Các giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động bất lợi của người dân địa phương đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu huyện văn yên, tỉnh yên bái​ (Trang 91 - 103)

II Theo Loại kinh tế hộ

2 Xác định được ranh giới của KBT

4.6.2. Các giải pháp cụ thể

4.6.2.1. Phát triển du lịch sinh thái

Ở nước ta, nhiều khu rừng đặc dụng có tiềm năng lớn, là nơi lý tưởng để tổ chức các loại hình du lịch sinh thái, kết hợp nghỉ dưỡng và nghiên cứu khoa học. Du lịch sinh thái là một hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa của mỗi địa phương, và có sự tham gia của cộng đồng dân cư. Thời gian qua, KBT Nà Hẩu đã tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế nhất định. Song cần coi phát triển hoạt động du lịch sinh thái ở khu vực này là một giải pháp sinh kế mới, giảm sức ép khai thác TNR và đặc biệt phải lấy cộng đồng làm tâm điểm phát triển. Bởi vì chỉ khi có thu nhập ổn định, TNR mới hy vọng không bị tác động, ý thức BVR của người dân mới được cải thiện.

Tuy nhiên các hoạt động du lịch sinh thái phải đảm bảo các yêu cầu sau: [8- Tr19].

+ Không gây ảnh hưởng tiêu cực đến bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, cảnh quan, môi trường và các chức năng khác, phù hợp với quy hoạch của khu rừng đặc dụng.

+ Trong PKBVNN (vùng lõi) chỉ được xây dựng các tuyến đường mòn, đường cáp trên không, đường ngầm dưới mặt đất, trạm quan sát cảnh quan, biển chỉ dẫn phục vụ du lịch sinh thái.

+ Trong PKPHST chỉ được xây các tuyến đường bộ phù hợp nhưng tối đa không vượt quá quy mô đường cấp IV miền núi, trạm quan sát cảnh quan, biển chỉ dẫn,

đường cáp trên không, đường ngầm dưới mặt đất, các công trình khác phù hợp với quy hoạch khu rừng đặc dụng.

Giải pháp cụ thể:

- Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch sinh thái KBT Nà Hẩu làm tiền đề cho đầu tư cải tạo công trình dịch vụ du lịch

- Huy động và tạo điều kiện tối đa cho người dân địa phương tham gia hoạt động đưa đón khách tham quan, du lịch;

- Khuyến khích, tuyên truyền cho người dân nếp sống sinh hoạt sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh nhà ở và khu vực xung quanh để thành lập 1 hệ thống nhà nghỉ sinh thái phục vụ khách du lịch mang phong cách dân tộc; liên kết cung cấp và phục vụ các món ăn đặc sản dân tộc, các sản phẩm chăn nuôi sạch từ các HGĐ vùng cao dân tộc Dao, H’Mông.

- Đào tạo các hướng dẫn viên du lịch, trong đó có sử dụng lao động là người địa phương, người dân tộc, song cần được đào tạo kiến thức và kỹ năng cơ bản đảm bảo yêu cầu nghiệp vụ dưới sự điều phối của KBT.

4.6.2.2. Bảo vệ nghiêm ngặt vùng lõi, ngăn chặn và kiểm soát tích luỹ gỗ trong dân Hạt kiểm lâm huyện Văn Yên tổ chức thực hiện tốt các quy định, nhiệm vụ, quyền hạn tại điều 80, 81 Luật bảo vệ và phát triển rừng; điều 11 của Nghị định 119/2006/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm. Đối với UBND các xã Nà Hẩu, Mỏ Vàng, Đại Sơn thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp theo quy định tại điều 6, quyết định 245/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998. Tăng cường năng lực thực thi pháp luật đối với lực lượng Kiểm lâm, nhất là đối với lực lượng Kiểm lâm địa bàn. Tăng cường phối hợp với các tổ, đội nhận khoán BVR xây dựng phương án tuần tra đồng thời bồi dưỡng nghiệp vụ BVR cho các thành viên tham gia nhận khoán. Phối hợp với UBND xã trong việc xử lý các hành vi vi phạm Luật BV&PTR theo các quy định hiện hành. Tích cực kiểm tra, kiểm soát BVR, khai thác rừng, sử dụng rừng; lưu thông, vận chuyển, kinh doanh lâm sản trên địa bàn và các vùng lân cận. Tuyên truyền vận động nhân dân bảo vệ rừng, phối hợp với UBND xã thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa KBT và xã trong BVR.

