Các quần xã thực vật rừng được lựa chọn tại khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số quần xã thực vật rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa đồng nai​ (Trang 41 - 44)

Nghiên cứu đặc điểm quần xã thực vật rừng được thực hiện thông qua việc điều tra thống kê số lượng quần xã và trước khi thống kê còn phải xác định giới hạn nghiên cứu quần xã. Vì nhiều sinh vật có phân bố liên tục trên diện tích lớn, ranh giới quần xã không rõ ràng, nên trong thực tế thường căn cứ vào mức độ cần thiết của người nghiên cứu để xác định mốc ranh giới quần xã.

Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai có diện tích gần 68.788,3 ha. Địa hình khá bằng phẳng, được chia thành 3 phân khu: Khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu hành lang xanh và khu vùng đệm. Tại phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, rừng ít bị tác động nên rừng còn khá tốt (từ tra ̣ng thái rừng IIIA1 trở lên). Tại phân khu hành lang xanh rừng đã bị tác động, quần xã thực vật rừng ít nhiều bị biến đổi và phần lớn rừng trong phân khu thuộc loại trung bình. Tại phân khu vùng đệm, quần xã thực vật rừng bị tác động rất lớn, hoàn cảnh rừng đã bị thay đổi và rừng thuộc phân khu này chủ yếu IIA và IIB.

Tại tiểu khu 121, khu nghiên cứu, đặc biệt là có các loại tra ̣ng thái rừng IIA, IIB, IIIA1và IIIA2, trong đó chiếm phần lớn là lại rừng IIB và IIIA1, do tiểu khu này có người dân sinh sống. Qua phân tích, điều tra sơ bộ trên tài liệu, nhóm nghiên cứu đã khảo sát tại khu vực nghiên cứu, và kết hợp bản với đồ hiện trạng rừng nhằm xác định các quần xã thực vật phổ biến và đặc trưng. Kết quả điều tra đã cho thấy khu vực nghiên cứu khá đa dạng về loài (46 loài, 41 loài thuộc tầng cây cao) và có trên 16 loại quần xã thực vật rừng tại khu vực nghiên cứu với những đặc điểm khác nhau về tổ thành và kiểu phân bố. Tiến hành lựa chọn 8 quần xã thực vật trong số 16 quần xã thực vâ ̣t ta ̣i khu vực và bố trí lâ ̣p 16 ô tiêu chuẩn để nghiên cứu.

Kết quả điều tra và lựa chọn các quần xã thực vật rừng được tổng hợp tại Biểu sau:

Biểu 4.1: Các kiểu quần xã thực vật lựa chọn tại khu vực điều tra

TT Mật độ trung bình (cây/ha) Tên quần xã (Ưu hợp thực vật) Số lượng ÔTC

Số ÔTC điều tra

Rừng IIIA2 Rừng IIIA1 Rừng IIB Rừng IIA 1 450 Bình linh + Thành ngạnh + Dầu 2 2 2 420 Săng đen + Thẩu tấu + Cò ke +

Chiếc tam lang 2 2

3 400 Thành ngạnh + Bằng lăng + Bình

linh 2 2

4 450 Cò ke + Bình Linh + Chiếc tam

lang 2 2

5 610 Dầu + Thành ngạnh + Cò ke 3 2 1 6 420 Thành ngạnh + Thẩu tấu + Trâm +

Máu chó 1 1

7 420 Chò + Trâm + Săng đen 2 1 1 8 420 Dầu + Thành ngạnh + Nhào +

Săng đen 2 2

Tổng cộng 16 1 5 9 1

Thực vật tại khu vực nghiên cứu là các loài thuộc các họ: Dầu (Dipterocarpaceae), Lộc Vừng (Lecythydaceae), Bồ hòn (Sapindaceae), Đay (Tiliaceae), Tếch (Verbenaceae), Thầu Dầu (Euphorbiaceae), Thị (Ebenaceae), Tử vy (Lythraceae), Thành ngạnh (Hypericaceae), Sim (Myrtaceae. Ngoài ra, còn có 1 số loài trong họ Bứa (Clussiaceae), Đước (Rhizophoraceae), Trinh nữ (Mimosaceae), Đinh (Bignoniaceae), Thanh thất (Simarubaceae), Cà phê (Rubiaeceae), Máu chó (Myristicaceae), Vang (Caesalpiniaceae), Trám

