Kinh tế và đời sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động bất lợi của người dân địa phương đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu huyện văn yên, tỉnh yên bái​ (Trang 38 - 40)

I Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (Vùng lõi)

3.2.2. Kinh tế và đời sống

3.2.2.1. Đời sống sinh hoạt

Đời sống sinh hoạt rất đơn sơ và gặp rất nhiều khó khăn. Đồ đạc trong gia đình hầu như không có giá trị. Cuộc sống nhiều người dân còn tạm bợ. Số hộ được xem ti vi rất ít. Tại xã Nà Hẩu hơn 1 năm nay đã có đường giao thông đến xã, có điện lưới quốc gia. Hiện nay đang có một dự án xây thuỷ điện nhỏ phục vụ điện sinh hoạt cho người dân.

Sản xuất nông nghiệp

Bảng 3.3:Diện tích đất nông nghiệp

TT Tổng diện tích Đất nông nghiệp Đất ruộng lúa

(ha) (ha) (%) (ha) (%)

1 Nà Hẩu 5.680,0 363,3 6,4 55,7 15,3

2 Đại Sơn 8.389,0 101,8 1,2 53,2 52,3

3 Mỏ Vàng 9.961,.0 532,0 5,3 39,1 7,3

Cộng 24.030,0 997,1 148

(Nguồn: KBTTN Nà Hẩu - 2010)

Từ bảng 3.3 cho thấy rằng, diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ 4,3% quá nhỏ so với tổng diện tích đất đai tự nhiên. Trong đó đất trồng lúa, màu ít, bình quân

đầu người về đất trồng lúa là 193,5 m2/khẩu. Sản phẩm trồng trọt trong nông nghiệp chủ yếu là lúa nước, ngô, lúa nương, sắn…

Ruộng nước được phân bố nơi thấp, gần nới dân cư, ven suối và ruộng bậc thang. Năng suất lúa chưa được cao do kỹ thuật canh tác chưa cao, giống chưa được cải thiện, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.

Lúa nương được canh tác trên các sườn đồi, núi thấp. Do đất dốc và hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên năng suất không cao và bấp bênh. Diện tích lúa nương thường không ổn định mà du canh qua nhiều vùng khác nhau quanh các điểm dân cư.

Các loại hoa màu thường có ngô, sắn… được trồng trên nơi đất cao, bằng phẳng nhưng không có điều kiện khai hoang ruộng nước.

Theo kết quả trên, thấy rằng: Do diện tích ruộng nước không đầy 1sào/ người, chủ yếu là 1 vụ, người dân phải làm nương rẫy để bổ sung nguồn lương thực. Diện tích nương hiện nay tuy không cao nhưng nếu luân chuyển hàng năm thì diện tích rừng bị chuyển đổi sẽ tăng nhanh đáng kể.

Sản xuất lâm nghiệp

Bảng 3.4. Diện tích đất lâm nghiệp

Các loại đất đai Nà Hẩu Đại Sơn Mỏ Vàng

TT TTổng diện tích tự nhiên 5680,00 8.389,00 9961,00

Đất lâm nghiệp 5.296,01 8.245,16 9.328,29

1 Đất rừng tự nhiên 4.492,57 4.333,47 6.055,00

2 Đất rừng trồng, rừng Quế 85,40 1067,42 365,90 3 Đất trống, cây bụi, có cây TS 718,04 2.844,27 2.907,39

(Nguồn: KBTTN Nà Hẩu - 2010)

Sản xuất Lâm nghiệp chủ yếu là thu hái lâm sản tự phát của nhân dân. Trước đây lâm sản do chính người dân khai thác từ rừng chủ yếu là gỗ, các loài động vật phục vụ làm nhà và nguồn thực phẩm, đôi khi trở thành hàng hoá. Từ khi thực hiện đóng cửa rừng tự nhiên, giao đất giao rừng, lực lượng kiểm lâm đã cắm bản cung người dân tham gia bảo vệ rừng thì hiện tượng khai thác gỗ và săn bắn thú rừng bừa

bãi không còn xảy ra thường xuyên, công khai. Hiện nay, người dân chủ yếu thu hái nguồn lâm sản ngoài gỗ phục vụ nhu cầu tại chỗ. Một nguồn lợi từ rừng đem lại sự giàu có của nhiều hộ trong khu vực (nhất là ở Phong Dụ Thượng, Mỏ Vàng) là trồng và khai thác rừng quế. Có thể xem cây quế ở đây là cây xoá đói giảm nghèo, cần nghiên cứu để phát triển cây này trong các vùng đệm cũng như phân khu phục hồi hệ sinh thái rừng của KBT, nơi có người dân sinh sống.

3.2.2.2. Cơ sở hạ tầng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động bất lợi của người dân địa phương đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu huyện văn yên, tỉnh yên bái​ (Trang 38 - 40)