4.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý phát triển rừng
4.2.1. Các mối đe dọa đến công tác quản lý tại BQL rừng phòng hộ Tân Phú
Kết quả điều tra của đề tài cho thấy, sự di dân tự do, gia tăng dân số nhanh và đời sống ngƣời dân khu vực nghiên cứu có trình độ dân trí thấp dẫn đến sự hiểu biết về tài nguyên rừng hạn chế, gây sức ép rất lớn và là mối đe đọa đến tài nguyên rừng. Kết quả điều tra, đánh giá các mối đe dọa trực tiếp và nguyên nhân của các mối đe dọa đối với tài nguyên rừng cho thấy:
- Hoạt động phá rừng, đốt nƣơng làm rẫy, xâm lấn đất rừng để canh tác của ngƣời dân chủ yếu do thiếu đất nông nghiệp để canh tác, quá trình di dân tự do, hiện tƣợng du canh du cƣ và công tác giao đất giao rừng chƣa tiến hành triệt để.
- Chăn thả gia súc không theo quy định chủ yếu do thiếu quy hoạch diện tích đất đồng cỏ chăn nuôi, tập quán chăn thả lâu đời của ngƣời dân và thiếu vốn đầu tƣ để phát triển chăn nuôi theo quy mô tập trung.
- Săn bắt động vật hoang dã phục vụ nhu cầu của con ngƣời do hiện nay nhu cầu thị trƣờng về tiêu thụ động vật hoang dã rất lớn, nhu cầu sử dụng tại chỗ và phong tục tập quán của ngƣời dân.
- Hoạt động khai thác gỗ trái phép do nhu cầu của thị trƣờng và lợi ích kinh tế của một nhóm cá nhân, nhu cầu sử dụng tại chỗ để phục vụ cho xây dựng nhà cửa, đồ mộc, gỗ củi làm chất đốt và một phần nguyên nhân do quản lý lỏng lẻo.
- Khai thác lâm sản ngoài gỗ chủ yếu do tăng thu nhập tại chỗ cho các hộ gia đình nhằm giải quyết nhu cầu sống hàng ngày và do nhu cầu sử dụng sinh hoạt tại chỗ của ngƣời dân.
- Mối đe dọa về cháy rừng là một trong những công tác mà lực lƣợng bảo vệ rừng chủ động phòng tránh chủ yếu do hoạt động canh tác du canh du cƣ của một số đồng bào dân tộc ít ngƣời, đốt rừng làm nƣơng rẫy, đốt lửa trái phép trong rừng khi đi săn bắt, khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ trái phép, cháy lan do đốt cỏ khô của bộ phận ngƣời dân làm nƣơng rẫy và một số đối tƣợng là khách du lịch bất cẩn trong hoạt động vui chơi…
Từ kết quả đánh giá, phân tích trên, hiện nay Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú phải đối mặt với các mối đe dọa trực tiếp tới tài nguyên rừng cũng nhƣ công tác quản lý rừng gây không ít khó khăn và thách thức cho lực lƣợng bảo vệ rừng. Từ những đánh giá về các mối đe dọa nêu trên, tác giả tiến hành phân tích chi tiết từng mối đe dọa để thấy rõ đƣợc thực trạng trong công tác quản lý phát triển rừng của Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú.
4.2.1.1. Thực trạng công tác xâm lấn đất rừng để canh tác, đốt rừng làm nương rãy
Sự gia tăng dân số, sức ép về nhu cầu lƣơng thực ngày càng tăng, bên cạnh đó diện tích đất canh tác nông nghiệp ít, kỹ thuật canh tác lạc hậu, thiếu đầu tƣ về giống và phân bón đã dẫn đến năng suất lao động thấp tạo lên sức ép đối với tài nguyên rừng.
Tình trạng nhập cƣ gia tăng chủ yếu của các dân tộc Mạ, Hoa, Khơme gây sức ép lên công tác quản lý rừng. Các dân tộc này phần lớn kỹ thuật canh tác còn lạc hậu, thực hiện phƣơng thức du canh du cƣ, phá rừng làm nƣơng rẫy đã làm tổn hại nghiêm trọng đến tài nguyên rừng. Kết quả điều tra số vụ vi phạm đốt rừng làm rẫy, xâm lấn trái phép đất rừng đƣợc thể hiện tại bảng 4.3.
Bảng 4.3. Thống kê số vụ vi phạm và diện tích phá rừng tại rừng phòng hộ Tân Phú.
