II Theo Loại kinh tế hộ
4.5.3. Các nguyên nhân về xã hộ
Bên cạnh những nguyên nhân kinh tế trực tiếp nêu trên, nguyên nhân xã hội là nguyên nhân gián tiếp nhưng vô cùng quan trọng chi phối những tác động của người dân tới TNR tại KBT Nà Hẩu, đó chính là vấn đề chính sách, thể chế, tổ chức, nhận thức của cộng đồng,…
4.5.3.1. Phân bố dân cư và sự cách trở về giao thông
Phân bố dân cư rải rác, địa hình phức tạp là một yếu tố cản trở người dân trong quá trình trao đổi, giao lưu, buôn bán các sản phẩm hàng hóa với vùng lân cận. Thực tế cho thấy, ở các khu vực vùng cao hoạt động sản xuất của người dân vẫn là tự cung tự cấp. Nghề phụ chưa có cơ hội phát triển ở các thôn bản vùng cao của người Dao, H’Mông. Khả năng tiếp cận với các thông tin mới, kỹ thuật mới trong sản xuất của người dân tộc Dao, H’mông cũng bị hạn chế. Mong muốn phát triển kinh tế hộ của họ chủ yếu là chỉ cần đáp ứng đủ lương thực cho gia đình.
Nguyên nhân ảnh hưởng đến tình trạng kinh tế kém phát triển một phần là do điều kiện cách trở về đường giao thông, sự giao lưu kinh tế của người dân khu vực vùng cao bị hạn chế. Người phụ nữ quanh năm chỉ biết lo việc nương rẫy, nội trợ gia đình và chăm sóc con cái. Đa số người già và phụ nữ đều không biết nói tiếng phổ thông, ít có cơ hội tiếp cận với những thông tin mới, kỹ thuật mới...
4.5.3.2. Phong tục tập quán và thói quen trong sản xuất
Canh tác trên đất dốc là phương thức canh tác phổ biến và là thói quen của một số dân tộc thiểu số tại KBT Nà Hẩu trong đó chủ yếu người Dao và H’Mông. Họ sống du canh trên núi cao, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày phần lớn dựa vào các sản phẩm khai thác từ rừng và đất rừng.
Bên cạnh đó còn là tập quán của người dân trong dựng nhà, chuồng trại, khai thác gỗ củi phục vụ đun nấu, khai thác rau rừng, săn bắt thú rừng, sử dụng cây thuốc..., người Dao có ưu thế trong việc sử dụng nguồn cây thuốc trên rừng phục vụ nhu cầu chữa bệnh trong gia đình và bán. Một trong những tác động có ảnh hưởng không nhỏ đến TNR là do thói quen chăn thả gia súc của người dân địa phương. Phương thức thả rông hoàn toàn chiếm ưu thế đối với người H’Mông, người Dao. 4.5.3.3. Các cơ chế chính sách hỗ trợ cho người dân thiếu và chưa hiệu quả
Cho đến thời điểm nghiên cứu, các dự án được triển khai tại địa phương chưa thực sự đem lại hiệu quả như mong đợi:
+ Dự án 661: hỗ trợ giống Thông, …..
+ Chương trình 135: làm đường giao thông, đường điện, xây nhà trẻ, trường học, bể nước cho các xã, thôn thuộc chương trình 135.
Nhìn chung các dự án hỗ trợ cho người dân sống trong và xung quanh KBTTN Nà Hẩu đã cải thiện được cơ sở hạ tầng cho người dân như: được hỗ trợ xây dựng cơ sở trường lớp, bể nước sạch, cầu đường, thuỷ lợi…..Tuy nhiên các dự án về trồng rừng, quản lý và bảo vệ rừng còn thiếu và hiệu quả chưa cao. Người dân chỉ tham gia vào dự án ở mức độ được hỗ trợ về mặt kinh phí. Sau khi dự án hoàn thành, người dân không áp dụng được vào trong sản xuất. Đây là nhược điểm cần khắc phục của nhiều dự án nông lâm nghiệp hiện nay.
4.5.3.4. Xác định ranh giới của KBT chưa rõ ràng
Bảng 4.26. Tỷ lệ số HGĐ xác định được ranh giới của KBT
STT Tiêu chí Số HGĐ Tỷ lệ(%)