Thực trạng về công tác du lịch của Ban QLRPH Tân Phú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu định hướng nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển lâm nghiệp tại ban quản lý rừng phòng hộ tân phú tỉnh đồng nai​ (Trang 64)

4.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý phát triển rừng

4.2.5. Thực trạng về công tác du lịch của Ban QLRPH Tân Phú

Ban QLRPH Tân Phú có tiềm năng to lớn về phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng giải trí... Ngồi nhiệm vụ đặc thù là quản lý, bảo vệ và phát triển trồng rừng thì hoạt động du lịch sinh thái cũng đƣợc thúc đẩy và phát triển với tiềm năng của rừng cụ thể với các điểm sau:

- Đƣờng Bách Thảo ( Đƣờng du lịch sinh thái ): Là một trong ba chƣơng trình phát triển du lịch sinh thái mang tính giáo dục tại Ban Quản lý RPH Tân Phú, đƣợc tiến hành song song các hạng mục gồm quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học; phục hồi di sản rừng và phát triển du lịch sinh thái mang tính giáo dục. Với sự tài trợ kinh phí, kỹ thuật của vùng Rhơne-Alpes (Cộng hịa Pháp), dự án đƣợc đánh giá là khả quan và hiện đƣợc mở rộng theo hƣớng phát triển rừng bền vững.

Đƣờng Bách Thảo đƣợc triển khai thực hiện từ năm 2005 tại khu du lịch sinh thái thác Mai – Bàu nƣớc sơi và hồn thành vào năm 2008, hình thành tuyến đƣờng bộ đi xuyên qua các trạng thái rừng với chiều dài 2.000m. Với mục tiêu nghiên cứu, theo dõi và bảo tồn đa dạng sinh học của các loài động thực vật để làm cơ sở dự báo sự tiến triển của chúng, đến nay, dự án đã thiết lập đƣợc một phần mềm định danh với 200 loài cây gỗ quý kèm theo các dữ liệu nghiên cứu về q trình tiến hố của cây trong quá khứ; chọn các cây mẹ thuộc loại gỗ quý có giá trị kinh tế cao và đảm bảo tính di truyền để lấy hạt, ƣơm cây giống phục vụ cho công tác trồng rừng. Về động vật rừng, dự án đã xác định đƣợc khoảng 600 lồi thuộc 100 họ; trong đó có nhiều lồi động vật q hiếm có trong Sách Đỏ thế giới.

Đƣờng Bách Thảo khơng chỉ có giá trị nghiên cứu, dự báo, theo dõi và bảo tồn đa dạng sinh học của các loài động, thực vật rừng mà giá trị cao hơn hết là tính giáo dục. Thông qua phát triển du lịch, giúp cho mọi ngƣời hiểu biết thêm tính đa dạng về sinh thái, sinh cảnh của rừng cũng nhƣ những giá trị thiết thực của rừng đối với đời sống con ngƣời, từ đó làm hấp dẫn hơn cho du lịch sinh thái tại đây, nâng cao ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ thiên nhiên cho cộng đồng dân cƣ khu vực và du khách.

Đƣờng Bách Thảo còn là trung tâm để các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc đến tham quan, nghiên cứu, học tập và thực tập, góp phần phát triển du lịch sinh thái, bảo vệ môi trƣờng và phát triển rừng bền vững.

- Hang Dơi: Nằm trong quần thể sinh thái RPH Tân Phú, trên đƣờng vào thác Mai,

nổi bật nhất trong quần thể đá thác Mai phải kể đến những cụm đá khối phía bờ bên trái, hƣớng thƣợng nguồn dịng thác. Nơi đây, các xốy nƣớc ăn sâu vào núi, hình thành một hang động lớn. Ngƣời dân quanh vùng nhìn vào hình thế của hang mà đặt tên là động Kim Quy, hay còn gọi là Tam Sơn nhất động. Hang có nhiều nhánh ăn thơng với nhau, du khách có thể vào cửa này rồi men theo lối mòn vào sâu để rồi lát sau lại chui ra từ một cửa khác.

- Thác Mai – Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ: Đây là một trong những thắng cảnh

nổi tiếng trên sông La Ngà, nằm giữa địa phận tiểu khu phân trƣờng 4, Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân Phú (Định Quán - Đồng Nai). Thác Mai cịn đƣợc gọi là Liêng Dur, có nghĩa là ngọn thác lớn, hùng vĩ.