Năm 2011 2012 2013 2014 2015
Số vụ 01 2 56 3 -
Diện tích (m2) 5.184 2.736 158.027 1.958 - Kết quả từ bảng 4.3 cho thấy diễn biến số vụ vi phạm và diện tích phá rừng làm rẫy tại Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú trong năm 5 năm qua còn phức tạp. Vẫn còn tình trạng xâm chiếm đất rừng ở một số bộ phận ngƣời dân. Riêng năm 2015 không có vụ vi phạm phá rừng làm nƣơng rẫy, điều này cho thấy công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng đơn vị đã từng bƣớc quản lý chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức và nguy cơ phá rừng vẫn còn xảy ra, nếu đơn vị thiếu cảnh giác, lơ là trong công tác quản lý thiếu kiểm tra thì tình hình nguy cơ rừng bị phá là rất cao.
Ngƣời dân chƣa khẳng định đƣợc vai trò làm chủ rừng, chƣa ý thức đƣợc việc tham gia giao khoán bảo vệ rừng. Bên cạnh đó, việc chia sẻ lợi ích từ rừng vốn rất cần thiết đối với cuộc sống cộng đồng, trong khi đó ngƣời dân không có ngành nghề phụ, cuộc sống của họ phụ thuộc chủ yếu vào canh tác nông nghiệp, dẫn tới nhu cầu canh tác của ngƣời dân ngày càng tăng. Đây là những vấn đề cần đƣợc xem xét và giải quyết trong công tác quản lý và phát triển rừng bền vững.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng và nhu cầu về sử dụng gỗ gia dụng, xây nhà ngày càng lớn dẫn đến số vụ vi phạm khai thác gỗ trái phép ngày càng gia tăng với mức độ nghiêm trọng và thủ thuật ngày càng tinh vi. Hầu hết diện tích rừng của Ban quản lý đều đƣợc bao quanh là hệ thống sông La Ngà và tiếp giáp với tỉnh Bình Thuận nên các đối tƣợng dễ dàng xâm nhập qua sông và vận chuyển lâm sản sang tỉnh khác gây khó khăn cho Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú khi xác định các đối tƣợng vi phạm.
Những năm qua, hoạt động khai thác, vận chuyển gỗ trái phép tại Ban QLRPH Tân Phú đã từng bƣớc đƣợc ngăn chặn xử lý, tuy nhiên vẫn còn xảy ra ở quy mô nhỏ. Do tính đặc thù có ngƣời dân sinh sống xen kẽ trong một số khu vực rừng do đơn vị quản lý, việc phát triển trang trại, mô hình canh tác nông lâm nghiệp không ngừng tăng lên, đồng nghĩa với nhu cầu gỗ cho xây dựng nhà cửa cũng tăng. Mặt khác trên diện tích rừng tự nhiên do Ban QLRPH Tân Phú quản lý còn một số cây gỗ quý đặc biệt quý hiếm, có giá trị kinh tế cao nhƣ Trắc, Cẩm lai,… Chính những điều này đã gây áp lực không nhỏ đến việc khai thác vận chuyển gỗ trái phép đối với rừng trồng và rừng tự nhiên. Kết quả điều tra đƣợc thể hiện ở bảng 4.4.
Bảng 4.4. Thống kế số vụ vi phạm khai thác lâm sản trái phép của Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú, giai đoạn 2011 - 2015
Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Số vụ 27 20 14 7 23 Đối tƣợng vi phạm (ngƣời) 38 5 8 5 - Ken cây Số vụ 6 5 - 4 - Cây 444 339 - - - Phá rừng cất nhà trái phép Số vụ 02 05 14 011 - Diện tích (m2) - 169,6 146,7 32 - Theo kết quả thống kê bảng 4.4 cho thấy số vụ vi phạm diễn biến phức tạp, giai đoạn 2011 – 2014 có xu hƣớng giảm, tuy nhiên năm 2015 lại tăng lên đột biến. Điều này cho thấy sự khó khăn trong công tác quản lý và bảo vệ rừng, một số vụ không xác định đƣợc đối tƣợng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan trong công tác nâng cao trách nhiệm quản lý và bảo vệ rừng.
Tình trạng đất đai màu mỡ thuận lợi cho trồng cây nông nghiệp ngắn ngày và cây công nghiệp dài ngày nên ở đây tạo ra một áp lực tranh chấp giữa cây nông nghiệp và cây lâm nghiệp đó là hiện tƣợng ken cây hủy hoại cây rừng việc lấn rừng đã xảy ra tại đây trong thời gian qua.
