Cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu định hướng nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển lâm nghiệp tại ban quản lý rừng phòng hộ tân phú tỉnh đồng nai​ (Trang 40)

CSHT là yếu tố then chốt quyết định trong công tác quản lý. CSHT trực tiếp gồm có mạng lƣới giao thông đƣờng bộ và đƣờng thủy kết hợp.

Về đƣờng bộ đã có bƣớc tiến nhanh trong đầu tƣ nâng cấp hệ thống giao thông. Hệ thống đƣờng bộ trong huyện đã đƣợc nâng cấp, trong đó dọc tuyến đƣờng đoạn qua rừng 15 km đã đƣợc nâng cấp và đƣa vào sử dụng có hiệu quả. Theo quy hoạch, quốc lộ QL20 đƣợc mở rộng và nối QL1 với QL51,… đƣợc đƣa vào sử dụng đã tạo nên một mạng lƣới giao thông hoàn chỉnh, phục vụ nhu cầu phát triển KT - XH của địa phƣơng.

Mạng lƣới cấp điện nƣớc hiện nay đủ cung cấp cho nhu cầu nƣớc trong địa bàn huyện. Một số trạm biến áp chuyên dùng, xây dựng mới 787 km đƣờng dây phân phối 22KV, 94 km đƣờng dây 110KV trạm hạ thế, cải tạo và xây dựng 885 đƣờng dây hạ thế… Góp phần giải quyết tốt nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt.

Bƣu chính viễn thông: hệ thống bƣu chính viễn thông trên địa bàn tỉnh phát triển rất nhanh, bố trí đều đến tận các huyện, thị xã. Từ tỉnh Đồng Nai có thể liên lạc đến các nơi trong huyện. Có nhiều loại hình dịch vụ nhƣ Fax, Telex, nhắn tin, Internet đƣờng truyền nhanh, truyền dữ liệu, nhiều loại mạng nhƣ Mobiphone, Vinaphone, Vietel,… Dọc quốc lộ 20 đã đƣợc nâng cấp và ngày càng phủ sóng trên diện rộng, gồm có 3 bƣu điện, Internet đƣờng truyền nhanh, truyền dữ liệu, nhiều loại mạng điện thoại đƣợc phủ sóng rộng rãi tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch tiêu dùng lựa chọn và sử dụng tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu sử dụng hệ thống thông tin liên lạc trong địa bàn. Riêng RPH Tân Phú không đƣợc phủ sóng các mạng điện thoại và kết nối mạng Internet do đặc thù trong công tác quản lý rừng.

Mạng lƣời giáo dục – y tế đƣợc chú trọng và phát triển ở hầu hết các xã, trong địa bàn nghiên cứu có đầy đủ trƣờng cấp I, II, III. Công tác chữa bệnh đã đƣợc tập trung chú trọng, các xã đều có trạm y tế. Tuy điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn nhƣng cơ bản đã giải quyết nhu cầu cần thiết cho ngƣời dân.

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Phân tích ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại địa bàn nghiên cứu

4.1.1. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên

Từ những thông tin về điều kiện tự nhiên tác động đến công tác quản lý rừng phòng hộ Tân Phú. Tác giả tiến hành phân tích ảnh hƣởng của các yếu tố tự nhiên có những tác động theo chiều hƣớng thuận lợi cho công tác quản lý rừng nhƣng cũng gây không ít những trở ngại theo bảng phân tích sau:

Bảng 4.1. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên của RPH Tân Phú có ảnh hƣởng tới công tác quản lý rừng

TT Điều kiện tự nhiên

Thuận lợi Khó khăn

1 Vị trí địa lý, phạm vi ranh giới - Ranh giới rõ ràng, dễ xác định - Gần các trục giao thông nhƣ QL 20, QL 1A, hệ thống sông La Ngà bao quanh.

- Địa bàn rộng lớn với diện tích 13.862,2 ha.

- Giáp ranh với tỉnh Bình Thuận, khó khăn quản lý lƣợng ngƣời vào rừng, khó kiểm soát, truy bắt, xử lý đối tƣợng vận chuyển, tàng trữ, buôn bán lâm sản trái phép.

- Việc quản lý nguồn gốc giống cây rừng cũng gặp nhiều khó khăn.

2 Địa hình - Đặc trƣng của vùng địa hình miền núi, có dạng đồi lƣợn sóng bị chia cắt bởi các khe, suối. Độ dốc lớn nên dễ xác

- Địa hình tƣơng đối phức tạp, nên khó quản lý ranh giới gây khó khăn trong công tác tuần tra kiểm

định ranh giới tự nhiên.

- Hạn chế đƣợc các tác động xấu vào rừng.

soát.

