7.012,5 a - Đất trống (Ia+Ib+Ic) 4.513,4 433,3 4.080,1 b - Đất khác (NN. ao hồ. phi SX...) 7.317,3 4.384,9 2.932,4 TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN = 1+2 68.788,3 7.855,3 60.933,0

3.3.1.2. Phân theo chức năng và quy hoạch

Biểu 3.2. Diê ̣n tích đất theo phân khu chức năng và vùng đệm TT Phân khu chức năng Diện tích (ha) Ghi chú

1 Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 28.871,6

2 Phân khu phục hồi sinh thái 29.902,0 Cộng Vĩnh An

3 Phân khu bảo tồn di tích 1.750,1

4 Phân khu hành chính dịch vụ 409,3 5 Vùng đệm 7.855,3 KBT quản lý TỔNG CỘNG 68.788,3 3.3.2. Tình hình tài nguyên rừng 3.3.2.1. Rừng tự nhiên a. Thực vật rừng:

- Rừng gỗ : 44.141,7 ha - Rừng hỗn giao gỗ – Lồ ô (tre nứa): 7.750,4 ha - Rừng tre lồ ô : 353,3 ha

* Thành phần thực vật rừng: Kết quả điều tra xây dựng danh lục thực vật rừng do WWF và Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng Nam bộ thực hiện năm 2003. bước đầu ghi nhận trong Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu có 614 loài thực vật. nằm trong 390 chi, 111 họ, 70 bộ thuộc 6 ngành thực vật khác nhau. * Thảm thực vật rừng: Với vị trí Khu BTTN& DT Vĩnh Cửu nằm ở vùng địa hình chuyển tiếp từ phía Nam dải Trường Sơn qua Đông Nam bộ xuống vùng đồng bằng sông Cửu Long. Do vậy, hệ động. thực vật rừng ở đây có quan hệ chặt chẽ với hệ động, thực vật của dãy Trường Sơn Nam, miền Đông Nam bộ và của Việt Nam. Thảm thực vật rừng trong khu Bảo tồn gồm các kiểu rừng và ưu hợp thực vật sau:

- Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới

- Kiểu rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới (rkn) - Kiểu rừng kín rụng lá hơi ẩm nhiệt đới

* Về kết cấu rừng: Do hoạt động kinh doanh của các lâm trường trước đây, nên phần lớn diện tích rừng tự nhiên trong khu vực đã bị tác động bằng các giải pháp: Khai thác - TBND. Vì vậy ở những đối tượng này kết cấu tầng rừng đã có nhiều thay đổi khá phức tạp và không còn giữ nguyên kết cấu đặc trưng của từng kiểu trạng thái rừng.

Qua khảo sát tình hình tái sinh cây gỗ ở các trạng thái rừng cho thấy. Nhìn chung tái sinh dưới tán rừng toàn khu vực đủ về lượng nhưng phân bố không đồng đều về chất. Tái sinh mục đích thường ở nhóm II và III một số ít nhóm I đại diện cho loài cây ở các nhóm này là: Dầu – Chai - Gõ mật.... Mặt khác sự khác biệt rất rõ về mật độ tái sinh, phẩm chất, thành phần đã cho

chúng ta thấy trong quần thể rừng đã diễn ra sự cạnh tranh quyết liệt gay gắt. Tuy nhiên xét về mật độ cây tái sinh mục đích có triển vọng ở trạng thái rừng non phục hồi IIA và phần lớn rừng nghèo IIIA1 còn thiếu, phân bố lại không đồng đều. Còn trạng thái IIIA2 và IIB đầy đủ, phân bố tương đối đồng đều, do vậy sẽ đảm bảo cho sự phát triển rừng trong tương lai.

b. Động vật rừng:

Kết quả điều tra thành phần động vật có xương sống trên cạn ở trong Khu BTTN & DT Vĩnh Cửu có 276 loài thuộc 84 họ- 28 bộ phân ra các lớp như sau: Lớp Thú: 61 loài thuộc 26 họ- 9 bộ, Lớp Chim: 154 loài thuộc 43 họ- 15 bộ. Lớp bò sát : 41 loài thuộc 11 họ- 3 bộ. Lớp lưỡng thê: 20 loài thuộc 4 họ-1 bộ.

3.3.2.2. Rừng trồng

Tổng diện tích rừng trồng: 4.712,2 ha. Đặc điểm rừng trồng: Các loại cây trồng chủ yếu là Tràm bông vàng, Tếch và các loài cây gỗ lớn bản địa như Sao đen, Dầu con rái, Dầu song nàng, Bằng lăng. Hai phương thức trồng chính là: Thuần loại hoặc hỗn giao phụ trợ - cây gỗ lớn… Phần lớn diện tích rừng trồng trước đây được trồng theo phương thức quảng canh trên đất hoang hoá bạc màu do bị nhiễm chất độc hoá học trong chiến tranh, mục đích chính là phủ xanh đất trống đồi núi trọc nhằm nâng cao độ che phủ của rừng.