Nạn ken cây, hủy hoại cây rừng, lấn chiếm đất rừng để sản xuất nông nghiệp: toàn bộ số hộ gia đình phân bố trong khu vực rừng phòng hộ và rừng sản xuất của Ban QLRPH Tân Phú đều tham gia canh tác nông lâm nghiệp và nông lâm kết hợp, các loài cây trồng chủ yếu là điều, xoài, cà phê, cam, quýt và một số cây đặc sản khác xen lẫn một số loài cây lâm nghiệp nhƣ tếch, sao, dầu... Hiện nay đa phần các cây trồng lâm nghiệp đã phát triển và dần có xu hƣớng khép tán nên xảy ra mâu thuẫn cạnh tranh về ánh sáng, dinh dƣỡng giữa các loài cây trồng lâm nghiệp và cây nông nghiệp, công nghiệp. Để giải quyết mâu thuẫn đó đã có rất nhiều hộ dân tìm cách ken cây (khoanh vỏ quanh gốc và đổ thuốc sâu để làm cho cây bị chết) điều này đã tạo ra một áp lực không nhỏ cho các đối tƣợng rừng trồng xen giữa cây gỗ và cây đặc sản.
Trong 5 năm qua, với sự nỗ lực cố gắng của Ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ, viên chức của đơn vị. Công tác BVR của Ban QLRPH Tân Phú đã đạt đƣợc những kết quả và thành tựu nhất định, rừng đã đƣợc bảo vệ tƣơng đối tốt, tỷ lệ che phủ của rừng, chất lƣợng rừng ngày càng đƣợc tăng lên, số lƣợng vụ việc vi phạm có xu hƣớng giảm dần cả về số lƣợng và cả về quy mô, mức độ ảnh hƣởng. Kết quả thống kê về số lƣợng vụ việc vi phạm theo từng năm đối với từng loại rừng và theo từng loại hình vi phạm qua biểu đồ 4.1:
Biểu đồ 4.1. Biểu đồ số vụ vi phạm luật bảo vệ phát triển rừng phòng hộ Tân Phú, giai đoạn 2010 – 2014.
(Nguồn: Ban quản lí rừng phòng hộ Tân Phú, năm 2015)
Từ biểu đồ cho thấy số vụ vi phạm trong công tác bảo vệ rừng tại Ban QLRPH Tân Phú đã giảm đáng kể từ năm 2010 là 100 vụ đến năm 2014 chỉ còn 24 vụ. Chủ yếu số vụ vi phạm xảy ra ở rừng sản xuất, tuy nhiên riêng năm 2013 số vụ vi phạm đối với rừng tự nhiên tăng đáng kể 43 vụ, nhƣng đã giảm đáng kể trong năm 2014 còn 8 vụ. Điều này chứng tỏ công tác BVR của đơn vị ngày càng đƣợc đẩy mạnh và phát huy hiệu quả, sự tác động đến rừng đã đƣợc giảm thiểu và ngăn chặn kịp thời hiệu quả. Riêng năm 2015 tăng đột biến do nhu cầu tiêu thụ các loại gỗ quý hiếm sử dụng vào mục đích tâm linh và xuất lậu qua một số nƣớc từ đó tác động vào các đố tƣợng khai thác trái phép rừng tập trung vào các loại gỗ quý hiếm thuộc nhóm IIA nhƣ cây gỗ Trắc đã tạo áp lực trong công tác bảo vệ rừng dẫn đến số vụ vi phạm rừng tăng so với các năm trƣớc.
Tổng hợp kết quả ở biểu đồ 4.1 trong 5 năm đối với rừng tự nhiên hoạt động vi phạm có số vụ vi phạm lớn nhất là khai thác gỗ, vận chuyển lâm sản trái phép với 52 vụ và hoạt động có số vụ vi phạm nhỏ nhất là lấn chiếm đất rừng với 1 vụ. Đối với rừng trồng hoạt động vi phạm có số vụ vi phạm lớn nhất là hoạt động ken cây
3 12 6 43 8 97 25 63 27 16 0 20 40 60 80 100 120 2010 2011 2012 2013 2014 Rừng tự nhiên Rừng sản xuất Năm Vụ
với 79 vụ, tiếp đến là phát đốt thực bì 55 vụ, khai thác vận chuyển lâm sản trái phép 53 vụ, lấn chiếm đất rừng 42 vụ. Tổng số các hoạt động vi phạm đối với rừng trồng cao hơn gấp 3 lần so với rừng tự nhiên. Điều này cho thấy các hoạt động vi phạm, tác động rừng trồng thƣờng diễn biến rất phức tạp và tạo ra áp lực không nhỏ đối với công tác bảo vệ rừng tại đây. Chính vì thế trong thời gian tới cần phải xem xét để đƣa ra các giải pháp phù hợp nhằm giải quyết triệt để và giảm thiểu các tác động và hoạt động vi phạm công tác BVR.
