Giải pháp về nghiên cứu và bảo tồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm khu hệ chim nước tại vườn quốc gia bến en, tỉnh thanh hóa (Trang 78 - 79)

Mặc dù Vườn quốc gia Bến En mới tổ chức nghiên cứu, điều tra bổ sung danh lục động, thực vật rừng năm 2013 đã xác định có 34 loài chim nước. Tuy nhiên, trong năm 2014 và 2015 khi thực hiện đề tài này chúng tôi đã phát hiện và bổ sung vào danh lục chim Vườn quốc gia Bến En được 05 loài chim nước mới, nâng tổng số loài lên 39 loài, cho dù thời gian, nhân lực, kinh phí thực hiện đề tài rất hạn chế. Chính vì vậy, các hoạt động nghiên cứu về chim nước cần phải được tiếp tục với thời gian dài hơn, mầu điều tra nhiều hơn, điều tra đủ 04 mùa trong năm ... thì chắc chắn sẽ ghi nhận thêm được nhiều loài mới để bổ sung cho danh lục các loài chim nước ở Bến En, từ đó việc đánh giá khu hệ chim nước được toàn diện hơn, xác định hết được tiềm năng và giá trị của khu hệ. Trên cơ sở đó có giải pháp toàn diện hơn cho việc bảo tồn các loài chim nước nói riêng và khu hệ đất ngập nước nói chung ở Vườn quốc gia Bến En.

Với việc điều tra chưa đầy đủ, nhưng đã cho thấy Khu hệ chim nước Bến En rất phong phú về thành phần loài (39 loài), với nhiều loài có tấm quan trong quốc gia và quốc tế. Chính vì vậy, cần Đề xuất Vườn quốc gia Bến En trở thành vùng chim quan Trọng của Việt Nam, khu vực bảo tồn trọng yếu các loài chim nước. Về lâu dài cần đề xuất vùng đất ngập nước hồ sông Mực thành “Khu Ramsar” Nhằm thu hút nguồn lực vật chất và khoa học cho bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái đất ngập nước tại VQG Bến En nói chung và bảo tồn các loài chim nước nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm khu hệ chim nước tại vườn quốc gia bến en, tỉnh thanh hóa (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)