Nhìn chung từ năm 1997 do thực hiện tốt chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên của UBND Tỉnh Đồng Nai, nên hệ thực vật rừng đã từng bước phục hồi về cả số lượng và chất lượng đã tạo điều kiện cho sự phục hồi của khu hệ động vật trong khu vực. Rừng và thảm thực vật rừng của khu BTTN & DT Vĩnh Cửu gồm nhiều cảnh quan. Cảnh quan rừng được đan xen nhau và chuyển tiếp theo yếu tố địa hình đã tạo nên những cảnh rừng của khu BTTN & DT Vĩnh Cửu mang những đặc trưng của sinh cảnh rừng miền Đông Nam Bộ, lưu vực sông đồng Nai và vùng chiến khu Đ. Những cánh rừng này có ý nghĩa

về mặt tự nhiên, sinh thái là nơi cư trú của các loài động vật rừng, phòng hộ môi trường, nguồn nước và còn có giá trị về phát triển du lịch sinh thái.

Hiện nay, đơn vị đang tiến hành xây dựng và thực hiện các phương án cải tạo rừng trồng các loại, chưa đảm bảo về mật độ, chất lượng và tiêu chuẩn loài để phát triển thành rừng bền vững đáp ứng mục tiêu bảo tồn của Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu. Từ năm 2004 đến nay đã cải tạo được 664 ha rừng trồng. Còn gần 3.000 ha rừng trồng là đối tượng dự kiến sẽ tiếp tục đưa vào cải tạo các năm sau.

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Các quần xã thực vật rừng được lựa chọn tại khu vực nghiên cứu

Nghiên cứu đặc điểm quần xã thực vật rừng được thực hiện thông qua việc điều tra thống kê số lượng quần xã và trước khi thống kê còn phải xác định giới hạn nghiên cứu quần xã. Vì nhiều sinh vật có phân bố liên tục trên diện tích lớn, ranh giới quần xã không rõ ràng, nên trong thực tế thường căn cứ vào mức độ cần thiết của người nghiên cứu để xác định mốc ranh giới quần xã.

Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai có diện tích gần 68.788,3 ha. Địa hình khá bằng phẳng, được chia thành 3 phân khu: Khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu hành lang xanh và khu vùng đệm. Tại phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, rừng ít bị tác động nên rừng còn khá tốt (từ tra ̣ng thái rừng IIIA1 trở lên). Tại phân khu hành lang xanh rừng đã bị tác động, quần xã thực vật rừng ít nhiều bị biến đổi và phần lớn rừng trong phân khu thuộc loại trung bình. Tại phân khu vùng đệm, quần xã thực vật rừng bị tác động rất lớn, hoàn cảnh rừng đã bị thay đổi và rừng thuộc phân khu này chủ yếu IIA và IIB.

Tại tiểu khu 121, khu nghiên cứu, đặc biệt là có các loại tra ̣ng thái rừng IIA, IIB, IIIA1và IIIA2, trong đó chiếm phần lớn là lại rừng IIB và IIIA1, do tiểu khu này có người dân sinh sống. Qua phân tích, điều tra sơ bộ trên tài liệu, nhóm nghiên cứu đã khảo sát tại khu vực nghiên cứu, và kết hợp bản với đồ hiện trạng rừng nhằm xác định các quần xã thực vật phổ biến và đặc trưng. Kết quả điều tra đã cho thấy khu vực nghiên cứu khá đa dạng về loài (46 loài, 41 loài thuộc tầng cây cao) và có trên 16 loại quần xã thực vật rừng tại khu vực nghiên cứu với những đặc điểm khác nhau về tổ thành và kiểu phân bố. Tiến hành lựa chọn 8 quần xã thực vật trong số 16 quần xã thực vâ ̣t ta ̣i khu vực và bố trí lâ ̣p 16 ô tiêu chuẩn để nghiên cứu.

Kết quả điều tra và lựa chọn các quần xã thực vật rừng được tổng hợp tại Biểu sau:

Biểu 4.1: Các kiểu quần xã thực vật lựa chọn tại khu vực điều tra

TT Mật độ trung bình (cây/ha) Tên quần xã (Ưu hợp thực vật) Số lượng ÔTC

Số ÔTC điều tra

Rừng IIIA2 Rừng IIIA1 Rừng IIB Rừng IIA 1 450 Bình linh + Thành ngạnh + Dầu 2 2 2 420 Săng đen + Thẩu tấu + Cò ke +

