Phẩm chất và nguồn gốc cây tái sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số quần xã thực vật rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa đồng nai​ (Trang 66 - 69)

Chất lượng cây tái sinh là kết quả tổng hợp những tác động qua lại giữa cây rừng với nhau và giữa cây rừng với điều kiện hoàn cảnh. Năng lực tái sinh được đánh giá theo các chỉ tiêu về mật độ, phẩm chất, nguồn gốc và số cây có triển vọng. Năng lực tái sinh phản ánh mức độ thuận lợi của điều kiện hoàn cảnh đối với quá trình phát tán, nẩy mầm hạt giống và quá trình sinh trưởng của cây mạ, cây con. Điều kiện hoàn cảnh rừng có tác động rất lớn ở giai đoạn này, vì vậy căn cứ vào các kết quả nghiên cứu về khả năng tái sinh ở các giai đoạn tuổi của rừng phục hồi, đề xuất được các giải pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý tác động vào rừng để thúc đẩy quá trình tái sinh.

Biểu 4.12. Phẩm chất và nguồn gốc cây tái sinh có triển vọng

ÔTC NTS/Ô Tỷ lệ chất lượng (%) Nguồn gốc Tốt TB Xấu Hạt % Chồi % 1 120 88,75 11,25 0 120 100 2 80 100 0 0 80 100 3 80 91,25 7,50 1,25 80 100 4 80 100 0 0 80 100

ÔTC NTS/Ô Tỷ lệ chất lượng (%) Nguồn gốc Tốt TB Xấu Hạt % Chồi % 5 80 100 0 0 80 100 6 100 100 0 0 100 100 7 80 100 0 0 80 100 8 106 93,40 6,60 0 106 100 9 106 96,23 3,77 0 106 100 10 94 100 0 0 94 100 11 94 100 0 0 94 100 12 80 100 0 0 80 100 13 106 100 0 0 106 100 14 80 100 0 0 80 100 15 97 100 0 0 97 100 16 80 100 0 0 80 100 Nhận xét:

Từ kết quả tổng hợp được ở trên, chúng ta thấy rằng năng lực tái sinh triển vọng của các ÔTC trên các trạng thái rừng là rất tốt, mật độ tái sinh ở tất cả các trạng thái rừng thấp bình quân 92 cây/ô. Nguyên nhân do người vào khai thác chọn đã làm ảnh hưởng đễn tái sinh của cây rừng.

- Cây tái sinh chủ yếu có nguồn gốc từ hạt 100%. Đặc điểm này thuận lợi cho việc hình thành tầng rừng chính trong tương lai. Vì trong cùng một loài cây thì cây mọc từ hạt có đời sống dài hơn cây chồi, khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của ngoại cảnh tốt hơn cây tái sinh chồi.

- Phần lớn cây tái sinh có chất lượng tốt, đó là điều kiện thuận lợi cho quá trình lợi dụng tái sinh tự nhiên để trở thành tầng tán, tầng thứ, tổ thành của các lâm phần rừng trong tương lai. Biện pháp kỹ thuật áp dụng ở đây là điều chỉnh

các loài cây tái sinh phù hợp theo mật độ và công thức tổ thành hợp lý tạo điều kiện cho các loài cây bản địa có giá trị phát triển, nhằm nâng cao chất lượng rừng, phù hợp mục tiêu kinh doanh, đáp ứng yêu cầu phòng hộ kết hợp kinh tế.

Quá trình diễn thế của rừng ngày càng tăng, số lượng cây tái sinh ngày càng lớn do đó số lượng cây có chất lượng tốt tăng lên, số lượng cây có chất lượng trung bình và xấu giảm dần. Vì vậy biện pháp kỹ thuật tác động vào rừng này là xúc tiến tái sinh tự nhiên kết hợp điều chỉnh mật độ cây tái sinh mục đích trồng dặm trải đều trên bề mặt đất rừng, đồng thời nuôi dưỡng để chúng sinh trưởng, phát triển tốt, có tỷ lệ cây tốt chiếm tỷ lệ cao trong tổ thành.

Hình 4.3: Đo cây tái sinh nhỏ trong ô dạng bản

Kết quả tính toán về phẩm chất cây tái sinh cho thấy, trên 4 quần xã thực vật tái sinh rừng, chất lượng cây tái sinh tốt chiếm tỷ lệ rất cao chứng tỏ cây tái sinh, sinh trưởng và phát triển tương đối tốt, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, khí hậu, đất đai tự nhiên của khu vực này. Song song với tỷ lệ cây tái sinh tốt thì cũng có một số cây Biểu hiện chất lượng trung bình, tỷ lệ cây

có chất lượng trung bình giao động từ 0% - 11,25% và cây có chất lượng xấu chiếm 1,25% tại OTC3. Đa phần những cây tái sinh có chất lượng trung bình và xấu thường xuất hiện ở những ô dạng bản nằm ven rừng, nơi chăn thả động vật nuôi của dân địa phương cho nên nó bị ảnh hưởng nhiều của các hoạt động, tác động trên làm cây tái sinh bị tổn thương về cơ giới hay bị sâu bệnh, lở loét thân cây tái sinh.

Nguồn gốc cây tái sinh: Đa phần cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt, tỷ lệ cây tái sinh bằng hạt chiếm cao từ 95,50 – 100% (để đảm bảo sự tồn tại của cây tái sinh, theo quy định mới hiện nay thì những cây được coi là cây tái sinh là cây phải có chiều cao ≥2m) nên tác giả đưa nhận xét này là chung cho cả những cây nhỏ hơn 2m có trong OTC. Xuất xứ của cây tái sinh thường là xuất xứ địa phương, hạt của nhưng cây tham gia tổ thành loài cây cao trên 3 trạng thái rừng là chính. Cây tái sinh xuất hiện một số loài khác so với tổ thành loài cây cao ở trên là do hiện tượng dẫn giống tự nhiên như chim, thú ăn quả ở trạng thái rừng nơi khác mang hạt tới, hay do dòng nước, gió mang hạt giống đi theo.

Tái sinh bằng chồi xuất hiện ở trạng thái rừng IIA và trung bình, đặc biệt là rừng IIA tỷ lệ tái sinh chồi chiếm 4,5%. Đây là do một số hoạt động chăn thả động vật nuôi, là nương rẫy, hay cây mẹ bị nhân dân địa phương chặt hạ nên có xuất hiện tái sinh bằng chồi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số quần xã thực vật rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa đồng nai​ (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)