Địa thế thác Mai hùng vĩ nhƣng ít hiểm trở. Vách đá hai bên bờ hƣớng chênh chếch lên cao. Trong lòng thác, hàng chuỗi ghềnh đá tiếp nối nhau nhƣ thể từ buổi khai thiên lập địa, các mảnh vỡ của dãy núi rơi tứ tung vào lịng sơng, tạo nên các thác đá chất chồng, gồ ghề, hình thành xốy nƣớc, đụn sóng, khe chảy. Hiền hịa nhất là khu vực phía bên trên đầu thác. Nƣớc ở đây khơng sâu, dịng chảy hiền hòa, êm ả giữa những tảng đá trịn trịa. Cũng có chỗ lịng thác mở ra, gập ghềnh đá và nƣớc tung bọt trắng xóa, là nơi lý tƣởng để du khách đến cắm trại và tắm ghềnh.

- Suối Đá Bàn: Trong địa phận Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân Phú, trên đƣờng vào thác Mai cịn có suối Đá Bàn, nơi lƣu dấu vết bàn tay ngƣời khổng lồ gắn liền với chuyện tình kể về dũng sĩ K’Nhút nghĩa hiệp của dân tộc Mạ.

- Bàu nƣớc sơi: Bàu nƣớc nóng thiên nhiên với diện tích 7 ha có nhiệt độ 50 – 600C và đƣợc kiểm định có chứa các thành phần khống chất trữ lƣợng lớn có tác dụng tốt cho sức khỏe có thể chữa bệnh theo dạng vật lý trị liệu.

Trong những năm qua bằng cách bƣớc đầu cải tạo và đƣa vào khai thác khu du lịch thác Mai và Bàu nƣớc sôi mỗi năm Ban QLRPH Tân Phú thu đƣợc một khoản kinh phí từ 500 - 700 triệu đồng bổ sung vào quỹ phát triển rừng, góp phần không nhỏ vào việc đầu tƣ phát triển hạ tầng du lịch cũng nhƣ tăng cƣờng cho công tác bảo vệ phát triển rừng.

Biểu đồ 4.2. Biểu đồ số lƣợt khách du lịch 05 năm của RPH Tân Phú

(Nguồn: Ban quản lí rừng Phịng hộ Tân Phú)

Từ biểu đồ 4.2 cho thấy, hoạt động du lịch của Ban QLRPH Tân Phú trong những năm qua mặc dù số lƣợt khách du lịch ổn định, tuy nhiên không đều qua các năm. Giai đoạn 2011 – 2014 số lƣợt khách có xu hƣớng giảm do nguyên nhân khách quan cùng chung với xu hƣớng của cả nƣớc. Đến năm 2015, số lƣợt khách du lịch đến rừng phòng hộ Tân Phú tăng trở lại. Điều này cho thấy sự cố gắng trong công tác quản lý và phát triển du lịch của ban quản lý. Số lƣợt khách du lịch tăng kéo theo doanh thu du lịch cũng tăng theo.

Tuy nhiên, về lĩnh vực du lịch chỉ mới thực hiện công tác quy hoạch chi tiết phát triển du lịch sinh thái của đơn vị, nhƣng việc triển khai chƣa đồng bộ. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất hạ tầng, cảnh quan phục vụ cho việc phát triển du lịch hiện nay tại Ban QLRPH Tân Phú còn rất nhiều hạn chế nhƣ: tuyến đƣờng dài 15 km từ Phân trƣờng I qua Bàu nƣớc sôi, đến thác Mai vẫn là đƣờng đá cấp phối rất khó đi, hạ tầng và cảnh quan, dịch vụ tại Bàu nƣớc sôi và khu du lịch thác Mai còn chƣa phong phú và chƣa đáp ứng cho các nhu cầu giải trí. Chính vì vậy, để phát triển hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng một cách có hiệu quả, phát huy tối đa tiềm năng tài nguyên cảnh quan của Ban QLRPH Tân Phú thì việc quy hoạch chi tiết phát

triển du lịch sinh thái, đầu tƣ nâng cấp tuyến đƣờng, Phát triển hệ thống điện lƣới, Hệ thống viễn thông liên lạc, cải tạo cơ sở hạ tầng, dịch vụ du lịch và mở thêm các tuyến tham quan trong tƣơng lai là một việc hết sức cấp bách và cần thiết.

4.2.6. Thực trạng về công tác chi trả dịch vụ môi trường của Ban QLRPH Tân Phú

Tổng diện diện tích đƣợc chi trả DVMTR của Ban QLRPH Tân Phú là 13.588 ha, với diện tích này hàng năm đơn vị sẽ đƣợc nhận kinh phí chi trả DVMTR tƣơng ứng với số tiền 1.322.634.000 đồng bổ sung vào quỹ phát triển rừng đồng thời chi cho các hoạt động quản lý bảo vệ rừng của các hộ dân nhận khoán và đơn vị. Đây là động lực, là cơ sở góp phần thúc đẩy cơng tác bảo vệ, phát triển rừng của đơn vị ngày càng tốt hơn và chất lƣợng rừng ngày càng đƣợc nâng lên.

