Các tác động tích cực của người dân trong công tác quản lý bảo vệ TNR tại KBTTN Nà Hẩu và nguyên nhân của những tác động tích cực đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động bất lợi của người dân địa phương đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu huyện văn yên, tỉnh yên bái​ (Trang 47 - 49)

- Y tế, giáo dục

4.2.1. Các tác động tích cực của người dân trong công tác quản lý bảo vệ TNR tại KBTTN Nà Hẩu và nguyên nhân của những tác động tích cực đó.

tại KBTTN Nà Hẩu và nguyên nhân của những tác động tích cực đó.

4.2.1.1. Các tác động tích cực của người dân trong công tác quản lý bảo vệ TNR tại KBTTN Nà Hẩu.

Người dân tham gia trồng rừng trong các chương trình dự án như 327, 661... Theo quy định trong điều 19 của Quy chế quản lý rừng 2006 thì KBTTN Nà Hẩu được phép khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên, làm giầu rừng và trồng rừng trong đó ưu tiên trồng cây bản địa ở PKPHST.

Người dân tham gia QLBVR qua công tác nhận khoán rừng đặc dụng và KNTS với mức nhận khoán là 100.000 đồng/ha. Bên cạnh đó người dân cũng tham gia tổ tuần tra BVR, quyền lợi của các thành viên trong tổ quản lý bảo vệ rừng do

xã trực tiếp chi trả theo đúng quy định của hợp đồng đã ký với Ban quản lý KBTTN Nà Hẩu.

Công tác tuyên truyền giáo dục có ý nghĩa rất quan trọng làm thay đổi cách ứng xử của người dân tới tài nguyên rừng của KBT. Người dân trong KBT có ý thức trong việc giữ gìn các bảng chỉ dẫn, bảng quy ước bảo vệ rừng, cột mốc … trong KBT. Hàng tháng các thôn bản tổ chức các buổi sinh hoạt văn hóa kết hợp với tuyên truyền giáo dục ý thức quản lý bảo vệ rừng. Xây dựng các hương ước quy ước BVR ở các thôn bản có thể dưới dạng văn bản hoặc chỉ là truyền miệng song mọi người rất tuân thủ.

4.2.1.2. Nguyên nhân của các tác động tích cực của người dân trong công tác quản lý bảo vệ TNR tại KBTTN Nà Hẩu.

Tại KBTTN Nà Hẩu tồn tại nhiều tổ chức cộng đồng tham gia quản lý bảo vệ rừng. Trưởng thôn chịu trách nhiệm và tham gia vào thành phần của tổ BVR (4- 6 người/ thôn) có nhiệm vụ đi tuần tra, kiểm tra tình hình QLBVR. Các thành viên của tổ quản lý, bảo vệ rừng có quyền bắt phạt các hành vi khai thác trái phép trong diện tích rừng của KBT. Số tang vật thu giữ nộp cho xã và một phần tiền phạt được xung vào quỹ của thôn để sử dụng vào việc chung của thôn. Các thành viên của tổ quản lý bảo vệ rừng làm việc dưới sự giám sát của ban quản lý thôn và người dân trong thôn. Cuối năm, người dân trong thôn họp và xem xét mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các thành viên trong tổ quản lý bảo vệ rừng. Quyền lợi của các thành viên trong tổ sẽ tùy thuộc vào mức độ hoàn thành công việc được giao. Thông thường, mỗi thành viên được trả công là 900.000 đồng/người/ năm. Bên cạnh đó mỗi nhóm hộ nhận bảo vệ rừng đặc dụng cũng thành lập tổ bảo vệ rừng để đi tuần tra khu vực ma nhom hộ nhận bảo vệ, kinh phí chi trả cho những nhóm hộ nhận bảo vệ này là 100.000đồng/ ha/năm nguồn 661 chi trả.

Thể chế riêng của từng thôn trong xã được thể hiện qua các bản hương ước quy ước mà trong đó quy định rõ nếu sai phạm sẽ bị phạt như thế nào và bao nhiêu. Ở đó những xử phạt đánh thẳng vào kinh tế như bằng tiền hay quy đổi ra lúa gạo.

Công tác tuyên truyền mang tính chất rất quan trọng trong vai trò QLBVR.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động bất lợi của người dân địa phương đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu huyện văn yên, tỉnh yên bái​ (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)