Diện tích canh tác các cây nông nghiệp phát triển xen kẽ cây rừng nên xảy ra mâu thuẫn tranh chấp về ánh sáng trong quá trình quang hợp và phát triển của cây trồng. Để giải quyết mâu thuẫn đó đã có rất nhiều hộ dân tìm cách ken cây (khoanh vỏ quanh gốc và đổ thuốc sâu để làm cho cây bị chết) để tạo điều kiện cho cây lấy ánh sáng điều này đã tạo ra một áp lực không nhỏ cho các đối tƣợng rừng trồng xen giữa cây gỗ và cây đặc sản.
Bên cạnh đó, việc phát triển mạnh các trang trại, rẫy điều, xoài, cam, quýt,… trong Ban QLRPH Tân Phú tạo ra nhu cầu rất lớn đối với đất sản xuất trong khi đó quỹ đất là cố định nên cũng tạo nguy cơ và áp lực lấn chiếm rừng và đất rừng rất lớn trong khu vực.
Việc mở rộng diện tích đất nông nghiệp sẽ làm thu hẹp diện tích phân bố tự nhiên và đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại của các loài thực vật bản địa và các loài quý hiếm khác. Công tác quản lý và hạn chế ngƣời dân xâm lấn đất rừng để mở rộng diện tích canh tác nông nghiệp là nhiệm vụ khó khăn và cần đƣợc tiếp tục quan tâm nhiều hơn trong thời gian tới.
Ngoài ra, mức độ vi phạm trong khai thác lâm sản ngoài gỗ thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú ảnh hƣởng không nhỏ tới sự đa dạng sinh học và gây khó khăn cho công tác bảo vệ rừng. Hiện nay, một số loại lâm sản ngoài gỗ đã bị ngƣời dân trong khu vực khai thác chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt gia đình nên ảnh hƣởng không nhỏ đến môi trƣờng cảnh quan rừng.
4.2.1.3. Công tác khai thác gỗ * Tình hình khai thác gỗ
Qua thống kê khảo sát bắt đầu từ năm 2011, đơn vị xây dựng Phƣơng án thiết kế khai thác, tỉa thƣa rừng trồng đƣợc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt tại Quyết định số 269/QĐ-SNN-LN. Kết quả thực hiện đƣợc biểu hiện cụ thể qua bảng sau:
Bảng 4.5. Tình hình khai thác, tỉa thƣa rừng trồng của Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú, giai đoạn 2011 - 2015
Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Diện tích 94 - 14,85 58,5 29,7 Sản lƣợng Gỗ (m3) 450,6 - 172,6 233,8 525,8 Củi (ster) 1.442,2 - 402,7 688,6 - Giá trị (tỷ đồng) 1,5 - 0,6 2,7 0.9
Từ kết quả tại bảng 4.5 cho thấy, tình hình khai thác, tỉa thƣa rừng trồng của Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú, giai đoạn 2011 – 2015 không ổn định, sản lƣợng khai thác củi lớn hơn sản lƣợng khai thác gỗ qua các năm, trong đó năm 2015 sản lƣợng củi không khai thác. Riêng năm 2012 tình hình khai thác, tỉa thƣa rừng trồng của Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú không thực hiện.
* Tình hình khai thác lâm sản ngoài gỗ
Ngoài ra, Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú đã ký thỏa thuận với ngƣời dân các nội dung theo các văn bản hƣớng dẫn của Tỉnh và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Nai, bên B đã thực hiện theo đúng hƣớng dẫn của Ban quản lý, trong quá trình thu gom đảm bảo công tác PCCR, lá Teck thu gom sạch trên đƣờng băng cản lửa, khu vực rừng trồng Teck đồng thời tạo công ăn việc làm cho đồng bào sinh sống trong khu vực. Ban quản lý đã thực hiện đúng quy trình thu gom theo hƣớng dẫn của Tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Nai.
4.2.1.4. Công tác giao đất, giao rừng
Tiến độ thực hiện công tác giao khoán rừng sản xuất tại Ban QLRPH Tân Phú là rất chậm và chƣa thực sự mang lại hiệu quả. Thực hiện phƣơng án giao khoán đất rừng sản xuất theo Nghị định 135/2005/NĐ-CP của Chính phủ. Ngày 27 tháng 10 năm 2010 Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đồng Nai đã có quyết
định số 267/QĐ-SNN&PTNT phê duyệt diện tích rừng sản xuất đƣa vào giao khoán theo phƣơng án của Ban QLRPH Tân Phú là 1.120,02 ha.
Bảng 4.6. Công tác giao khoán của Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú, giai đoạn 2011 - 2015
Năm 2011 2012 2013 2014 2015
Số hộ 57 43 37 88 26
Diện tích (ha) 110,46 77,38 46,02 147,05 59,23