Ảnh hưởng của độ tàn che đến tái sinh tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số quần xã thực vật rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa đồng nai​ (Trang 72 - 74)

Độ tàn che của rừng là nhân tố quan trọng trong việc hình thành tiểu hoàn cảnh rừng, có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của các thành phần sinh vật dưới tán rừng, đặc biệt là lớp cây tái sinh. Độ tàn che khác nhau thì các loài cây tái sinh về số lượng và chất lượng cũng khác nhau.

Kết quả điều tra cho thấy, độ tàn che đã ảnh hưởng đến mật độ, chất lượng, phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao và tỷ lệ cây triển vọng. Ảnh hưởng của độ tàn che đến tái sinh được tổng hợp Biểu sau:

Biểu 4.14. Ảnh hưởng của độ tàn che đến tái sinh tự nhiên tại khu vực nghiên cứu

QXTVR Độ tàn che

Số cây tái sinh theo cấp

chiều cao N cây/ÔDB Phẩm chất (%) < 2 m 24 m > 4 m Tốt TB Xấu 1 0,56 27 116 134 177 71,43 28,57 0 2 0,65 39 81 178 129 57,45 31,91 0 3 0,54 17 74 112 133 72,09 27,91 0 4 0,50 34 91 117 142 76,50 23,50 0 5 0,46 25 88 24 137 81,70 18,30 0 6 0,72 27 21 15 63 72,60 27,40 0 7 0,70 27 63 19 109 80,50 19,50 0 8 0,77 19 66 11 96 79,00 21,00 0 Nhận xét:

Theo kết quả thu thập được trên Biểu trên, ở giai đoạn rừng ở QXTV rừng 6 (trạng thái rừng IIIA2), độ tàn che là 0,46 – 0,70 mật độ cây tái sinh là thấp nhất. Tiếp theo là ở các QXTV thuộc trạng thái rừng IIIA1 (QXTV rừng 7 và 8). Ngược lại, ở những trạng thái rừng IIA và IIB khi độ tàn che của rừng giảm, mật đột cây tái sinh tự nhiên cao hơn. Điều này chứng tỏ điều kiện trống trải đã tạo thuận lợi cho tái sinh của những loài cây ưa sáng ở giai đoạn tuổi nhỏ.

Trạng thái rừng IIIA2 với độ tàn che tương đối cao (≥0,7) ta thấy số lượng cây tái sinh giảm đi đáng kể. Đặc biệt là những cây cao > 4m. Tại các trạng thái này, mật độ cây tầng cao lớn tạo ra sự cạnh tranh không gian sống, dinh dưỡng đối với lớp cây tái sinh đang phát triển. Để tăng tỷ lệ cây tái sinh triển vọng ở những trạng thái này, cần loại bỏ một số cây tầng cây cao không có giá trị nhằm tạo điều kiện cho các loài cây tái sinh có giá trị hơn sinh trưởng tốt và tham gia vào tầng tán chính của rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số quần xã thực vật rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa đồng nai​ (Trang 72 - 74)