Tình hình công tác tổ chức quản lý bảo vệ TNR tại KBTTN Nà Hẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động bất lợi của người dân địa phương đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu huyện văn yên, tỉnh yên bái​ (Trang 43 - 47)

- Y tế, giáo dục

4.1. Tình hình công tác tổ chức quản lý bảo vệ TNR tại KBTTN Nà Hẩu

KBTTN Nà Hẩu được thành lập theo Quyết định số 512/QĐ – UB ngày 09 tháng 10 năm 2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái với diện tích 16.950 ha . Hiện nay Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu có 5 cán bộ thuộc Ban quản lý KBT và 11 thành viên nằm trong tổ giúp việc, một trạm Kiểm lâm thuộc sự quản lý của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái nằm trên địa bàn KBT và các Kiểm lâm địa bàn phụ trách 4 xã. Do phải quản lý môt diện tích rộng, phức tạp, đội ngũ cán bộ phải kiêm nhiệm và chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác bảo tồn, đa số là đội ngũ trẻ nên việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ gặp nhiều khó khăn. Những năm qua hoạt động của Ban quản lý KBT chủ yếu tập trung vào thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng hiện có, trồng rừng, chăm sóc rừng, khoanh nuôi tái sinh ở PKPHST, xây dựng quy ước thôn bản, đồng thời triển khai thêm một số hoạt động tuyên truyền công tác QLBVR.

Ban quản lý KBTT Nà Hẩu trực thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái và được tổ chức như sau:

Hình 4.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban quản lý KBTTN Nà Hẩu

Cục Kiểm Lâm Sở NN&PTNT

Chi cục Kiểm Lâm

Ban quản lý KBTTN Nà Hẩu

Trạm Kiểm Lâm Đại Sơn (9 người) Tổ giúp việc (8 người) Kiểm lâm địa bàn xã Phong Dụ Thượng ( 4 người) Kiểm lâm địa bàn xã Mỏ Vàng (2 người) ◘Kiểm lâm địa bàn xã Nà Hẩu (3 người)

Lực lượng cán bộ trẻ, có trình độ chuyên môn, có sức khỏe và nhiệt tình trong công tác nhưng năng lực quản lý cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế. Trong khi đó yêu cầu của cán bộ KBT là phải có khả năng làm việc độc lập, biết tổ chức, phân tích giải quyết được các vấn đề bức xúc xảy ra và có khả năng nghiên cứu khoa học, dự đoán diễn biến phát triển TNR. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương tiện đi lại của lực lượng kiểm lâm còn thiếu thốn, cần được nhà nước đầu tư thêm.

Ban quản lý KBT là lực lượng chuyên trách quản lý bảo vệ rừng, Ban quản lý còn phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, người dân xã Nà Hẩu, Mỏ Vàng, Đại Sơn, Phong Dụ Thượng. Thực tế cho thấy người dân ở đây đã có ý thức bảo vệ rừng, các xóm đều đã có tổ bảo vệ rừng và đặc biệt đã xây dựng được quy ước thôn bản đó là một nỗ lực rất lớn của BQL Khu bảo tồn.

Phân khu phục hồi sinh thái của KBTTN Nà Hẩu có diện tích 6.991,5 ha nằm trên 4 xã với tổng số 3.362 cư dân sinh sống, bên cạnh đó còn có 1.878 người sống bên trong vùng lõi (9.863 ha của 4 xã) khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu (Nguyễn Tiến Thành, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Văn Yên kiêm Phó giám đốc KBTTN Nà Hẩu, 2011) [3]. Hầu hết dân cư bản địa trong KBT, vùng đệm là người Hmông và người Dao. Người dân canh tác cả lúa nước và nương rẫy. Theo Chi cục Kiểm lâm Yên Bái (2011), các mối đe dọa chính đối với tính đa dạng sinh học của KBTTN Nà Hẩu là khai thác gỗ trái phép, săn bắn chim thú và phá rừng làm nương rẫy.

Bảng 4.1.Phân tích Swot về công tác quan lý bảo vệ rừng tại KBTTN Nà Hẩu

Điểm mạnh

- KBT đã có ban quản lý hoạt động tốt - Thành phần Ban quản lý do Kiểm lâm kiêm nhiệm.

- Có triển khai các hoạt động phát triển thôn bản thông qua dự án FFI, VCF. - Kinh nghiệm, kiến thức bản địa trong sử dụng và quản lý TNR của các cộng đồng.

Điểm yếu

- Thiếu cán bộ chuyên môn về bảo tồn. - Khả năng cập nhật thông tin, kỹ năng tiếp cận cộng đồng của một số kiểm lâm viên còn hạn chế nên khi triển khai nhiệm vụ còn nhiều vướng mắc, hiệu quả chưa cao.

- Trang thiết bị phục vụ cho BVR, điều tra giám sát ĐDSH.

- Hưởng lợi từ hoạt động BVR chưa tạo được sự quan tâm của cộng đồng.