Chiếc tam lang 2 2

3 400 Thành ngạnh + Bằng lăng + Bình

linh 2 2

4 450 Cò ke + Bình Linh + Chiếc tam

lang 2 2

5 610 Dầu + Thành ngạnh + Cò ke 3 2 1 6 420 Thành ngạnh + Thẩu tấu + Trâm +

Máu chó 1 1

7 420 Chò + Trâm + Săng đen 2 1 1 8 420 Dầu + Thành ngạnh + Nhào +

Săng đen 2 2

Tổng cộng 16 1 5 9 1

Thực vật tại khu vực nghiên cứu là các loài thuộc các họ: Dầu (Dipterocarpaceae), Lộc Vừng (Lecythydaceae), Bồ hòn (Sapindaceae), Đay (Tiliaceae), Tếch (Verbenaceae), Thầu Dầu (Euphorbiaceae), Thị (Ebenaceae), Tử vy (Lythraceae), Thành ngạnh (Hypericaceae), Sim (Myrtaceae. Ngoài ra, còn có 1 số loài trong họ Bứa (Clussiaceae), Đước (Rhizophoraceae), Trinh nữ (Mimosaceae), Đinh (Bignoniaceae), Thanh thất (Simarubaceae), Cà phê (Rubiaeceae), Máu chó (Myristicaceae), Vang (Caesalpiniaceae), Trám

(Burseraceae), Bàng (Combretaceae), Đậu (Fabaceae), Trúc đào (Apocynaceae), Sổ (Dilleniaceae), Dâu tằm (Moraceae), Long não (Lauraceae), Dung (Symplocaceae), Vang (Caesalpiniaceae)… với các loài phổ biến như: Bình linh, Thẩu tấu, Dầu, Săng đen, Chiếc tam lang, Cò ke, Bằng lăng…

Đặc điểm của mô ̣t số quần xã thực vật phổ biến như sau:

1. Quần xã thực vật Bình linh + Thẩu tấu + Dầu

Là quần xã bao gồm các loài Bình linh, Thẩu tấu, Dầu… Thường xuất hiện ở các trạng thái rừng IIB. Diện tích của quần xã thực vật này tại khu vực nghiên cứu tương đối lớn, chiếm xấp xỉ 35% diện tích rừng tại khu vực nghiên cứu.

2. Quần xã thực vật Săng đen + Thẩu tấu + Cò ke + Chiếc tam lang

Kiểu quần xã này chỉ xuất hiện trên trạng thái rừng IIB. Thành phần thực vật của quần xã thực vật gần giống với quần xã thực vật Bình linh + Thẩu tấu + Dầu. Tuy nhiên số lượng các loài cây tham gia vào công thức tổ thành nhiều hơn và tỷ lệ các loài cây trong quần xã thực vật tương đối đồng đều, không có loài nào chiếm ưu thế vượt trội.

3. Quần xã thực vật Thành ngạnh + Bằng lăng + Bình linh

Quần xã thực vật này chỉ xuất hiện tại trạng thái rừng IIB với thành phần các loài thực vật ít và đa số loài cây không có giá trị như: Thành ngạnh, Bằng lăng, Bình linh… Các loài cây gỗ có giá trị như Gõ mật, Bứa, Dầu… đã xuất hiện nhưng với số lượng ít không tham gia vào công thức tổ thành.

4. Quần xã thực vật Cò ke + Bình Linh + Chiếc tam lang

Phân bố ở cả hai trạng thái rừng IIB, các loài Cò ke, Bình linh trong quần xã thực vật này có mức độ thân thuộc ở dạng thường gặp. Các loài cây còn lại trong quần xã ít và không có giá trị kinh tế lớn. Các loài thực vật thường gặp ở trạng thái rừng này là: Cò ke, Bình Linh, Chiếc tam lang…

Chỉ xuất hiện ở trạng thái rừng IIA hoặc IIIA1 với các loài Dầu, Thành ngạnh là loài cây chiếm ưu thế, các loài cây trong quần xã thường có sức sinh trưởng tốt do phân bố tại những đai rừng thấp, ẩm và có tầng đất dày, màu mỡ.

6. Quần xã thực vật Thành ngạnh + Thẩu tấu + Trâm + Máu chó

Gặp tại trạng thái rừng IIIA2, quần xã thực vật này có đặc điểm là mật độ tầng cây gỗ khá đồng đều, sinh trưởng của các loài cây gỗ trong QXTV tốt. Tác giả trong quá trình sơ thám thấy rằng, toàn bộ trong khu vực nghiên cứu mới có một lâm phần duy nhất tuy ít loài cây có giá trị kinh tế, nhưng lại có giá trị về đa dạng của loài như Mít nài

7. Quần xã thực vật Chò + Trâm + Săng đen

Có số loài cây tương đối đa dạng và nhiều cây gỗ lớn vượt tán rừng như Chẹo trắng, Chặc khế. Số lượng loài trong quần xã thực vật này tương đối lớn và sinh trưởng tốt, có nhiều loài cây có giá trị kinh tế cao.

