Tình hình kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu định hướng nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển lâm nghiệp tại ban quản lý rừng phòng hộ tân phú tỉnh đồng nai​ (Trang 39 - 40)

* Sản xuất nông nghiệp

- Cây lƣơng thực, cây công nghiệp dài ngày, ngắn ngày đã tập trung theo hƣớng sản xuất hàng hóa và xây dựng vùng nguyên liệu ổn định có năng suất, chất lƣợng cao cung cấp cho công nghiệp chế biến. Thực trạng về cây trồng chính gồm: lúa, bắp và một số cây ăn trái xoài, chôm chôm, chuối,… Củng cố diện tích lúa hiện có trên địa bàn hai xã, chú trọng phát triển diện tích cây có múi (quýt, bƣởi), xoài. Áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đƣa vào trồng những giống lúa chất lƣợng cao do điều kiện tự nhiên thuận lợi. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu mùa vụ phù hợp. Ở những nơi thuận lợi đã thực hiện luân canh các loại cây trồng với nhau nhằm tránh đƣợc tình hình gây hại của dịch bệnh, tăng năng suất cây trồng.

- Cây thực phẩm: trồng xen canh cây họ đậu với các cây trồng khác nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng diện tích gieo trồng các loại cây trồng, tăng khả năng cải tạo đất nhất là ở những khu vực thƣờng xuyên có hiện tƣợng thoái hóa đất. Cây thực phẩm có độ che phủ đất thấp, hạn chế trồng trên những vùng đất có độ dốc quá lớn sẽ làm thoái hóa đất, ảnh hƣởng đến môi trƣờng sinh thái khu vực.

* Sản xuất lâm nghiệp

Hoạt động khai thác gỗ, củi để sử dụng trong gia đình và mục đích khác vẫn còn diễn ra. Ngoài công tác quản lý bảo vệ rừng, phát triển vốn rừng cần phải phối hợp với các cơ quan, ban ngành, các địa phƣơng và ngƣời dân cam kết tham gia bảo vệ rừng, không tác động rừng làm ảnh hƣởng đến tài nguyên rừng.

Việc phát triển nông lâm nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa, gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn chƣa thực sự hiệu quả. Do đặc

thù của địa phƣơng chủ yếu là hoạt động nông nghiệp thuần nông, việc tăng cƣờng đầu tƣ thâm canh, ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm còn hạn chế, trình độ dân trí thấp nên tỷ lệ số hộ hoạt động nông nghiệp phụ thuộc vào nguồn tài nguyên rừng còn lớn nên việc đảm bảo môi trƣờng sinh thái và phát triển bền vững nguồn tài nguyên rừng gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu định hướng nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển lâm nghiệp tại ban quản lý rừng phòng hộ tân phú tỉnh đồng nai​ (Trang 39 - 40)