Thường xuyên tiếp cận với cộng đồng, tăng cường giáo dục pháp luật cho cộng đồng dân cư thông qua các buổi họp dân để người dân hiểu và ủng hộ công tác BVR. Tổ chức rà soát việc tích luỹ gỗ trong cộng đồng dân cư thôn (bao gồm cả gỗ cũ, gỗ mới), trong đó đặc biệt chú ý đến việc chứng minh nguồn gốc gỗ. Tất cả những loại gỗ không chứng minh được nguồn gốc gỗ đều vi phạm và được thống kê rõ đối với từng hộ, kết quả thống kê này là cơ sở cho công tác quản lý gỗ trong dân. 4.6.2.3. Xây dựng hệ thống thuỷ lợi, đường giao thông

Những khó khăn trong sản xuất nông lâm nghiệp của các HGĐ một phần là do thiếu nước. Vì vậy, hệ thống thuỷ lợi cần được tiếp tục xây dựng ở những nơi có điều kiện và thực hiện kiên cố hoá kênh mương. Đầu tư các hạng mục ưu tiên như xây mới, cải tạo và nâng cấp hệ thống các công trình thuỷ lợi, công trình nước sạch, trạm điện, thuỷ điện nhỏ, trường học, trạm xá, đường giao thông, bưu điện văn hoá, đài phát thanh, lập chợ ở các cụm dân cư. Hệ thống đường giao thông đến thôn bản cần tiếp tục kiên cố hoá bằng bê tông hoặc trải nhựa đảm bảo thuận tiện cho giao lưu các hàng hoá sản xuất trên đất nông - lâm nghiệp, các loại hàng hoá khác do hộ nông dân sản xuất ra, đồng thời cung ứng đầy đủ kịp thời các loại vật tư hàng hoá phục vụ sản xuất và đời sống. Trong PKPHST (vùng lõi) chỉ được xây dựng các tuyến đường mòn, đường cáp trên không, đường ngầm dưới mặt đất.Trong PKPHST chỉ được xây các tuyến đường bộ phù hợp nhưng tối đa không vượt quá quy mô đường cấp IV miền núi. [8 - Điều 23]

4.6.2.4. Sử dụng đất đai bền vững ở quy mô HGĐ và cộng đồng a. Cơ sở đề xuất

Sử dụng đất bền vững phải đảm bảo lợi ích lâu dài cho HGĐ và cả cộng đồng các dân tộc, thể hiện ở các mặt sau:

- Đảm bảo an ninh lương thực;

- Đảm bảo an ninh về mặt môi trường; - Phù hợp về mặt sinh thái;

- Thích ứng cao về mặt xã hội; Có thể chấp nhận về mặt kinh tế.

Như vậy, tính bền vững của hệ thống canh tác chỉ có thể đạt được khi các hoạt động sản xuất đem lại hiệu quả cao và ổn định trong thời gian dài, được cộng đồng người dân vùng đệm chấp nhận, đồng thời phải duy trì được sự bền vững về mặt môi trường và cân bằng sinh thái cho cả vùng.

Kết quả phân tích ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất tới thu nhập chung của HGĐ với các phương trình tương quan của các HGĐ với mức độ gần KBT (8), (9), (10) và các phương trình tương quan của các HGĐ theo kinh tế hộ (11), (12), (13) thì ngồn thu nhập từ lâm nghiệp có đóng góp lớn nhất trong trổng thu nhập của các HGĐ, tiếp theo là đến chăn nuôi và trồng trọt. Như vậy yếu tố đất đai ở đây chưa đem lại hiệu quả nhiều cho người dân. Chính vì vậy cần có những mô hình hệ thống canh tác dựa trên quỹ đất nông nghiệp eo hẹp vốn có của từng xã cho đến thôn bản cho thích hợp. Do đặc tính không thể di chuyển toàn bộ đất từ nơi này đến nơi khác, đã khẳng định một trong những cách tốt nhất để tăng sản lượng bền vững là phải duy trì và tăng độ phì nhiêu của đất để nâng cao năng suất trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Hệ thống sử dụng đất vùng đệm KBT Nà Hẩu phải đảm bảo và bao gồm các đặc trưng sau:

- Sử dụng tổng hợp được các hiểu biết, kiến thức bản địa về kỹ thuật canh tác với khoa học kỹ thuật tiên tiến trong việc chọn giống, bón phân, chăm sóc….