- Công tác kiểm soát tình hình xâm phạm gặp nhiều khó khăn trong khi lực lƣợng còn mỏng.

3 Đất đai - Quỹ đất còn nhiều tiềm năng. - Có nhiều loại đất, Tầng phong hóa sâu, giàu dinh dƣỡng, năng xuất sản xuất cao.

- Đất nông nghiệp hạn chế. - Canh tác phức tạp do địa hình núi.

4 Khí hậu - Lƣợng mƣa khá lớn, trung bình 1200 – 1600mm/năm. - Nhiệt độ trung bình năm cao, độ ẩm lớn, tạo điều kiện cho cây trồng, vật nuôi vùng nhiệt đới phát triển. Điều kiện cây rừng trong lâm phần phát triển tốt.

- Tính phân mùa rõ rệt, mƣa vào mùa hạ.

- Lƣợng mƣa phân bố không đều trong năm, tập trung chủ yếu vào mùa mƣa, mùa khô hầu nhƣ không có mƣa gây khó khăn trong công tác PCCCR vào mùa khô.

5 Thủy văn - Có hệ thống sông lớn sông Đồng Nai và sông La Ngà, mạng lƣới khe, suối tƣơng đối nhiều và phân bổ khắp trên địa bàn. Tạo điều kiện cho tƣới tiêu và sinh hoạt.

- Mùa khô cạn nƣớc ảnh hƣởng đến công tác PCCCR và mùa mƣa dễ gây ngập lụt, sạt lở đất dọc ven sông La Ngà.

Rừng phòng hộ Tân Phú nằm dọc theo tuyến QL20 rất thuận lợi cho công tác đi lại tuần tra và quản lý rừng, nhƣng đồng thời cũng gây khó khăn cho công tác quản lý bảo vệ rừng, ngăn chặn xâm phạm trái phép tài nguyên rừng. Do đặc điểm vị trí, phạm vi ranh giới, tổng chiều dài ranh giới rộng lớn giáp với 02 xã Gia Canh và Phú Ngọc, bên cạnh đó lại tiếp giáp với tỉnh Bình Thuận, mặt khác sự ảnh hƣởng của các yếu tố xã hội nhƣ số lƣợng, thành phần dân tộc, hoạt động du canh du cƣ, hoạt động di dân

trái phép gây khó khăn rất lớn đối với công tác quản lý và bảo vệ rừng, cũng nhƣ việc ngăn chặn những vụ xâm phạm trái phép tài nguyên rừng.

Điều kiện thời tiết, khí hậu của khu vực nghiên cứu có tổng nhiệt lƣợng cả năm lớn, độ ẩm không khí cao tạo điều kiện cho sự nẩy mầm của các hạt giống và tái sinh tự nhiên. Mƣa tập trung theo mùa thuận lợi cho công tác trồng và chăm sóc rừng.

Phần lớn diện tích đất là đất feralit đỏ vàng và feralit nâu nhạt phù hợp với nhiều loại cây lâm nghiệp phát triển quanh năm.

Địa hình một số khu vực phức tạp thuận lợi cho chăm sóc bảo tồn đa dạng sinh học.

Nguồn thủy văn phong phú, nguồn cung cấp nƣớc và điều hòa hệ sinh thái.

4.1.2. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - xã hội

Qua khảo sát, đánh giá các yếu tố kinh tế - xã hội tác động đến công tác quản lý rừng cho thấy những thuận lợi và khó khăn ảnh hƣởng tới công tác quản lý rừng. Kết quả đƣợc trình bày tại bảng 3.7.

Bảng 4.2. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện kinh tế - xã hội của Ban quản lý RPH Tân Phú có ảnh hƣởng tới công tác quản lý rừng TT Điều kiện

kinh tế - xã hội

Thuận lợi Khó khăn

1 Lao động - Nguồn lao động dồi dào đáp ứng yêu cầu xã hội về số lƣợng.

- Ngƣời dân cần cù, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông lâm nghiệp.

- Trình độ lao động thấp, chƣa qua đào tạo còn cao, chủ yếu sản xuất theo kinh nghiệm. - Cần có sự quan tâm của các cấp, các ngành trong việc thực hiện chƣơng trình đào tạo cho lao động nông thôn trên địa bàn.

2 Phân bố dân cƣ

- Phần lớn dân cƣ tập trung theo các ấp và dọc các tuyến đƣờng giao thông

- Việc di dân ồ ạt và di dân tự do ảnh hƣởng không lớn đến công tác an ninh và quản lý

nên dễ dàng trong công tác quản lý và phân cấp quản lý.