8. Quần xã thực vật Dầu + Thành ngạnh + Nhào + Săng đen

Quần xã này là đặc trưng của rừng IIIA1 tại khu vực nghiên cứu, chiếm phần lớn diện tích rừng IIIA1 của khu vực. Thành phần thực vật bao gồm các cây: Dầu, Thành ngạnh, Nhào, Săng đen, Bằng lăng, Bưởi bung. Roi rừng, Thẩu tấu… với nhiều cây có đường kính lớn và chiều cao vượt tán.

Nhìn chung các quần xã thực vật tại khu vực điều tra khá phong phú và đa dạng về tổ thành và số loài.Tuy nhiên những loài cây có giá trị về gỗ như Gõ mật, Cẩm lai, Trám, Chò… có số lượng rất ít và không tham gia vào công thức tổ thành. Điều này chứng tỏ rừng tại khu vực nghiên cứu đã có sự tác động và khai thác gỗ của con người.

4.2. Đặc điểm cấu trúc các quần xã thực vật rừng

4.2.1. Cấu trúc tổ thành và mật độ tầng cây cao

Cấu trúc tổ thành đề cập đến sự tổ hợp và mức độ tham gia của các loài thực vật trong quần xã. Tổ thành là một trong những chỉ tiêu cấu trúc quan trọng,

nó cho biết số loài cây và tỷ lệ của mỗi loài hay một nhóm loài cây nào đó trong lâm phần. Tổ thành còn là chỉ tiêu dùng để đánh giá mức độ đa dạng sinh học, tính ổn định, tính bền vững của hệ sinh thái rừng. Cấu trúc tổ thành của một lâm phần rừng nói lên toàn bộ giá trị của lâm phần.

Trong lâm học, để Biểu thị tổ thành rừng người ta thường sử dụng dưới dạng công thức tổ thành. Về bản chất công thức tổ thành có ý nghĩa sinh học sâu sắc, phản ánh mối quan hệ qua lại giữa các loài cây trong một quần xã thực vật và mối quan hệ qua lại giữa quần xã thực vật với điều kiện ngoại cảnh.

Qua nghiên cứu thực tiễn trên tiểu khu 121 – Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, công thức tổ thành loài của các trạng thái rừng trong 16 Ô tiêu chuẩn được tổng hợp vào Biểu sau:

Biểu 4.2: Công thức tổ thành của các quần xã thực vật được nghiên cứu TT Mật độ /ha Số loài Công thức tổ thành Trạng thái rừng 1 670 17 1,64 Bình linh + 1,34 Thành ngạnh + 0,9 Nhào + 0,9 Cò ke + 0,9 Dầu + 0,48 Bằng lăng + 0,48

Bưởi bung + 3,4 Loài khác.

IIB

2 420 11 3,1 Săng đen + 1,91 Thẩu tấu + 1,19 Cò ke +

0,95 Chiếc tam lang + 2,9 Loài khác. IIB

3 400 14 2,0 Thành ngạnh + 1,0 Bằng lăng + 1,0 Bình

linh + 1,0 Cò ke + 1,0 Trâm + 4,0 Loài khác. IIB

4 450 14

3,11 Cò Ke + 1,78 Bình linh + 1,33 Chiếc tam lang + 0,67 Thẩu tấu + 0,67 Trám + 2,4 Loài

khác.

IIB

5 610 22

1,97 Dầu + 1,48 Thành ngạnh + 0,98 Cò Ke + 0,82 Chiếc tam lang + 0,82 Săng mã + 0,66

Thẩu tấu + 3,3 Loài khác.

TT Mật độ /ha Số loài Công thức tổ thành Trạng thái rừng 6 450 16 2,0 Dầu + 1,33 Cò ke + 1,11 Bình Linh + 0,89

Thành ngạnh + 0,89 Thẩu tấu + 3,8 Loài khác. IIIA2

7 450 18

2,44 Chò + 1,11 Trâm + 0,89 Dầu + 0,67 Bình linh + 0,67 Chiếc tam lang + 0,67 Săng đen +

0,67 Trường + 3,5 Loài khác.

IIIA1

8 420 23

1,19 Dầu + 0,95 Thành ngạnh + 0,71 Nhào + 0,71 Săng đen + 0,48 Bằng lăng + 0,48 Bưởi bung + 0,48 Roi rừng + 0,48 Thẩu tấu + 4,52

Loài khác.

IIIA1

Nhận xét:

Trong tổng số 16 ÔTC được lập, chúng tôi chỉ tiến hành sâu phân tích 8 QXTV có tính đại diện nhất cho khu vực nghiên cứu trên Biểu 4.2.

Mức độ tổ hợp và sự tham gia của cái loài cây trong tầng cây cao khá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số quần xã thực vật rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa đồng nai​ (Trang 36)