Cấu trúc tầng thứ và độ tàn che của rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số quần xã thực vật rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa đồng nai​ (Trang 54 - 57)

4.2.4.1. Đặc điểm cấu trúc tầng thứ

Tầng thứ là chỉ tiêu cấu trúc phản ánh hình thái theo mặt phẳng đứng của lâm phần, là kết quả cạnh tranh sinh tồn giữa các loài cây trong quần xã với nhau và với hoàn cảnh xung quanh trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Đối với rừng tự nhiên cấu trúc tầng thứ phản ánh bản chất sinh thái nội bộ hệ sinh thái rừng và mô phỏng các mối quan hệ giữa các tầng rừng với nhau, giữa các loài cây khác nhau. Việc nghiên cứu cấu trúc tầng thứ rất có ý nghĩa trong thực tiễn, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng rừng, phù hợp với mục đích kinh doanh. Để nghiên cứu cấu trúc tầng thứ của các quần xã thực vật tại khu vực nghiên cứu, điều tra vẽ trắc đồ mặt cắt đứng theo phương pháp của David và Richards.

a. Cấu trúc tầng thứ trạng thái rừng IIA

Là trạng thái rừng trong quần xã có nhiều loài sinh trưởng chậm và kém. Độ tàn che của rừng nằm trong khoảng 0,3  0,5 thuận lợi cho sự phát triển của các loài cây bụi, thảm tươi. Đặc điểm cấu trúc về tầng cây gỗ của rừng IIA đó là không có tầng vượt tán (A1). Các tầng tán tại trạng thái rừng IIA chỉ gồm:

- Tầng tán chính A2: Bao gồm các loài cây Thành ngạnh, Dầu, Chiếc tam lang… Các loài cây thuộc tầng tán chính có chiều cao khoảng 817m và các loài

cây này thường có sức sinh trưởng kém, các loài cây đang phát triển mạnh về chiều cao nhằm vươn lên tầng tán cao hơn.

- Tầng dưới tán A3: Thường gồm các loài Roi rừng, Sổ, Nhàu... các loài cây có sức sinh trưởng trung bình và ít có loài cây có giá trị.

Hình 4.1: Trạng thái rừng IIA tại khu vực điều tra

b. Cấu trúc tầng thứ rừng IIB

Trạng thái rừng bao gồm các loài: Cò ke, Bình linh, Thành ngạnh, Dầu, Thẩu tấu, Trâm, Săng đen, Trám, Kơnia… Các kiểu quần xã thực vật rừng này thường có mật độ dao động trong khoảng 450-670 cây/ha, chiều cao trung bình của trạng thái này là 12m. Các tầng tán được thể hiện như sau:

- Tầng vượt tán A1: chủ yếu có Nhào, Gõ mật, Cò ke, Trám… nhưng rất ít gặp chúng có chiều cao từ 16m trở lên. Có một số loài có giá trị kinh tế về gỗ (Gõ mật, Dầu, Trâm) và dược liệu (Nhào, Trám).

- Tầng tán chính A2: Thường có các loài Dầu, Cò ke, Bình linh… chiếm phần lớn tuy nhiên các chỉ tiêu phản ánh sinh trưởng như: Chiều cao, đường kính ngang ngực (D1.3) thường thấp hơn so với tầng tán chính của rừng IIIB. Số lượng loài cây tầng này lớn và tham gia vào công thức tổ thành của quần xã.

- Tầng dưới tán A3: Thường có những loài như: Thẩu tấu, Săng đen, Thành ngạnh, có sinh trưởng kém, chiều cao trung bình khoảng 6-9m. Tuy nhiên điều này cho thấy một tình hình khả quan cho quá trình phát triển rừng sau này khi dưới tán rừng đã xuất hiện một số loài cây gỗ có giá trị.

c. Cấu trúc trạng thái rừng IIIA1.

Số loài ở trạng thái rừng này rất đa dạng (có 35 loài), xuất hiện chủ yếu là các loài như: Cò ke, Thẩu tấu, Trâm, Dầu, Bình linh, Chiếc tam lang, Săng đen, Chò, Bằng lăng… Tuy nhiên, tại mỗi lâm phần thì các loài cây thay thế nhau đóng vai trò chủ yếu trong cấu trúc rừng.

d. Cấu trúc trạng thái rừng IIIA2.

Ở trạng thái rừng này có tất cả 16 loài, có thể dễ gặp nhất là các loài Dầu, Bình linh, Cò ke, Thành ngạnh, Thẩu tấu, Nhọ nồi… có chiều cao trung bình là 16,7m với mức độ dao động chiều cao là rất lớn, từ 6-19m. Tuy nhiên, số cây có chiều cao từ 6-10m là không nhiều, đa số là các cây với chiều cao là 18m và một số cây vượt tán lên đến 19m

Như vây, đối với mỗi trạng thái rừng thì ngoài trữ lượng, mật độ cây có sự khác biệt thì loài cây tại các trạng thái rừng cũng có sự khác nhau trong công thức tổ thành.

4.2.4.2. Độ tàn che của cá c QXTV rừng

Trong lâm phần, đô ̣ tàn che tầng cây cao thể hiện cấu trúc của rừng và khả năng tận dụng không gian dinh dưỡng của cây, bất kỳ một lâm phần nào cũng có xu hướng tự điều tiết mật độ để tận dụng được không gian dinh dưỡng tốt nhất.

Biểu 4.8: Độ tàn che của các QXTV khu vực nghiên cứu

OTC Trạng thái rừng Độ tàn che

1 IIB 0,56 2 IIB 0,65 3 IIB 0,54 4 IIB 0,50 5 IIA 0,46 6 IIIA2 0,72 7 IIIA1 0,70 8 IIIA1 0,77 Nhận xét:

Độ tàn che trung bình của khu vực nghiên cứu là rất cao (0,62). Độ tàn che của các QXTV tại các trạng thái rừng có sự khác biệt rõ rệt. Với các QXTV rừ ng thuô ̣c trạng thái rừng IIIA1, IIIA2 đô ̣ tàn che tương đối lớn 0,700,77 điều này chứng tỏ rừng tại đây có sự khép tán tốt, sự sinh trưởng và

phát triển của các loài cây dần ổn định, khả năng các loài cây dưới tán rừng cạnh tranh ánh sáng và dinh dưỡng với các loài cây ở tầng tán chính rất khó. Ở tra ̣ng thái rừng IIA độ tàn che thấp (0,46) tạo điều kiện cho các loài cây bụi, thảm tươi phát triển. Trong khi đó, ở các trạng thái rừng IIB độ tàn che đạt xấp xỉ 0,56; đây là độ tàn che lý tưởng cho các loài cây tái sinh phát triển tốt, những loài cây đang sinh sống dưới tầng tán chính sẽ dần phát triển và tham gia vào tầng tán chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số quần xã thực vật rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa đồng nai​ (Trang 54 - 57)