4.2.7. Công tác nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học là một trong những nội dung quan trọng trong công tác bảo vệ phát triển rừng của các đơn vị quản lý rừng nói chung và đối với Ban QLRPH Tân Phú nói riêng. Tuy nhiên tại Ban QLRPH Tân Phú hoạt động nghiên cứu khoa học nhìn chung cịn rất hạn chế. Việc nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc hợp tác thông qua các dự án, chƣơng trình điều tra khảo sát, chƣa có cán bộ cơ sở làm chủ trì. Ngun nhân là do cán bộ cơ sở cịn ít, trong khi đó khối lƣợng cơng việc nhiều, tình hình diễn biến phức tạp nên khơng có nhiều thời gian cho đầu tƣ cơng tác nghiên cứu khoa học. Mặt khác đa phần cán bộ chƣa đƣợc đào tạo, tiếp cận nhiều với công tác nghiên cứu khoa học nên năng lực nghiên cứu còn rất hạn chế.

Về lĩnh vực này, một số dự án, cơng trình đơn vị đã phối hợp thực hiện, hợp tác nghiên cứu trong thời gian vừa qua là Dự án RHÔNE ALPES thực hiện năm 2006, dự án “Phục hồi di sản rừng tự nhiên tỉnh Đồng Nai – quản lý và cải thiện rừng Tân Phú thực hiện năm 2007

Nhìn chung các hoạt động có liên quan đến cơng tác nghiên cứu khoa học ở Ban QLRPH Tân Phú trƣớc đây chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu khả năng gây trồng một số loài cây bản địa dƣới tán rừng và bƣớc đầu xác định danh lục một số loài cây gỗ, các loài động vật. Tuy nhiên kết quả đạt đƣợc còn rất nhỏ so với yêu cầu đặt ra

và tiềm năng thực sự của đơn vị. Số lƣợng loài cây gỗ xác định đƣợc cịn ít (200 lồi) và cịn chƣa đầy đủ, các loài thực vật lâm sản ngoài gỗ, các lồi có giá trị cung cấp dƣợc liệu, thuốc quý còn chƣa đƣợc nghiên cứu và định danh, các hoạt động theo dõi giám sát, nghiên cứu về quá trình, diễn biến phục hồi, phát triển rừng… vẫn chƣa đƣợc tiến hành.

4.2.8. Đánh giá cơng tác quản lý rừng phịng hộ

Tổng hợp kết quả đánh giá cơng tác quản lý rừng phịng hộ của Ban quản lý rừng Phòng hộ Tân Phú, tác giả tiến hành điều tra đánh giá đối với 30 cán bộ quản lý về công tác bảo vệ rừng trong công tác nâng cao quản lý bảo vệ rừng của Ban quản lý rừng Phòng hộ Tân Phú. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 4.11. Kết quả đánh giá của cán bộ quản lý về công tác bảo vệ rừng của Ban QLRPH Tân Phú.

TT Nội dung đánh giá

Số ngƣời phỏng vấn Số ý kiến đánh giá Tỷ lệ % 1 Những thay đổi về chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và bộ máy của Ban quản lý RPH Tân Phú

30 15/30 ý kiến đánh giá có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức và bộ máy.

50%

2 Tình hình hoạt động quản lý bảo vệ rừng của Ban quản lý RPH Tân Phú

30 19/30 ý kiến đánh giá hiệu quả hơn, trách nhiệm nâng cao.

63,3%

3 Các hoạt động quản lý bảo vệ rừng của Ban quản lý thì các yếu tố tự nhiên (đất đai, địa hình, khí hậu, vị trí địa lý, ranh giới hành chính) của khu vực có ảnh hƣởng thế nào cho công tác quản lý

30 21/30 ý kiến đánh giá ảnh hƣởng trực tiếp

4 Các yếu tố kinh tế - xã hội (dân số, dân tộc, lao động, phong tục tập quán, thu nhập) gây ảnh hƣởng thế nào tới công tác bảo vệ rừng

30 28/30 ý kiến đánh giá gây khó khăn cho cơng tác bảo vệ rừng

93,3%

5 Hoạt động quản lý bảo vệ rừng hoàn toàn do ban quản lý bảo vệ và mức độ giúp đỡ hợp tác của từng tổ chức đối với hoạt động bảo vệ phát triển rừng của ban quản lý

30 30/30 ý kiến đánh giá hoạt động quản lý bảo vệ rừng hoàn toàn do ban quản lý và có sự phối hợp với các chức năng rất tốt.

100%

6 Ban quản lý rừng có tiến hành công tác giao đất, giao rừng cho tổ chức, cá nhân theo khoán 135.

30 26/30 ý kiến đánh giá là có giao đất, giao rừng cho tổ chức, cá nhân theo khoán 135.

86,7%

7 Ban quản lý giao đất giao rừng cho ngƣời dân tham gia quản lý bảo vệ rừng

30 20/30 ý kiến đánh giá là có giao đất, giao rừng.