- Tập trung nhiều đồng bào dân tộc nên đa dạng văn hóa và tập quán sản xuất. - Dân cƣ sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ phần lớn nằm trong độ tuổi lao động nên công tác phối hợp quản lý rừng gặp nhiều thuận lợi.

bảo vệ rừng gặp nhiều phức tạp khi xác định đối tƣợng có hành vi vi phạm.

- Dân cƣ tập trung phần lớn xunh quanh vành đai rừng nên một số nơi bị dân vào khai phá làm nƣơng rẫy, xâm canh trái phép.

- Trình độ dân trí thấp nên khó khăn trong công tác phối hợp tuyên truyền và bảo vệ rừng.

- Đại bộ phận ngƣời dân sử dụng rừng nhƣng kiến thức hiểu biết về giá trị to lớn, về nhiều mặt đa dạng sinh học còn thấp.

- Không nắm và hiểu đầy đủ về các quy dịnh của pháp luật về quản lý bảo vệ rừng, các chính sách hƣởng lợi từ rừng. 3 Phong tục tập

quán

- Nhiều phong tục tập quán sản xuất lâu đời do tập trung nhiều đồng bào dân tộc ít ngƣời.

- Dân tộc Kinh chiếm chủ yếu nên trình độ sản xuất và giao lƣu phát triển sản xuất đáp ứng kịp so với phát triển xã hội

- Hoạt động phá rừng làm nƣơng rẫy gây ảnh hƣớng đến bảo vệ rừng. Tập tục di dân tự do ảnh hƣởng không nhỏ đến công tác an ninh, trật tự trong công tác quản lý và bảo vệ rừng.

- Canh tác lạc hậu, chƣa chú ý về đầu tƣ giống, phân bón, chƣa áp dụng khoa học kỹ thuật nên việc sản xuất trồng

trọt của ngƣời dân, năng xuất còn thấp dẫn đến một bộ phận ngƣời dân đời sống còn phụ thuộc nhiều vào rừng, tình trạng xâm lấn, vi phạm rừng trái phép vẫn còn diễn ra, gây khó khăn lớn cho công tác quản lý tài nguyên rừng. - Vào thời kỳ nông nhàn, ngƣời dân thƣờng vào rừng thu hái, săn bắn lâm sản trái phép gây tổn hại đến đa dạng sinh học và tăng nguy cơ cháy rừng.

- Tập quán chăn thả gia súc tự do trong khu vực rừng gây phá hoại cây rừng tái sinh, ảnh hƣởng xấu đến năng xuất, chất lƣợng cây trồng, gây ô nhiễm và làm dịch bệnh phát triển. 4 Mức sống – thu nhập - Đời sống đang dần đƣợc cải thiện.

- Giảm phụ thuộc vào tài nguyên động vật, thực vật rừng.

- Chính sách hƣởng lợi từ rừng đã cải thiện đƣợc đời sông ngƣời dân. Giảm áp lực phụ thuộc vào rừng.

- Thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp so với mặt bằng chung của tỉnh. - Bình quân lƣợng thực đầu ngƣời còn thấp. - Tỷ lệ hộ nghèo biến động trong các xã còn cao, tập trung chủ yếu vào các đối tƣợng là ngƣời dân tộc thiểu số nên gây khó khăn trong công tác quản lý rừng.

5 Đầu tƣ - Có nhiều cơ hội thu hút đầu tƣ, hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nƣớc cho phát triển kinh tế - xã hội.

- Chƣơng trình 135 của nhà nƣớc đã một phần cải thiện đƣợc điều kiện sống cho ngƣời dân.

- Khả năng tiếp nhận và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất còn hạn chế dẫn đến tình trạng khai thác tài nguyên rừng.

6 Hạ tầng cơ sở - Công tác đầu tƣ giáo dục tại khu vực nghiên cứu có đầy đủ các cấp phục vụ bảo đảm cho việc dạy và học.

- Công tác y tế đƣợc chú trọng quan tâm, các xã đều xây dựng đƣợc trạm y tế giải quyết nhu cầu khám chữa bệnh.

- Hệ thống giao thông vận tải đƣờng bộ, đƣờng thủy, điện nƣớc đƣợc nâng cấp và mở rộng đảm bảo nhu cầu đi lại của ngƣời dân, sinh hoạt, sản xuất và tạo điều kiện trong công tác phục vụ an ninh tuần tra rừng.

- Công tác chuyển giao kỹ thuật nông lâm nghiệp tiến hành còn chậm ảnh hƣởng đến quản lý và bảo vệ rừng. - Hệ thống giao thông, thủy lợi cho các xã, ấp còn chƣa đồng bộ gây khó khăn cho công tác bảo vệ rừng.

