Các nguyên nhân dẫn tới tác động bất lợi của người dân tới TNR của KBTTN Nà Hẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động bất lợi của người dân địa phương đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu huyện văn yên, tỉnh yên bái​ (Trang 81 - 83)

II Theo loại kinh tế hộ

4.5. Các nguyên nhân dẫn tới tác động bất lợi của người dân tới TNR của KBTTN Nà Hẩu

KBTTN Nà Hẩu

4.5.1. Sự phụ thuộc của người dân địa phương vào TNR tại KBT

Các nguồn thu nhập thành phần có vai trò quan trọng, đóng góp chung vào tổng thu nhập của nông hộ, trong đó có nguồn thu từ rừng. Nguồn thu nhập từ rừng bao gồm: thu từ hoạt động canh tác trên rừng và đất rừng, thu từ hoạt động khai thác gỗ, chăn thả, săn bắt, thu hái LSNG… Do các nguồn thu có sự khác biệt và không đều giữa các dân tộc, nên trong phần này đề tài chỉ tiến hành phân tích tổng thu nhập từ rừng mà không phân tích từng thu nhập thành phần cấu thành thu nhập từ rừng với tổng thu nhập của nông hộ. Để biết mức độ liên hệ giữa tổng thu nhập với thu nhập từ rừng, nghiên cứu tiến hành phân tích thăm dò các mối liên hệ để chọn ra dạng phương trình hồi quy phù hợp. Mối liên hệ được lựa chọn sẽ phản ánh có bao nhiêu % biến động của tổng thu nhập HGĐ được giải thích bởi phương trình hồi quy.

Kết quả tính toán được mô tả cụ thể từ Phụ lục 12 đến Phụ lục 16, và được trình bày tóm tắt như sau:

Thu nhập từ rừng (X) có ảnh hưởng lớn và rõ rệt thông qua hệ số R2 =0,970; điều này được giải thích 97% biến động tổng thu nhập của các HGĐ ở vùng lõi được giải thích từ nguồn thu nhập lâm nghiệp.

Phương trình tương quan sự phụ thuộc của các HGĐ ở vùng lõi LnY= 2,866 + 0,849lnX (8)

Thu nhập từ rừng (X) có ảnh hưởng lớn và rõ rệt thông qua hệ số R2 =0,924; điều này được giải thích 92,4% biến động tổng thu nhập của các HGĐ ở vùng PHST được giải thích từ nguồn thu nhập lâm nghiệp.

Phương trình tương quan sự phụ thuộc của các HGĐ ở vùng PHST LnY= 2,664 + 0,861lnX (9)

Thu nhập từ rừng (X) có ảnh hưởng lớn và rõ rệt thông qua hệ số R2 =0,962; điều này được giải thích 96,2% biến động tổng thu nhập của các HGĐ ở vùng đệm được giải thích từ nguồn thu nhập lâm nghiệp.

Phương trình tương quan sự phụ thuộc của các HGĐ ở vùng đệm LnY= 2,532 + 0,867lnX (10)

4.5.1.2. Sự phụ thuộc của người dân tới TNR theo Loại kinh tế hộ

Thu nhập từ rừng (X) có ảnh hưởng lớn và rõ rệt thông qua hệ số R2 =0,856; điều này được giải thích 85,6% biến động tổng thu nhập của các HGĐ ở vùng đệm được giải thích từ nguồn thu nhập lâm nghiệp. Phương trình tương quan của sự phụ thuộc vào TNR theo kinh tế hộ của các HGĐ Khá

LnY= 4,739 + 0,743lnX (11)

Thu nhập từ rừng (X) có ảnh hưởng lớn và rõ rệt thông qua hệ số R2 =0,872; điều này được giải thích 87,2% biến động tổng thu nhập của các HGĐ ở vùng đệm được giải thích từ nguồn thu nhập lâm nghiệp. Phương trình tương quan của sự phụ thuộc vào TNR theo kinh tế hộ của các HGĐ Trung bình

LnY= 4,558 + 0,746lnX (12)

Thu nhập từ rừng (X) có ảnh hưởng lớn và rõ rệt thông qua hệ số R2 =0,873; điều này được giải thích 87,3% biến động tổng thu nhập của các HGĐ ở vùng đệm được giải thích từ nguồn thu nhập lâm nghiệp. Phương trình tương quan của sự phụ thuộc vào TNR theo kinh tế hộ của các HGĐ Nghèo

LnY= 4,550 + 0,743lnX (13)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động bất lợi của người dân địa phương đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu huyện văn yên, tỉnh yên bái​ (Trang 81 - 83)