66,7%

8 Mức độ mối quan hệ hợp tác của ban quản lý với các tổ chức, cộng đồng thơn bản và chính quyền của các xã. 30 30/30 ý kiến đánh giá là có mối quan hệ tốt. 100%

9 Hoạt động tuyên truyền, vận động ngƣời dân tham gia công tác bảo vệ phát triển rừng của ban quản lý.

30 29/30 ý kiến đánh giá là có tuyên truyền thƣờng xuyên và ngƣời dân tham gia nhiệt tình. 96,7% 10 Tình hình vi phạm trái phép tài nguyên rừng phòng hộ thuộc phạm vi quản lý nhƣ: hoạt động 30 12/30 ý kiến đánh giá là còn xảy ra nhƣng mức độ thấp. 40%

xâm lấn tài nguyên rừng; đốt nƣơng làm rẫy; khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ; săn bắn động vật hoang dã; cháy rừng. 11 Hình thức xử lý đối tƣợng vi phạm. 30 30/30 ý kiến đánh giá lập hồ sơ chuyển cơ quan pháp luật

100%

12 Ngƣời dân địa phƣơng hiện nay có đƣợc hƣởng lợi từ cơng tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng của đơn vị

30 29/30 ý kiến đánh giá ngƣời dân địa phƣơng có đƣợc hƣởng lợi từ công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng của đơn vị

96,7%

13 Biện pháp công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng của đơn vị trong thời gian tới đạt hiệu quả cao

30 23/30 ý kiến đánh giá tăng cƣờng, thƣờng xuyên kiểm tra, tuần tra bảo vệ rừng. Xây dựng các đề án phát triển rừng phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị.

76,7%

Từ bảng 4.11 cho thấy kết quả đánh giá của cán bộ quản lý về công tác bảo vệ rừng của Ban QLRPH Tân Phú đã có những thay đổi và chuyển biến theo chiều hƣớng tích cực. Tuy nhiên, trong quản lý về công tác bảo vệ rừng cán bộ quản lý rừng cịn gặp nhiều khó khăn do những nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan làm ảnh hƣởng ít nhiều đến cơng tác bảo vệ và phát triển rừng của Ban QLRPH Tân Phú.

4.3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong công tác quản lý bảo vệ rừng phòng hộ Tân Phú lý bảo vệ rừng phòng hộ Tân Phú

Tổng hợp kết quả đánh giá thực trạng công tác quản lý phát triển rừng, tác giả tiến hành phân tích SWOT đối với cơng tác nâng cao quản lý bảo vệ rừng của Ban quản lý rừng Phòng hộ Tân Phú. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 4.12. Phân tích SWOT về quản lý rừng trong cơng tác quản lý bảo vệ rừng Phịng hộ Tân Phú

Điểm mạnh

- Ranh giới tự nhiên đƣợc phân định rõ ràng thuận lợi cho công tác phân chia ranh giới và tổ chức quản lý bảo vệ tài nguyên rừng của Ban quản lý

- Tiềm năng đất đai lớn, nhiều loại đất, đất tốt.

- Khí hậu thuận lợi rừng phát triển quanh năm xanh tƣơi tốt.

- Hệ thống giao thông thuận lợi, gần trục đƣờng lớn, bao quanh là hệ thống sông La Ngà thuận lợi trong công tác phối hợp với trục giao thông đƣờng bộ và đƣờng thủy.

- Đội ngũ cán bộ trẻ đƣợc bổ sung, nhiệt tình, năng động trong mọi cơng tác, bên cạnh đó nhiều cán bộ đang xúc tiến nâng cao trình độ năng lực chuyên môn lên cử nhân, thạc sỹ nhằm phục vụ tốt cho công tác quản lý rừng.

- Lực lƣợng và điều kiện cơ sở vật chất tham gia QLBVR không ngừng phát huy tác dụng.

Điểm yếu

- Địa bàn rộng lớn, bao quanh là hệ thống sông La Ngà lại tiếp giáp với tỉnh Bình Thuận, nên khó khăn trong cơng tác quản lý khi có hiện tƣợng khai thác lâm sản trái phép.

- Quỹ đất nơng nghiệp ít, hệ số sử dụng đất không cao nên gây sức ép lên tài nguyên rừng. Nhiều hộ gia đình đã tự ý chuyển đổi sử dụng đất rừng sai mục đích gây khó khăn cho cơng tác trồng rừng mới.

- Mùa khơ kéo dài, lƣợng mƣa ít nên dễ xảy ra cháy rừng.

- Quá trình nhập cƣ, di dân tự do, đốt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu định hướng nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển lâm nghiệp tại ban quản lý rừng phòng hộ tân phú tỉnh đồng nai​ (Trang 64)