7 Chính sách - Giao khoán theo chính sách của Nghị Đinh 135 đã tạo điều kiện thuận lợi cho

- Một bộ phận ngƣời dân còn chƣa tự nguyện tham gia nhận khoán nên dẫn tới tình trạng

ngƣời dân tham gia bảo vệ rừng và có trách nhiệm với rừng.

- Cơ chế kết hợp nông lâm nghiệp đã phát huy vai trò giữ rừng và bảo vệ rừng, nâng cao đời sống ngƣời dân. - Các quy định rõ ràng về việc nghiêm cấm các hành vi có ảnh hƣởng tới tài nguyên rừng góp phần làm tăng tính pháp lý trong quản lý tài nguyên rừng.

vi phạm chặt phá rừng.

- Cuộc sống ngƣời dân phụ thuộc lớn vào rừng nên các quy định cấm các hoạt động mƣu sinh mà tác động tới rừng trong khi đời sống ngƣời dân còn đang gặp nhiều khó khăn đã không phát huy hết tác dụng nhƣ mong muốn của các nhà quản lý rừng.

Đa số ngƣời dân sống trong khu vực nghiên cứu là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp, chủ yếu là dân nhập cƣ từ các tỉnh thành khác do đó khả năng tiếp nhận và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, dẫn đến tình trạng sống phụ thuộc vào nguồn tài nguyên rừng, ảnh hƣởng lớn đến công tác quản lý và bảo vệ rừng.

Mặc dù nguồn lao động trong khu vực nghiên cứu dồi dào, tuy nhiên chủ yếu là lao động phổ thông, chủ yếu sản xuất theo kinh nghiệm, chƣa qua đào tạo, do đó, ngƣời dân sử dụng rừng nhƣng kiến thức hiểu biết về giá trị to lớn, về nhiều mặt đa dạng sinh học còn thấp.

4.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý phát triển rừng

4.2.1. Các mối đe dọa đến công tác quản lý tại BQL rừng phòng hộ Tân Phú

Kết quả điều tra của đề tài cho thấy, sự di dân tự do, gia tăng dân số nhanh và đời sống ngƣời dân khu vực nghiên cứu có trình độ dân trí thấp dẫn đến sự hiểu biết về tài nguyên rừng hạn chế, gây sức ép rất lớn và là mối đe đọa đến tài nguyên rừng. Kết quả điều tra, đánh giá các mối đe dọa trực tiếp và nguyên nhân của các mối đe dọa đối với tài nguyên rừng cho thấy:

- Hoạt động phá rừng, đốt nƣơng làm rẫy, xâm lấn đất rừng để canh tác của ngƣời dân chủ yếu do thiếu đất nông nghiệp để canh tác, quá trình di dân tự do, hiện tƣợng du canh du cƣ và công tác giao đất giao rừng chƣa tiến hành triệt để.

- Chăn thả gia súc không theo quy định chủ yếu do thiếu quy hoạch diện tích đất đồng cỏ chăn nuôi, tập quán chăn thả lâu đời của ngƣời dân và thiếu vốn đầu tƣ để phát triển chăn nuôi theo quy mô tập trung.

- Săn bắt động vật hoang dã phục vụ nhu cầu của con ngƣời do hiện nay nhu cầu thị trƣờng về tiêu thụ động vật hoang dã rất lớn, nhu cầu sử dụng tại chỗ và phong tục tập quán của ngƣời dân.

- Hoạt động khai thác gỗ trái phép do nhu cầu của thị trƣờng và lợi ích kinh tế của một nhóm cá nhân, nhu cầu sử dụng tại chỗ để phục vụ cho xây dựng nhà cửa, đồ mộc, gỗ củi làm chất đốt và một phần nguyên nhân do quản lý lỏng lẻo.

- Khai thác lâm sản ngoài gỗ chủ yếu do tăng thu nhập tại chỗ cho các hộ gia đình nhằm giải quyết nhu cầu sống hàng ngày và do nhu cầu sử dụng sinh hoạt tại chỗ của ngƣời dân.

- Mối đe dọa về cháy rừng là một trong những công tác mà lực lƣợng bảo vệ rừng chủ động phòng tránh chủ yếu do hoạt động canh tác du canh du cƣ của một số đồng bào dân tộc ít ngƣời, đốt rừng làm nƣơng rẫy, đốt lửa trái phép trong rừng khi đi săn bắt, khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ trái phép, cháy lan do đốt cỏ khô của bộ phận ngƣời dân làm nƣơng rẫy và một số đối tƣợng là khách du lịch bất cẩn trong hoạt động vui chơi…

Từ kết quả đánh giá, phân tích trên, hiện nay Ban quản lý rừng phòng hộ Tân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu định hướng nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển lâm nghiệp tại ban quản lý rừng phòng hộ tân phú tỉnh đồng nai​ (Trang 40)