- Xác lập lại các mô hình định canh, canh tác lâu dài bằng việc xây dựng các mô hình phù hợp với điều kiện sinh thái vùng đệm thực hiện các mô hình nông lâm kết hợp lấy ngắn nuôi dài.

b. Giải pháp cụ thể

- Đất trồng lúa nước:

Hiện nay do quỹ đất trồng lúa nước ở khu vực nghiên cứu rất nhỏ cho nên cần nâng hệ số sử dụng đất, cụ thể là trên diện tích ruộng 1 vụ, xem xét điều kiện chủ động tưới tiêu, thâm canh tăng vụ thành 2 vụ hoặc đưa cây trồng cạn vào vụ xuân với các giống thích hợp như ngô, đậu mèo, sắn… Đầu tư những giống lúa mới, năng suất cao cùng với đầu tư phân, kỹ thuật canh tác tiên tiến để tăng năng suất. Các giống lúa lai cho năng suất cao được khuyến khích trên địa bàn các xã. Song do

nhận thức của người dân và phong tục tập quán của các dân mang những nét đặc trưng riêng nên cần có sự tiếp cận phù hợp bởi cần thiết phải thay đổi nhận thức của người dân, nhất là người dân vùng cao người Dao, H’mông những hộ nghèo bằng hình thức tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật của cán bộ khuyến nông khuyến lâm xã. Một số hộ có diện tích ruộng ít cần hỗ trợ tạo ruộng bậc thang. Hình thức này áp dụng trên đất nương rẫy hoang hóa hoặc đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp nhưng được cải tạo thành ruộng bậc thang để trồng lúa nước hoặc trồng hoa màu, cây công nghiệp, trồng cỏ thức ăn gia súc. Với thực trạng và giải pháp nêu trên thì đây chính là cơ sở để đưa ra quy hoạch sử dụng đất trong các năm tới.

- Đối với đất nương rẫy thuộc quyền quản lý của KBT:

Hiện nay, người dân địa phương đang canh tác một số nương rẫy thuộc phân khu phục hồi sinh thái, hoạt động này vi phạm các quy định về quản lý rừng đặc dụng và quy định của KBT. Để chấm dứt tình trạng này trong thời gian ngắn là khó khăn bởi một phần thu nhập cũng như sinh kế của các HGĐ lại nằm ở chính diện tích đất canh tác này. KBT cần có kế hoạch giám sát chặt chẽ hoạt động này, không để người dân mở rộng thêm diện tích, tuyên truyền, ký cam kết và dần dần chấm dứt tình trạng canh tác nương rẫy như hiện nay. Để tránh sự hụt hẫng cũng như tạo tâm lý thoả mái giữa người dân với KBT, KBT cần xem xét giao khoán BVR, KNTS RTN, trồng rừng, chăm sóc rừng… cho các hộ gia đình này.

- Đất lâm nghiệp:

Trong 3 xã nghiên cứu điểm, đề xuất này thuộc phạm vi điều chỉnh của 2 xã có vùng đệm là xã Mỏ Vàng và Đại Sơn.

Tăng cường giao rừng và đất rừng cho các HGĐ có nhu cầu. Theo tổng thể cơ cấu đất đai thì đất lâm nghiệp chiếm phần lớn và đây là loại đất có tiềm năng lớn góp phần tăng thu nhập cho HGĐ. Vì vậy cần khai thác tốt tiềm năng trên những diện tích đất chưa sử dụng để mở rộng quỹ đất sản xuất lâm nghiệp, có sự hỗ trợ đầu tư về vốn và kỹ thuật thì sẽ đem lại hiệu quả cao (đầu tư trồng Quế là một ví dụ điển hình, bởi cây Quế có thể tận dụng từ lá, cành bán cho các nhà máy chế biến

tinh dầu Quế, vỏ Quế khai thác bán với giá trị về nhiều mặt, gỗ Quế cũng được tận dụng và bán ra thị trường).

- Đối với diện tích vườn hộ:

Hiện tại người dân dang thực hiện theo phương thức quảng canh, năng suất thấp và ít cho thu nhập. Để tăng hiệu quả bền vững của hệ thống sử dụng đất cần phải tiến hành đầu tư thâm canh tăng năng suất kết hợp với các biện pháp kỹ thuật hiện đại.