KBT đã xây dựng được mô hình QLBVR có sự tham gia của cộng đồng thông qua các tổ, nhóm HGĐ bảo vệ rừng. Ban quản lý KBTTN Nà Hẩu (Kiểm lâm kiêm nhiệm) phối hợp với các xã, mà trực tiếp là các nhóm hộ nhận khoán QLBVR xây dựng phương án tổ chức tuần tra theo các tuyến, các khu vực trọng điểm. Tăng cường trách nhiệm của người dân trong công tác QLBVR bằng cách gắn trách nhiệm với quyền được hưởng lợi, đồng thời có sự giám sát - tham gia trực tiếp của kiểm lâm địa bàn trong mỗi đợt đi tuần tra. Kết quả đi tuần tra BVR được tổng hợp báo cáo hạt kiểm lâm, có xác nhận của kiểm lâm địa bàn sau mỗi lần tuần tra.

Năm 2008, KBT đã triển khai các hoạt động của dự án 5 triệu ha rừng tại các thôn bản tạo công ăn việc làm và thu nhập thêm cho 387 HGĐ trong và xung quanh KBT. Và cũng từ 2008, KBT đã thực hiện ký hợp đồng khoán rừng đặc dụng với 2 xã điểm nghiên cứu là 13 nhóm nhận khoán với 195 HGĐ (4 xã thuộc KBT là 21 nhóm với 411 HGĐ), mức nhận khoán là 100.000 đồng/ha. Mặc dù thu nhập từ việc tham gia hoạt động này còn thấp song cũng đã phần nào giúp người dân địa phương khẳng định được vai trò, trách nhiệm đối với công tác “giữ rừng”.

Bảng 4.2Bảo vệ rừng đặc dụng năm 2011 Địa chỉ Diện tích (ha) Số hộ Xã Thôn Nà Hẩu Thôn 1 781,5 27 Thôn 4 566,0 28 Thôn 5 380,0 25 Thôn 2 651,0 25 Thôn 3 1322,5 49 Tổng 3.701,0 154

Đại Sơn Thôn 5 1831,5 72

Cơ hội

- Công tác bảo tồn hay bảo tồn ĐDSH ngày được quan tâm nhiều hơn.

- Có nhiều sự hỗ trợ, hợp tác của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ về bảo tồn và phát triển.

- Tiềm năng về phát triển du lịch sinh thái và các dịch vụ môi trường rừng khác.

Thách thức

- Giải quyết vấn đề sinh kế với QLTNR, bảo tồn ĐDSH.

- Tác động đến TNR của người dân địa phương và dân di cư.

- Hiểu biết và nhận thức của người dân địa phương về hoạt động bảo tồn, luật pháp còn hạn chế do ngôn ngữ, giao tiếp và khả năng tiếp cận nguồn thông tin.

Thôn 7 505,0 21 Thôn 8 580,0 20 Thôn 3 472,0 17 Thôn 4 210,5 11

Tổng 3.599,0 141

Mỏ Vàng Giàn Dầu 2 Khe Đâm 145,0 11 238,0 29

Tổng 383,0 40

(Nguồn số liệu: KBTTN Nà Hẩu)

Như vậy công tác QLBRV từ khi thành lập KBT đến nay đã có những triển khai và hoạt động khá tốt. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn xảy ra tình trạng xâm hại tài nguyên rừng dưới nhiều hình thức khác nhau và hậu quả kéo theo đó là những vụ vi phạm đã được thống kê qua các năm như sau:

Bảng 4.3 Thống kê vi phạm công tác QLBVR tại KBTTN Nà Hẩu

Năm

Phát hiện và lập biên bản Kết quả xử lý vi phạm

Tổng Phá rừng làm nương rẫy trái phép Khai thác, mua bán vận chuyển trái phép lâm sản Săn bắn mua bán vận chuyển trái phép đông vật rừng Vi phạm khác Xử lý hính sự Xử phạt hành chính 2006 91 26 47 16 2 89 2007 56 17 32 6 1 56 2008 37 8 25 3 1 2 35 2009 28 5 19 2 2 1 27 2010 26 3 21 1 1 2 24

0 10 20 30 40 50 2006 2007 2008 2009 2010 Phá rừng làm nương rẫy trái phép Khai thác, mua bán vận chuyển trái phép lâm sản Săn bắn mua bán vận chuyển trái phép đông vật rừng

Vi phạm khác

Hình 4.2. Số vụ vi phạm qua các năm

Nhận xét: Từ hình 4.2 cho thấy số vụ vi phạm qua các năm có xu hướng

giảm, nhất là từ khi KBTTN Nà Hẩu được thành lập thì số vụ vi phạm giảm một cách đáng kể. Số vụ vi phạm về khai thác mua bán vận chuyển trái phép lâm sản là cao nhất sau đó là phá rừng làm nương rẫy, săn bắn mua bán vận chuyển trái phép động vật rừng và các vụ vi phạm khác. Tuy nhiên so với năm 2009 thì đến năm 2010 số vụ vi phạm về khai thác, mua bán vận chuyển trái phép lâm sản có tăng lên. Vì vậy KBT cần có những quan tâm đặc biệt hơn trong vấn đề QLBVR.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động bất lợi của người dân địa phương đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu huyện văn yên, tỉnh yên bái​ (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)