(Burseraceae), Bàng (Combretaceae), Đậu (Fabaceae), Trúc đào (Apocynaceae), Sổ (Dilleniaceae), Dâu tằm (Moraceae), Long não (Lauraceae), Dung (Symplocaceae), Vang (Caesalpiniaceae)… với các loài phổ biến như: Bình linh, Thẩu tấu, Dầu, Săng đen, Chiếc tam lang, Cò ke, Bằng lăng…

Đặc điểm của mô ̣t số quần xã thực vật phổ biến như sau:

1. Quần xã thực vật Bình linh + Thẩu tấu + Dầu

Là quần xã bao gồm các loài Bình linh, Thẩu tấu, Dầu… Thường xuất hiện ở các trạng thái rừng IIB. Diện tích của quần xã thực vật này tại khu vực nghiên cứu tương đối lớn, chiếm xấp xỉ 35% diện tích rừng tại khu vực nghiên cứu.

2. Quần xã thực vật Săng đen + Thẩu tấu + Cò ke + Chiếc tam lang

Kiểu quần xã này chỉ xuất hiện trên trạng thái rừng IIB. Thành phần thực vật của quần xã thực vật gần giống với quần xã thực vật Bình linh + Thẩu tấu + Dầu. Tuy nhiên số lượng các loài cây tham gia vào công thức tổ thành nhiều hơn và tỷ lệ các loài cây trong quần xã thực vật tương đối đồng đều, không có loài nào chiếm ưu thế vượt trội.

3. Quần xã thực vật Thành ngạnh + Bằng lăng + Bình linh

Quần xã thực vật này chỉ xuất hiện tại trạng thái rừng IIB với thành phần các loài thực vật ít và đa số loài cây không có giá trị như: Thành ngạnh, Bằng lăng, Bình linh… Các loài cây gỗ có giá trị như Gõ mật, Bứa, Dầu… đã xuất hiện nhưng với số lượng ít không tham gia vào công thức tổ thành.

4. Quần xã thực vật Cò ke + Bình Linh + Chiếc tam lang

Phân bố ở cả hai trạng thái rừng IIB, các loài Cò ke, Bình linh trong quần xã thực vật này có mức độ thân thuộc ở dạng thường gặp. Các loài cây còn lại trong quần xã ít và không có giá trị kinh tế lớn. Các loài thực vật thường gặp ở trạng thái rừng này là: Cò ke, Bình Linh, Chiếc tam lang…

Chỉ xuất hiện ở trạng thái rừng IIA hoặc IIIA1 với các loài Dầu, Thành ngạnh là loài cây chiếm ưu thế, các loài cây trong quần xã thường có sức sinh trưởng tốt do phân bố tại những đai rừng thấp, ẩm và có tầng đất dày, màu mỡ.

6. Quần xã thực vật Thành ngạnh + Thẩu tấu + Trâm + Máu chó

Gặp tại trạng thái rừng IIIA2, quần xã thực vật này có đặc điểm là mật độ tầng cây gỗ khá đồng đều, sinh trưởng của các loài cây gỗ trong QXTV tốt. Tác giả trong quá trình sơ thám thấy rằng, toàn bộ trong khu vực nghiên cứu mới có một lâm phần duy nhất tuy ít loài cây có giá trị kinh tế, nhưng lại có giá trị về đa dạng của loài như Mít nài

7. Quần xã thực vật Chò + Trâm + Săng đen

Có số loài cây tương đối đa dạng và nhiều cây gỗ lớn vượt tán rừng như Chẹo trắng, Chặc khế. Số lượng loài trong quần xã thực vật này tương đối lớn và sinh trưởng tốt, có nhiều loài cây có giá trị kinh tế cao.

8. Quần xã thực vật Dầu + Thành ngạnh + Nhào + Săng đen

Quần xã này là đặc trưng của rừng IIIA1 tại khu vực nghiên cứu, chiếm phần lớn diện tích rừng IIIA1 của khu vực. Thành phần thực vật bao gồm các cây: Dầu, Thành ngạnh, Nhào, Săng đen, Bằng lăng, Bưởi bung. Roi rừng, Thẩu tấu… với nhiều cây có đường kính lớn và chiều cao vượt tán.

Nhìn chung các quần xã thực vật tại khu vực điều tra khá phong phú và đa dạng về tổ thành và số loài.Tuy nhiên những loài cây có giá trị về gỗ như Gõ mật, Cẩm lai, Trám, Chò… có số lượng rất ít và không tham gia vào công thức tổ thành. Điều này chứng tỏ rừng tại khu vực nghiên cứu đã có sự tác động và khai thác gỗ của con người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số quần xã thực vật rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa đồng nai​ (Trang 41 - 44)