Động vật và thực vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động bất lợi của người dân địa phương đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu huyện văn yên, tỉnh yên bái​ (Trang 41 - 43)

- Y tế, giáo dục

3.3.2. Động vật và thực vật

Kết quả điều tra KBT ngoài tính đa dạng sinh học về thảm thực vật, khu hệ thực vật và động vật, còn có những mẫu rừng tương đối nguyên sinh là kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới tiêu biểu cho vùng Trung tâm ẩm miền Bắc Việt Nam. Ở KBT đã thống kê được 1.198 loài động thực vật thuộc 299 họ.

3.3.2.1. Thực vật

KBT có 657 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 447 chi và 153 họ, có 40 loài thực vật thuộc diện quý hiếm được ghi trong sách đỏ và Nghị định 48/2002/NĐ-CP của Chính phủ. Cácd loài thực vật như Dẻ tùng sọc trắng

(Amentotaxus agrotaenia Pilg) Lát hoa (Chukrrasia tabularis A.Juss), Pơ mu

(Fokienia hodginsii Henry et Thomas), Vù hương (Cinnamomum banlansae Lee.),

Chè hoa vàng (Camellia tonkinensis Pitard), Đinh (Markhamia stipulata Roxb), Bảy lá một hoa (Paris pollyphylla Smith), Lan hài (Paphiopedilum grantrixianum Rolpe) ...v.v.

3.3.2.2. Động vật

KBT có 214 loài động vật có xương sống thuộc 80 họ và 23 bộ của 4 lớp thú, chim, bò sát và ếch nhái, 327 loài côn trùng thuộc 251 giống, 66 họ, 10 bộ. Trong số đó có 65 loài động vật và 126 loài côn trùng thuộc diện quý hiếm được ghi trong sách đỏ và Nghị định 48/2002/NĐ-CP của Chính phủ. Điển hình là các loài động vật như Báo hoa mai (Panthera pardus), Cầy vằn bắc (Chrotogale owstoni), Vượn đen tuyền (Nomascus concolor concolor), Voọc má trắng (Trachypithecus rancoisi

francoisi), Gấu chó (Ursus malayanus), Sói lửa (Cuon alpinus), Gà lôi trắng

(Lophura nycthemera berliozi), Kỳ đà hoa (Varanus salvator), Rùa đất lớn

(Geoemyda spengleri), Cóc mày Sapa (Leptobrachium chapanense), Loài Bướm

cánh phượng chín chấm rời (Troides aeacus aeacus), loài Euploea mulciber ssp. elwesii.

Như vậy KBTTN Nà Hẩu có vị trí giáp ranh với nhiều xã, huyện của tỉnh Yên Bái, địa hình phức tạp, người dân sống phân bố từ PK BVNN, PKPHST đến vùng đệm. Bên cạnh đó tiềm năng về tài nguyên rừng động thực vật là rất lớn và có giá trị cao về mặt kinh tế. Đây là cơ hội cho nhiều đối tượng tác động đến TNR trong KBT trong đó có người dân địa phương

Chương 4

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động bất lợi của người dân địa phương đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu huyện văn yên, tỉnh yên bái​ (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)