4.6.2.5. Quy hoạch vùng chăn thả gia súc và trồng cỏ cho chăn nuôi

Chăn nuôi ở địa phương cần được chú trọng phát triển, trong đó chăn nuôi gia súc sinh sản là một hướng tốt để tạo thu nhập trong HGĐ. Phát triển chăn nuôi theo hướng này vừa cho thu nhập cao, vừa tận dụng được lực lượng lao động là trẻ em và người già, yếu sức lao động. Hiện tại, 68,7% số HGĐ đang chăn thả trâu, bò, ngựa trên rừng tự nhiên với 2 hình thức là thả rông hoàn toàn và chăn dắt kết hợp thả rông, gây ảnh hưởng tới tái sinh tự nhiên của cây rừng và sự tồn tại của các sinh vật rừng. Vì vậy, quy hoạch một số diện tích đất nhất định phục vụ chăn thả là việc làm cần thiết, thông qua đó vừa hạn chế tác động tiêu cực của gia súc trong diện rộng đặc biệt là tác động của chúng đến TNR, vừa kiểm soát được số lượng dịch bệnh gia súc của HGĐ. Thức ăn gia súc trong rừng tự nhiên ngày càng giảm. Vì thế, muốn duy trì và phát triển nguồn thức ăn lâu dài cho chăn nuôi, người dân địa phương cần sử dụng có hiệu quả các nguồn thức ăn sẵn có của địa phương, đồng thời chuyển đổi một số diện tích đất để trồng cỏ thâm canh chăn nuôi gia súc. Quy hoạch lại diện tích trồng cỏ chăn nuôi, mạnh dạn chuyển đổi đất canh tác sang trồng cỏ, trồng thức ăn phục vụ chăn nuôi, xem trồng cỏ như là nghề nhà nông và cỏ là hàng hóa. Trên cơ sở quy hoạch này, KBT và UBND các xã thuộc KBT ( gồm cả xã Phong Dụ Thượng) thực hiện cấm tuyệt đối thả rông gia súc lên rừng đối với khu vực vùng đệm và chấp nhận ở một mức độ nhất định đối với khu vực vùng lõi. 4.6.2.6. Khuyến khích người dân sử dụng bếp đun tiết kiệm củi

Củi là nguồn năng lượng chính và chưa thể thay thế ở các vùng nông thôn, mỗi ngày một gia đình tiêu thụ ít nhất hết 8 kg củi. Dân số tăng nhanh, nhu cầu đun

nấu của người dân tăng theo, hàng ngày một lượng lớn củi được khai thác từ rừng đã gây sức ép đến rừng. Nhất là các cộng đồng sống trong và xung quanh các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu rừng đầu nguồn.

Chính vì vậy cần có giải pháp nhằm hạn chế lượng củi dùng mà không ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân địa phương

- Khuyến khích sử dụng bếp đun cải tiến tiết kiệm củi: giải pháp này được đề xuất áp dụng cho hầu hết các hộ Trung bình và Nghèo ở cả vùng lõi, vùng PHST và vùng đệm bởi lẽ sử dụng củi phục vụ sinh hoạt gia đình là nhu cầu không thể xóa bỏ được. Vì vậy cách tốt nhất là tìm ra giải pháp hạn chế lượng củi tiêu thụ. Và sử dụng bếp đun cải tiến tiết kiệm củi là giải pháp tương đối khả thi. Bếp đun tiết kiệm củi là loại Bếp có cấu tạo gồm nhiều bộ phận được thiết kế một cách khoa học như: buồng đốt, cửa đun, ghi đỡ (để đặt xoong chảo), buồng tận dụng nhiệt và hệ thống thoát khói riêng. Đặc điểm của loại Bếp này là nó có thể dùng các chất đốt có sẵn ở các vùng nông thôn như: rơm rạ, lõi ngô, thân cây ngô, cây sắn, cành cà phê, trấu, củi vụn trong vườn… Khi đun, tất cả lượng nhiệt được tập trung trong buồng đốt, không bị phát tán ra ngoài nên thời gian để nấu chín thức ăn rất nhanh, đồng thời không gây nóng bức cho người ngồi đun nấu. Hơn nữa nhiên liệu được đốt cháy tối đa, làm giảm các loại khí độc, các loại khói bụi có hại cho sức khỏe con người. Lượng nhiệt còn dư, không dùng hết sẽ được tận dụng để hâm nóng các nồi đặt bên cạnh. Bếp đun cải tiến còn rất an toàn đối với trẻ em và người già khi đun nấu, tránh được các nguy cơ bỏng lửa, bỏng than, bỏng do đổ nồi nước sôi. Hơn thế nữa, kiểu dáng và thiết kế của bếp giúp chống hoả hoạn và tạo sự ngăn nắp cho nhà bếp. Bếp có tuổi thọ trung bình 3-5 năm với chi phí xây dựng là 150.000 đồng/bếp gạch. Còn đối với bếp làm bằng đất thì chi phí rẻ hơn rất nhiều do hầu như không

phải mua nguyên vật liệu, sử dụng bếp đun tiết kiệm có thể tiết kiệm được 30 - 50%

củi. Ngoài ra sử dụng bếp đun cải tiến tiết kiệm củi còn hạn chế khói bụi góp phần bảo vệ môi trường [5].

- Các HGĐ tham gia xây dựng mô hình Biogas cần đáp ứng hai yêu cầu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động bất lợi của người dân địa phương đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu huyện văn yên, tỉnh yên bái​ (Trang 91 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)